Vì sao lại giết sâu bọ vào Tết Đoan Ngọ?

Tết Đoan Ngọ hay dân gian quen gọi là tết diệt sâu bọ, tết nửa năm rơi vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm.
4 ngày tốt nhất để đi tảo mộ trong Tết Thanh minh 2023 Thực phẩm an toàn giúp kiểm soát cân nặng sau Tết Ngành Công Thương đã bám sát thị trường, bảo đảm đủ nguồn cung hàng hóa dịp Tết Lãnh đạo Bộ Công Thương chúc Tết Tổng cục Quản lý thị trường dịp xuân Quý Mão

Cúng "Tết Đoan ngọ" vào giữa giờ Ngọ

Đây là một ngày tết truyền thống tại một số quốc gia Đông Á như Việt Nam, Triều Tiên, Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc. "Đoan" có nghĩa là mở đầu, "Ngọ" là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều, ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ tức là lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất.

Ở Việt Nam, tết Đoan Ngọ còn được gọi với cái tên khá dân dã đó chính là "tết giết sâu bọ". Hiểu đơn giản, đây chính là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

Theo truyền thuyết kể lại, một ngày sau khi thu hoạch, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Mọi người đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng. Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Chính vì vậy, người dân có quan niệm giết sâu bọ vào Tết Đoan Ngọ, nhằm bảo vệ mùa màng và thành quả lao động của người nông dân.

Vì sao lại giết sâu bọ vào Tết Đoan Ngọ?
Ảnh minh họa

Sôi động thị trường Tết Đoan Ngọ

3 ngày gần đây, qua khảo sát tại một số chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội như: chợ Ngô Sỹ Liên, chợ Hôm, chợ Nguyễn Công Trứ (quận Hai Bà Trưng), chợ Hàng Bè (quận Hoàn Kiếm)... thị trường các sản phẩm hàng hoá phục vụ Tết Đoan Ngọ đã bắt đầu nhộn nhịp để phục vụ người tiêu dùng.

Bên cạnh chợ truyền thống, hơn hai năm đại dịch COVID-19 hoành hành đã khiến nhiều người dân mua bán hàng online tăng mạnh, do đó, Tết Đoạn Ngọ 2023, tỷ lệ khách hàng đặt các mâm đồ, set lễ để cúng lễ trong hai ngày qua tăng rõ rệt. Trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo… dịch vụ mâm cúng cho dịp Tết “giết sâu bọ” được chào hàng khá sôi động, với mức giá thấp nhất 250.000 đồng/set, bao gồm các loại hoa, quả, xôi, rượu nếp cái, rượu nếp cẩm.

Hưởng ứng ngày Tết Đoan Ngọ, hệ thống siêu thị Co.opmart và Co.opXtra đã tăng cường từ 30% đến 40% mặt hàng trái cây và nông sản Việt so với ngày thường để phục vụ nhu cầu mua sắm tăng cao chuẩn bị cho dịp Tết Đoan Ngọ của người dân cả nước. Duy nhất ngày 3/6 (5/5 Âm lịch), siêu thị đồng loạt triển khai chương trình bán hàng đặc sản miền Bắc là vải Thanh Hà, Hải Dương với giá ưu đãi chỉ còn 39.900 đồng/kg, giá trước đó là 42.900 đồng/kg.

Ngoài ra, Co.opmart và Co.opXtra cũng giảm giá đến 15% cho hàng trăm mặt hàng trái cây như dưa hấu, quýt cam Ai Cập, đu đủ vàng, cam sành, chôm chôm giống Thái, ổi giống Đài Loan, táo Rockit New ống 4 trái, táo hồng Queen New Zealand… cùng với các món ăn đặc trưng của ngày Tết Đoan Ngọ như cơm rượu, bánh ú lá tro, xôi chè.

Đường dẫn bài viết: https://qltt.vn/vi-sao-lai-giet-sau-bo-vao-tet-doan-ngo-95953.htmlIn bài viết

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2025 https://qltt.vn/ All right reserved.