8 tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

8 tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Bắc Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hải Dương, Bình Dương (dự kiến đến năm 2030 là đô thị loại I).

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 891/QĐ-TTg ngày 22/8/2024 phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050- Ảnh 1.

Đến năm 2030, hệ thống đô thị và nông thôn được sắp xếp, phân bố thống nhất, hiệu quả, toàn diện.

Mục tiêu của Quy hoạch đến năm 2030 đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa, phát triển, sắp xếp, phân bố hệ thống đô thị và nông thôn thống nhất, hiệu quả, toàn diện, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại phù hợp với điều kiện phát triển, có môi trường sống lành mạnh, có khả năng chống chịu, thích ứng nước biển dâng, biến đổi khí hậu, thân thiện môi trường và giảm phát thải.

Phát triển bền vững hệ thống đô thị theo mạng lưới, hình thành một số đô thị, chuỗi đô thị động lực có kiến trúc hiện đại, xanh, bản sắc. Phát triển các đô thị là "trung tâm" chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ, đầu mối giao thông, thu hút đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội, làm động lực phát triển kinh tế các vùng đô thị tạo hiệu ứng "tích tụ", "kết nối" và "liên kết" chặt chẽ với nông thôn tại các vùng trên địa bàn cả nước; tăng cường hợp tác quốc tế. Chất lượng sống tại các đô thị ở mức cao.

Phát triển nông thôn toàn diện, bền vững gắn với phát triển đô thị, đô thị hóa, có cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ và tiệm cận với khu vực đô thị; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của từng vùng miền; xây dựng nông thôn xanh, sạch, đẹp. Phát triển kinh tế, xã hội nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái có hiệu quả cao, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.

ít nhất 05 đô thị đạt tầm cỡ quốc tế

Đến 2050, hệ thống đô thị liên kết thành mạng lưới đồng bộ, thống nhất, cân đối giữa các vùng, miền, có khả năng chống chịu, thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, kiến trúc tiêu biểu giàu bản sắc, xanh, hiện đại, thông minh; có vai trò, vị thế xứng đáng trong mạng lưới đô thị châu Á - Thái Bình Dương, có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, khu vực và quốc tế. Xây dựng được ít nhất 05 đô thị đạt tầm cỡ quốc tế, giữ vai trò là đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới khu vực và quốc tế. Cơ cấu kinh tế khu vực đô thị phát triển theo hướng hiện đại với các ngành kinh tế xanh, kinh tế số chiếm tỷ trọng lớn.

Nông thôn có môi trường sống kết nối chặt chẽ, hài hòa với đô thị, văn minh, xanh, sạch, đẹp giàu bản sắc văn hóa dân tộc với điều kiện sống, thu nhập dân cư nông thôn tiệm cận với đô thị.

Hệ thống đô thị: Tỷ lệ đô thị hoá năm 2030 đạt trên 50%; năm 2050 đạt 70%; số lượng đô thị toàn quốc khoảng 1.000 - 1.200 đô thị; hình thành một số trung tâm đô thị cấp quốc gia, cấp vùng đạt các chỉ tiêu về y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa cấp đô thị tương đương mức bình quân của các đô thị thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN; kinh tế khu vực đô thị đóng góp vào GDP cả nước khoảng 85%; xây dựng được mạng lưới đô thị thông minh trung tâm cấp quốc gia và cấp vùng kết nối quốc tế và 03 - 05 đô thị có thương hiệu được công nhận tầm khu vực và quốc tế vào năm 2030.

Hệ thống nông thôn: Cả nước có ít nhất 90% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; phấn đấu cả nước có khoảng 70% số huyện, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; trong đó 35% số huyện đạt chuẩn được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới kiểu mẫu; phấn đấu 100% huyện có đô thị.

Phấn đấu 100% đơn vị hành chính cấp tỉnh có đủ 3 loại hình thiết chế văn hóa, gồm: Trung tâm Văn hóa hoặc Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật, bảo tàng, thư viện; 100% đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có Trung tâm Văn hóa - Thể thao...

Phát triển hệ thống đô thị, nông thôn dựa trên đặc điểm lãnh thổ tự nhiên trên đất liền, biển, hải đảo; đặc điểm lịch sử, văn hóa, định cư và hiện trạng phân bố dân cư. Nâng cao chất lượng phát triển đô thị, nông thôn về kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng, nhà ở và môi trường sống của người dân.

Phát triển đô thị, nông thôn đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Lựa chọn các đô thị có lợi thế đặc biệt để xây dựng thành trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ... có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế. Ưu tiên phát triển các đô thị gắn với các hành lang kinh tế thành các đô thị trung tâm phù hợp với chức năng của từng vùng, thúc đẩy lan tỏa phát triển.

2 thành phố lớn trở thành đô thị năng động, sáng tạo

Phát triển thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố khác trực thuộc trung ương trở thành các đô thị năng động, sáng tạo, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị, có vai trò quan trọng trong mạng lưới đô thị của khu vực Đông Nam Á và châu Á. Quy hoạch đô thị lớn gắn với giao thông công cộng (TOD), chú trọng khai thác không gian ngầm, phát triển các đô thị vệ tinh giảm tải cho đô thị trung tâm.

Phát triển hệ thống đô thị bền vững theo mạng lưới; phân bố hợp lý, đồng bộ, thống nhất, cân đối giữa các vùng; dựa trên định hướng khung hạ tầng giao thông quốc gia, liên kết ngành lĩnh vực, đẩy nhanh tốc độ phát triển đô thị tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Phát triển đô thị vừa và nhỏ trong mối quan hệ chặt chẽ, chia sẻ chức năng với các đô thị lớn, giảm dần khoảng cách phát triển giữa các đô thị. Chú trọng phát triển các đô thị nhỏ, vùng ven đô để hỗ trợ phát triển nông thôn thông qua các mối liên kết đô thị, nông thôn. Phát triển các mô hình đô thị đặc thù như đô thị chuyên ngành là trung tâm quốc gia hoặc cấp vùng về văn hoá, di sản, du lịch, đại học, sáng tạo, khoa học, kinh tế cửa khẩu; đô thị biên giới, biển đảo.

Phát triển đô thị có chức năng tổng hợp theo hướng đô thị xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu; kết hợp phòng, chống thiên tai, dịch bệnh. Hình thành mạng lưới đô thị thông minh kết nối với khu vực và thế giới. Phát triển hệ thống đô thị ven biển và hải đảo theo hướng bền vững, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên. Chú trọng phát triển đô thị trên cơ sở bảo tồn, phát huy các yếu tố di tích lịch sử, di sản văn hóa. Phát triển mạng lưới cơ sở văn hóa quốc gia bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa. Đảm bảo tính đồng bộ, kết nối, chia sẻ của mạng lưới cơ sở văn hóa, thể thao trên từng địa bàn đô thị, nông thôn.

Phát triển mạng lưới khu dân cư nông thôn là hạt nhân quan trọng của khu vực nông thôn, được quy hoạch gắn với bảo vệ tài nguyên tự nhiên, văn hóa truyền thống; phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp; đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước...

8 tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Theo quy hoạch, có 5 đô thị trực thuộc Trung ương gồm: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (dự kiến đến năm 2030 là đô thị loại đặc biệt), Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng (dự kiến đến năm 2030 là đô thị loại I).

8 tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Bắc Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hải Dương, Bình Dương (dự kiến đến năm 2030 là đô thị loại I).

Quy hoạch ban hành Danh mục 42 đô thị loại I, trong đó Vùng đồng bằng sông Hồng có 11 đô thị, Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 5 đô thị, Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 7 đô thị, Vùng Tây Nguyên có 3 đô thị, Vùng Đông Nam Bộ có 5 đô thị, Vùng đồng bằng sông Cửu Long có 11 đô thị.

Có 50 đô thị loại II, trong đó Vùng đồng bằng sông Hồng có 10 đô thị, Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 11 đô thị, Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 11 đô thị, Vùng Tây Nguyên có 3 đô thị, Vùng Đông Nam Bộ có 8 đô thị, Vùng đồng bằng sông Cửu Long có 7 đô thị.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Tài chính đề nghị đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi

Bộ Tài chính đề nghị đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi

Ngày 13/9, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc ký công điện số 03/CĐ-BTC gửi các cơ quan ban ngành, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị, tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính đề nghị đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi.
Xuất khẩu rau quả tới thị trường Canada trong xu hướng tăng, doanh nghiệp cần chú ý quy định mới về giới hạn dư lượng tối đa của Abamectin

Xuất khẩu rau quả tới thị trường Canada trong xu hướng tăng, doanh nghiệp cần chú ý quy định mới về giới hạn dư lượng tối đa của Abamectin

Abamectin là một loại thuốc trừ sâu hiện nay được đăng ký sử dụng trên hoa và nhiều loại trái cây, rau quả. Canada – thị trường xuất khẩu rau quả lớn thứ 11 của Việt Nam - đã đề xuất giới hạn dư lượng tối đa của loại thuốc này theo tiêu chuẩn của Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Việt Nam là nguồn cung hàng hóa lớn thứ 12 của Chile

Việt Nam là nguồn cung hàng hóa lớn thứ 12 của Chile

Thương mại giữa Việt Nam và Chile trong năm 2024 tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khẳng định mối quan hệ đối tác kinh tế chiến lược giữa hai quốc gia nằm ở hai bên bờ Thái Bình Dương.
Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa

Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa

Ngày 11/9/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa. Trong đó nêu rõ chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
Thủ tướng: Đề xuất mục tiêu đưa nước ta thuộc nhóm 30-35 nền kinh tế lớn trên thế giới

Thủ tướng: Đề xuất mục tiêu đưa nước ta thuộc nhóm 30-35 nền kinh tế lớn trên thế giới

Sáng 9/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (Tiểu ban Kinh tế - Xã hội) chủ trì Phiên họp Thường trực Chính phủ với Thường trực Tiểu ban Kinh tế - Xã hội.
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thủ tướng nêu rõ tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đã đạt kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; yêu cầu phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của cả năm 2024, trong đó tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn để bù lại cho 3 năm trước của nhiệm kỳ.
Nền kinh tế lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch COVID-19

Nền kinh tế lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch COVID-19

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), 8 tháng qua, nền kinh tế tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, được các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp đánh giá cao.
8 tháng, CPI cả nước tăng 4,04%

8 tháng, CPI cả nước tăng 4,04%

Tổng cục Thống kê vừa công bố sáng 6/9, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng Tám tăng giảm đan xen; trong đó giá lương thực, thực phẩm, giá nhà ở thuê tăng so với tháng 7/2024, giá xăng dầu trong nước giảm theo giá thế giới.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận