Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo sau Tết

Cơ quan CSĐT Công an đề nghị người dân cần nâng cao cảnh giác, không tin, không nghe theo lời các đối tượng hành nghề mê tín dị đoan, khi có các vấn đề về sức khỏe nên đến các cơ sở khám, chưa bệnh để khám và điều trị, tránh trở thành nạn nhân cho các đối tượng này lợi dụng chiếm đoạt tài sản.

Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Sau tết Nguyên đán nhu cầu đi thăm viếng chùa, tham gia các sự kiện lễ Phật của người dân tăng cao. Đây là các hoạt động tín ngưỡng của người nhân dân nhằm cầu xin sức khỏe, tài lộc. Tuy nhiên người dân cần nâng cao cảnh giác trước các đối tượng giả sư kêu gọi từ thiện, cúng dường, lợi dụng sự mê tín dị đoan và không hiểu biết của một số người dân thêu dệt nên các câu chuyện về việc bị hại hoặc người thân của bị hại bị dính bùa ngải, đang có vấn đề về sức khỏe thông qua các nghi thức cúng làm phép lên đèn, cúng âm binh… để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cơ quan CSĐT Công an đề nghị người dân cần nâng cao cảnh giác, không tin, không nghe theo lời các đối tượng hành nghề mê tín dị đoan, khi có các vấn đề về sức khỏe nên đến các cơ sở khám, chưa bệnh để khám và điều trị, tránh trở thành nạn nhân cho các đối tượng này lợi dụng chiếm đoạt tài sản.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo sau Tết
Ảnh minh hoạ

Cảnh giác màn kịch mua hàng online

Hiện nay cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ việc mua bán hàng online không còn xa lạ. Những đơn vị bán hàng để thuận tiện trong việc giao hàng cho khách thường kết nối cùng các công ty dịch vụ vận chuyển. Lợi dụng việc kết nối này các đối tượng tìm ra lỗ hổng trong hoạt động quản lý của đơn vị giao hàng và sự chủ quan của các cửa hàng kinh doanh đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

Các đối tượng thường nghiên cứu tìm những đơn vị bán hàng nhỏ, lẻ và đặt các đơn hàng có giá trị cao. Sau khi đã thỏa thuận giá cả đối tượng hối thúc yêu cầu phải giao hàng sớm nhưng địa chỉ thường ở xa nơi bán hàng. Đối với các trường hợp như thế này chủ shop thường sẽ liên hệ nhờ dịch vụ chuyển phát nhanh để giao hàng.

Lúc này đối tượng tiếp tục điện thoại yêu cầu chủ shop phải thực hiện đúng thời gian giao hàng nếu giao trễ sẽ không nhận hàng nữa. Với tâm lý sợ vuột mất cơ hội kiếm được đơn hàng có giá trị cao các chủ shop thường chủ quan và nhanh chóng muốn giao hàng đến tay khách.

Sau khi đóng gói và liên hệ với công ty vận chuyển thì các đối tượng sẽ canh thời gian và giả làm nhân viên mang đơn hàng giả đến để nhận hàng chuyển phát. Đến lúc nhân viên thật đến thì chủ shop mới biết mình bị lừa. Lúc này dù điện thoại cho nhân viên nhận hàng hay khách hàng đều là “thuê bao không liên lạc được”.

Phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm

Cơ quan CSĐT Công an Thành phố Đà Nẵng cho hay: Trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến 2019 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng triển khai nhiều dự án khu vui chơi, bến du thuyền … để phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân và khách du lịch đến với thành phố. Nắm được thông tin này, một số đối tượng đã đưa ra “nổ” với nạn nhân là có nhiều mối quan hệ với lãnh đạo thành phố cũng như lãnh đạo Bộ và có thể xin cho doanh nghiệp triển khai dự án.

Đặc biệt, khoảng năm 2018 biết được UBND thành phố Đà Nẵng có chủ trương kêu gọi đầu tư dự án Bến du thuyền khu vực cảng Sông Hàn, Công ty TNHH Du lịch K.L tìm hiểu về thủ tục, tính khả thi của dự án. Vào ngày 21/12/2018, Công ty K.L đã liên hệ gặp ông Cầm, sau đó hai bên đến Phòng Giao dịch Ngân hàng tại TP. Đà Nẵng để lập biên bản thỏa thuận, nội dung Công ty K.L bỏ ra số tiền 20 tỷ đồng để mở một tài khoản chung (do ông K và ông Cầm cùng đồng chủ tài khoản) tại Ngân hàng.

Vào tháng 02/2019, ông Cầm đề nghị Công ty K.L giải ngân số tiền 20 tỷ trong tài khoản “treo” tại Ngân hàng để lo các thủ tục nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp chủ trương đầu tư dự án và cam kết chậm nhất đến ngày 30/3/2019, ông Cầm sẽ giao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Bến du thuyền cho Công ty K.L. Sau khi nhận được tiền, ông Cầm đã chiếm đoạt số tiền trên.

Ngày 02/8/2023, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an thành phố Đà Nẵng đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Nho Cầm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

Với phương thức, thủ đoạn lừa đảo của Nguyễn Nho Cầm, Cơ quan CSĐT Công an thành phố Đà Nẵng thông báo nhân dân biết, phòng ngừa tội phạm trong việc xin chủ trương đầu tư các dự án trên địa bàn thành phố , không để bọn tội phạm lợi dụng gây ra nhiều vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bảo vệ người cao tuổi trước vấn nạn lừa đảo

Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), tình hình lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam đang diễn biến ngày càng phức tạp. Đáng chú ý, một trong những mục tiêu mà tội phạm mạng đang hướng tới chính là đối tượng người cao tuổi với 15 hình thức lừa đảo phổ biến. Việc hạn chế về mặt công nghệ, ít tiếp cận thông tin, dễ bị thuyết phục, tài chính có sẵn là những lý do khiến người lớn tuổi đang trở thành mục tiêu của tội phạm mạng.

Bảo vệ người cao tuổi trước vấn nạn lừa đảo -0

Người cao tuổi hiện đang là mục tiêu của tội phạm mạng. Ảnh minh họa

Ngoài các thủ đoạn lừa đảo để bán thực phẩm chức năng, các sản phẩm quảng cáo có khả năng hỗ trợ chữa bệnh với giá… trên trời thì nhiều hình thức lừa đảo tài chính khác cũng đang “bủa vây” vào người cao tuổi. Theo thống kê của Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, người cao tuổi hiện thường gặp 15 hình thức lừa đảo thường xuyên như: Lừa đảo "combo du lịch" giá rẻ; lừa đảo công nghệ cao thông qua cuộc gọi video Deepfake; giả mạo biên lai chuyển tiền thành công; giả mạo trang thông tin điện tử, cơ quan, doanh nghiệp, bảo hiểm ngân hàng; giả danh Công an, kiểm sát viên, cán bộ toà án gọi điện lừa đảo; đánh cắp thông tin CCCD đi vay tín dụng; lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng; lừa đảo dẫn dụ đầu tư, nhận bưu phẩm; lừa đảo tung tin giả về cuộc gọi mất tiền; lừa đảo cho số đánh đề… Điều đáng nói là với các thủ đoạn ngày càng tinh vi của tội phạm mạng, trong năm 2023 và những ngày đầu năm 2024, rất nhiều người cao tuổi đã trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo tài chính và toàn bộ số tiền mà các cụ tích cóp được trong suốt thời gian dài đã nhanh chóng bị rơi vào túi kẻ gian.

Trước thực trạng người cao tuổi đang trở thành “mục tiêu” của tội phạm mạng, Google đã phối hợp với Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT triển khai chương trình “An toàn lên mạng, an tâm vui sống cùng Google” với các video hướng dẫn người cao tuổi cách nhận biết và phòng vệ trước những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến. Theo đó, trên kênh YouTube chính thức của Cục An toàn thông tin, video “An toàn lên mạng, An tâm vui sống cùng Google” đã giả lập 3 tình huống lừa đảo trực tuyến mà người lớn tuổi thường gặp phải và hướng dẫn cách xử lý đối với từng tình huống, bao gồm: Trang web giả mạo, ứng dụng không rõ nguồn gốc, kẻ gian chiếm tài khoản. Cùng với đó, Google đã công bố kết quả khảo sát với hơn 1.248 người dùng Internet Việt Nam về an toàn thông tin trực tuyến. Kết quả khảo sát cho thấy 90% người dùng đã từng tiếp xúc với lừa đảo trực tuyến và hơn 70% từng là nạn nhân. Trong đó, nhóm tuổi trên 55 đặc biệt dễ bị tổn thương với 49% đã từng bị lừa đảo. Về nguyên nhân, top 3 lý do khiến người lớn tuổi sập bẫy lừa đảo trực tuyến lần lượt là bởi họ không nhận ra tình huống là một trò lừa đảo chiếm 48%; giao dịch/giải thưởng có vẻ hấp dẫn chiếm 39%, cảm thấy tò mò chiếm 38%.

Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết: Mục tiêu mà các đối tượng lừa đảo hướng đến hiện đang có sự dịch chuyển mạnh về nhóm người cao tuổi, trẻ em và người có thu nhập thấp. Trong đó, người cao tuổi là nhóm mà kỹ năng, khả năng nhận diện lừa đảo còn hạn chế nên các đối tượng lừa đảo tập trung chuyển hướng vào nhóm này.

Về giải pháp, đại diện Cục An toàn thông tin cho rằng, bên cạnh việc phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện định danh tài khoản ngân hàng thì Bộ TT&TT xác định việc cập nhật, phổ biến, nâng cao nhận thức cho người dân về cách thức nhận diện hình thức lừa đảo trực tuyến là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên.

Ngoài truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, hiện Bộ TT&TT đang kêu gọi các tổ chức, các công ty truyền thông, mạng xã hội tăng cường xây dựng các tình huống, các hình thức tuyên truyền phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng trên các nền tảng khác nhau, đặc biệt là các đối tượng yếu thế như trẻ em và người cao tuổi.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm mùa mưa bão

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm mùa mưa bão

Theo Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, công tác bảo đảm ATTP,, ngăn ngừa bệnh dịch trước, trong và sau bão, lũ là vô cùng quan trọng, cần phải có kế hoạch chuẩn bị trước khi vào mùa bão lụt bắt đầu.
Anh: Cảnh giác chiêu trò lừa đảo mạo danh người nổi tiếng

Anh: Cảnh giác chiêu trò lừa đảo mạo danh người nổi tiếng

Mới đây, Martin Lewis - nhà báo nổi tiếng tại Anh về lĩnh vực tài chính - đã đưa ra cảnh báo về hình thức sử dụng hình ảnh của người nổi tiếng để kêu gọi, dụ dỗ người dân đầu tư tiền vào nhiều mục đích khác nhau nhằm đánh cắp dữ liệu và chiếm đoạt tài sản.
Cảnh báo về việc giả mạo văn bản của BHXH Việt Nam yêu cầu cập nhật mới ứng dụng VssID 4.0

Cảnh báo về việc giả mạo văn bản của BHXH Việt Nam yêu cầu cập nhật mới ứng dụng VssID 4.0

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã nhận thông tin từ Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương về văn bản giả mạo, có số ký hiệu 2133/BHXH-CSYT ngày 01/7/2024, được gửi đến một trường tiểu học ở tỉnh Bình Dương qua email.
Tạo lập tài khoản Facebook giả mạo để lừa đảo bán đồ điện tử "dỏm"

Tạo lập tài khoản Facebook giả mạo để lừa đảo bán đồ điện tử "dỏm"

Công an huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Anh Dũng (32 tuổi, trú tại phường 10, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
Cảnh báo rủi ro an toàn thông tin liên quan đến sản phẩm của CrowdStrike

Cảnh báo rủi ro an toàn thông tin liên quan đến sản phẩm của CrowdStrike

Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC, Cục An toàn thông tin, Bộ TT-TT) vừa phát hiện rủi ro an toàn thông tin liên quan đến sản phẩm của CrowdStrike.
Một người đàn ông ở Hà Nội bị mất 10 tỷ đồng khi cài đặt phần mềm Dịch vụ công “giả mạo"

Một người đàn ông ở Hà Nội bị mất 10 tỷ đồng khi cài đặt phần mềm Dịch vụ công “giả mạo"

Để phòng tránh lừa đảo, Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác trước thủ đoạn trên. Tuyệt đối không cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của các đối tượng lạ gọi đến.
Tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng

Tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa ký văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường quản lý quảng cáo thực phẩm chức năng trên địa bàn.
Người phụ nữ ở quận Tây Hồ bị lừa gần 1 tỷ đồng khi làm cộng tác viên online

Người phụ nữ ở quận Tây Hồ bị lừa gần 1 tỷ đồng khi làm cộng tác viên online

Mặc dù các cơ quan chức năng đã có nhiều cảnh báo về chiêu trò làm cộng tác viên online kiếm tiền trên mạng, nhưng nhiều người vẫn bị lừa.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận