Đã sẵn sàng khai hội Tản Viên Sơn Thánh năm 2024

UBND TP Hà Nội cho biết, đã chuẩn bị sẵn sàng cho Lễ khai hội Tản Viên Sơn Thánh Xuân Giáp Thìn và khai trương du lịch năm 2024.

Lễ khai hội Tản Viên Sơn Thánh năm 2024 sẽ diễn ra lúc 8 giờ ngày 14 tháng Giêng năm Giáp Thìn (ngày 23/2/2024) với nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa.

Ngày 20/2, UBND TP Hà Nội cho biết đã chuẩn bị sẵn sàng cho Lễ khai hội Tản Viên Sơn Thánh Xuân Giáp Thìn và khai trương du lịch năm 2024.

Đã sẵn sàng khai hội Tản Viên Sơn Thánh năm 2024

Theo kế hoạch của UBND huyện Ba Vì, Lễ khai hội Tản Viên Sơn Thánh và khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2024 sẽ được kết hợp tổ chức tại Khu di tích lịch sử - văn hóa quốc gia Đền Hạ, xã Minh Quang.

Lễ khai hội gồm các phần: Biểu diễn văn nghệ, khai mạc lễ hội và đánh trống khai hội, nghi thức khai trương du lịch, nghi thức dâng lễ, nghi thức dâng tấu chúc và dâng hương.

Cũng trong khuôn khổ Lễ khai hội và khai trương du lịch năm nay, UBND huyện Ba Vì chỉ đạo các ngành chuyên môn và địa phương phối hợp tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao nhằm phát huy năng lực sáng tạo phục vụ nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần của nhân dân.

Đến thời điểm hiện tại, mọi công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn tất. Huyện đã tích cực chỉnh trang đô thị, thực hiện công tác vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch, di tích lịch sử, căng treo pano… chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất bảo đảm an toàn để đón tiếp và phục vụ du khách.

Các nhà hàng ăn uống, các điểm du lịch trên địa bàn huyện và tại Khu di tích lịch sử – văn hóa quốc gia Đền Hạ chủ động đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, chú trọng tới vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo an ninh trật tự.

Trong những năm gần đây, Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh từng bước khôi phục các nghi thức truyền thống để nâng tầm vị thế lễ hội văn hóa tâm linh vùng đất Ba Vì, cũng như nhằm thu hút sự quan tâm của cộng đồng và du khách thập phương. Trong nghi lễ rước liên vị cung nghinh Tản Viên Sơn Thánh (từ Đền Hạ) về đến Đền Lăng Sương thuộc tỉnh Phú Thọ.

Lễ rước nước sẽ được diễn ra vào đúng 0 giờ đêm ngày 14 tháng Giêng. Nhân vật chính để thực hiện nghi lễ sẽ gồm một cặp thiện nam – thiện nữ. Đi theo tháp tùng có chủ nhang Đền Hạ và nhân dân hoặc khách thập phương.

Đoàn người sẽ được một chiếc thuyền đưa ra giữa dòng sông Đà trong đêm tối để lấy nước. Theo tục lệ dân gian, người nam sẽ phải múc 7 gầu nước, người nữ sẽ múc 9 gầu như câu truyền miệng “nam 7 vía, nữ 9 vía”.

Đã sẵn sàng khai hội Tản Viên Sơn Thánh năm 2024

Nước được đem từ giữa dòng sông dâng lên bao sái các đồ thờ tự tại Đền Hạ. Sau nghi thức tế lễ tại Đền Hạ kết thúc thì vào khoảng 5 giờ sáng cùng ngày, lễ rước nước thiêng từ Đền Hạ được dâng lên Đền Trung bắt đầu khởi hành. Bên cạnh kiệu rước nước thiêng sẽ còn có kiệu lễ chay và kiệu lễ mặn gồm các lễ vật dâng cúng.

Đệ nhất Đức Thánh Tản

Lịch sử dân tộc Việt không thể không gắn với những thần tích, mà đôi lúc chúng ta không phân biệt được đâu là huyền sử, đâu là chính sử. Trong đó, bốn vị Thánh được dân gian suy tôn là “Tứ Bất Tử” sẽ sống mãi trong tâm thức của nhân dân, bởi những thần tích về các vị thánh mang theo những khát khao, ước vọng của cả dân tộc.

Người đứng đầu trong Tứ thánh là Đệ nhất Đức Thánh Tản, hay Sơn Tinh, là vị thần núi Tản Viên (ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội), tượng trưng cho ước vọng chinh phục tự nhiên, chiến thắng thiên tai; Đệ nhị Đức Thánh Gióng, hay Phù Đổng Thiên Vương, tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm; Đệ tam Đức Thánh Chử Đồng Tử, hay còn được gọi là Chử Đạo Tổ, tượng trưng cho lòng hiếu nghĩa, tình yêu, hôn nhân và sự sung túc, giàu có; Đệ tứ Thánh Mẫu Liễu Hạnh hay Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Liễu Hạnh, tượng trưng cho cuộc sống tinh thần, đức hạnh, trí tuệ, sự thịnh vượng, thơ văn.

Để lý giải về con số 4 (tứ) trong tư duy, tín ngưỡng của người Việt thì chúng ta đi tìm lại các tên gọi lịch sử mang ý nghĩa triết lí như: Tứ trấn, tứ trụ triều đình, tứ phủ, Sơn Tây tứ quý, tứ nguyệt, An Nam tứ đại tài hay bốn phương tám hướng…

Như vậy có thể khẳng định, ông cha ta chọn tên gọi tứ (bốn) là chọn lấy những gì tiêu biểu nhất, độc đáo nhất và có tính thời đại nhất để đặt tên cho bốn vị thần được dân gian tôn vinh, trường sinh bất tử trong các thần điện, nên còn được gọi là ‘Tứ bất tử trong tâm thức Việt Nam’.

Có rất nhiều giả thiết và câu chuyện về nguồn gốc của Đức Thánh Tản được công bố. Nhưng dù xuất thân là một vị thần hay một người có thực thì tất cả đều đại diện cho sức mạnh của nhân dân chống lại thiên tai, bão lũ.

Ở những buổi bình minh của lịch sử, thần núi Tản Viên, cũng như bao vị thần tự nhiên khác, được thờ phụng với mong ước ngài có thể che chở, bảo vệ cho con người. Cho đến khi nền văn minh sông Hồng có sự phát triển rực rỡ, ý thức về tính gắn kết cộng đồng đã được nâng lên một tầm cao mới thì các thần thoại, truyền thuyết mới trở nên điển hình hơn và mang tính biểu tượng với tư cách của vị anh hùng dân tộc. Có thể nói, với nền văn minh nông nghiệp lúa nước làm xương sống cho sự phát triển thời bấy giờ, Đức Thánh Tản Viên Sơn trở thành một thần thoại được nhân dân sùng bái cũng là điều dễ hiểu.

Tín ngưỡng phụng thờ Tản Viên Sơn Thánh bao trùm một vùng không gian văn hóa rộng lớn khu vực Đồng bằng Bắc bộ, trong đó đậm đặc nhất là vùng Xứ Đoài (vùng lõi của huyện Ba Vì). Thực tế cho thấy, chỉ tính trên địa bàn huyện Ba Vì có 300 di tích, trong đó có trên 100 di tích thờ Đức Thánh Tản Viên.

Điều đó phần nào khẳng định công trạng to lớn của Ngài đối với nhân dân. Ngài không chỉ là Vị Thành hoàng bảo trợ cho làng xã mà còn được nhân dân suy tôn là Đệ Nhất Phúc Thần, Thượng đẳng tối linh thần và là vị Anh hùng dân tộc, anh hùng khai điền trị thủy, anh hùng khai sáng văn hoá của dân tộc từ thủa dựng nước. Với giá trị di sản văn hóa to lớn đó, ngày 30/1/2018, Tục thờ Tản Viên Sơn Thánh đã được Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 266/QĐ-BVHTTDL.

Hàng năm, vào ngày mùng 6/11 âm lịch (là ngày hóa của Đức Thánh Tản Viên), để nhớ tới công lao, ân đức của Ngài, huyện Ba Vì tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm nhằm giáo dục lòng yêu nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Ngày nay, theo xu hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa, nông nghiệp từ lâu đã không còn đóng vai trò then chốt. Vậy nhưng, Đức Thánh Tản Viên vẫn được dân gian tôn thờ và ngưỡng vọng vì giá trị hình tượng của ngài không dừng lại ở sự chở che cho nhân dân, ở sức mạnh chế ngự thiên nhiên mà còn là tinh thần và ý chí quật cường của bao thế hệ người Việt khi phải đối mặt với những cơn giận dữ của đất trời.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bắt giữ ổ nhóm lừa đảo trên không gian mạng

Bắt giữ ổ nhóm lừa đảo trên không gian mạng

Công an huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá ổ nhóm tội phạm lừa đảo chuyên nghiệp để chiếm đoạt tài sản và “rửa tiền”, hoạt động liên tỉnh, xuyên quốc gia với thủ đoạn lừa đảo tìm việc làm, xuất khẩu lao động, lừa tình, giả danh Công ty, cá nhân nổi tiếng bán hàng…
Mua bán tiền chất sản xuất pháo: Cảnh báo trước thềm Tết Ất Tỵ 2025

Mua bán tiền chất sản xuất pháo: Cảnh báo trước thềm Tết Ất Tỵ 2025

Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, dự báo tình hình mua bán các tiền chất dùng để sản xuất pháo nổ sẽ có diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, hệ luỵ cho cộng động.
Kiểm tra kê khai, niêm yết giá vé máy bay, phương tiện đi lại dịp Tết

Kiểm tra kê khai, niêm yết giá vé máy bay, phương tiện đi lại dịp Tết

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện kê khai giá cước, niêm yết giá cước vận tải theo quy định, đặc biệt là dịp lễ, Tết… để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân.
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường chống gian lận thương mại, buôn bán hàng giả dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường chống gian lận thương mại, buôn bán hàng giả dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.
Khởi tố 7 đối tượng lừa đảo bán điện thoại giá rẻ

Khởi tố 7 đối tượng lừa đảo bán điện thoại giá rẻ

Công an thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao cùng các đơn vị nghiệp vụ của Công an tỉnh đấu tranh thành công một chuyên án lớn.
Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán pháo nổ

Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán pháo nổ

Trước và trong dịp Tết Nguyên đán, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến pháo nổ diễn biến phức tạp, với nhiều thủ đoạn tinh vi.
Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

Thay mặt Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 11/12/2024 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Tạp chí QLTT trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị.
Chính phủ còn 13 Bộ, 4 cơ quan ngang Bộ, giảm 12 Tổng cục và 500 Cục

Chính phủ còn 13 Bộ, 4 cơ quan ngang Bộ, giảm 12 Tổng cục và 500 Cục

Theo Bộ Nội vụ, dự kiến cơ cấu tổ chức Chính phủ còn 13 bộ, 04 cơ quan ngang bộ (giảm 05 bộ), 05 cơ quan thuộc Chính phủ (giảm 03 cơ quan), giảm 12/13 Tổng cục và tương đương, 500 cục và tương đương thuộc Bộ, thuộc Tổng cục, 177 Vụ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ và tương đương; giảm 190 đơn vị sự nghiêp công lập thuộc Bộ.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận