Đảm bảo hệ thống hoạt động 24/7 phục vụ tốt nhu cầu thanh toán của khách hàng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng tập trung tốt nhất nguồn lực để tổ chức vận hành hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia, hệ thống thanh toán của các TCTD, đảm bảo các hệ thống hoạt động liên tục, ổn định, an toàn, thông suốt, đáp ứng nhu cầu thanh toán tăng cao trước và trong dịp Tết.

Thực hiện Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 23/11/2023 của Ban Bí thư, Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 15/12/2023 và Công điện số 1436/CĐ-TTg ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ, để đảm bảo hoạt động ngân hàng (đặc biệt là hoạt động thanh toán) diễn ra ổn định, thông suốt, phục vụ tốt nhu cầu của người dân và doanh nghiệp trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Thống đốc NHNN đã có Công điện số 01/CĐ-NHNN yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán quán triệt thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ và các chỉ đạo của NHNN về tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.

Đảm bảo hệ thống hoạt động 24/7 phục vụ tốt nhu cầu thanh toán của khách hàng
Ảnh minh hoạ

Đảm bảo an toàn hệ thống thanh toán, bảo mật dữ liệu thông tin khách hàng

Trong đó, tập trung tốt nhất nguồn lực để tổ chức vận hành Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia, Hệ thống chuyển mạch giao dịch tài chính quốc gia và bù trừ điện tử, Hệ thống thanh toán của các TCTD, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, đảm bảo các hệ thống hoạt động liên tục, ổn định, an toàn, thông suốt, đáp ứng nhu cầu thanh toán tăng cao trước và trong dịp Tết; tăng cường triển khai các biện pháp giám sát hoạt động, giải pháp kỹ thuật đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống thanh toán và bảo mật dữ liệu thông tin khách hàng.

Tổ chức tốt công tác điều hòa, lưu thông và cung ứng tiền mặt, đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho nền kinh tế cả về giá trị và cơ cấu mệnh giá trong dịp Tết; bảo đảm an ninh, an toàn kho quỹ và công tác phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng; các TCTD, chi nhánh NHNNg triển khai tốt việc cung ứng các dịch vụ ngoại hối, thu, đổi ngoại tệ phục vụ nhu cầu của du khách nước ngoài; tăng cường phối hợp kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động mua, bán ngoại tệ, vàng và thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật.

Theo dõi sát diễn biến tình hình kinh tế thế giới và thị trường trong nước, để điều hành công cụ chính sách tiền tệ, có các giải pháp tín dụng chủ động, linh hoạt, kịp thời, đồng bộ, góp phần đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, vàng và hệ thống ngân hàng; điều hành linh hoạt, hài hòa giữa lãi suất và tỷ giá phù hợp với tình hình thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu chính sách tiền tệ.

Xử lý nghiêm trường hợp phòng giao dịch, chi nhánh để ATM thiếu tiền, không hoạt động

Thống đốc NHNN yêu cầu Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Thống đốc về việc cung ứng tiền mặt cho các TCTD, chi nhánh NHNNg, Kho bạc Nhà nước trên địa bàn, đảm bảo lưu thông tiền mặt thông suốt, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng khất, hoãn chi.

Đồng thời, tăng cường chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị thực hiện nghiêm các quy định, quy trình về kiểm đếm, giao nhận, bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá và cung ứng tiền mặt trên địa bàn; đảm bảo chi tiền mặt phải thực hiện theo cơ cấu các loại mệnh giá hợp lý.

Chủ động nắm bắt tình hình thu, chi tiền mặt trên địa bàn, kịp thời xử lý các tình huống xảy ra khi nhu cầu rút tiền lớn tập trung vào thời điểm giáp Tết; tăng cường kiểm tra đột xuất và xử lý nghiêm trường hợp phòng giao dịch, chi nhánh để ATM thiếu tiền, không hoạt động do lỗi chủ quan của ngân hàng; chấp hành nghiêm túc quy định kiểm kê cuối ngày và định kỳ, tăng cường bảo vệ kho tiền, nơi giao dịch tiền mặt.

Các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất - kinh doanh của người dân, doanh nghiệp; hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, nhất là các động lực tăng trưởng và không để xảy ra tiêu cực trong cung ứng tín dụng, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro...; theo dõi sát tình hình thu, chi tiền mặt trong hệ thống để kịp thời có phương án xử lý, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiền mặt của khách hàng trước, trong và sau dịp Tết; có phương án bố trí nhân sự làm việc để cung ứng các dịch vụ thanh toán thiết yếu phục vụ người dân ổn định, an toàn, thông suốt.

Đảm bảo hệ thống hoạt động 24/7 phục vụ tốt nhu cầu thanh toán của khách hàng

Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas) triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của NHNN về công tác thanh toán; phối hợp với các đơn vị thành viên chủ động dự báo nhu cầu thanh toán qua các hệ thống thanh toán của Napas để xây dựng các phương án theo dõi, giám sát chặt chẽ nhằm ứng phó kịp thời các sự cố, tình huống phát sinh cụ thể, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định thông suốt 24/7 phục vụ tốt nhu cầu thanh toán của khách hàng dịp Tết.

Các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của NHNN nhằm đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, đúng quy định trong dịp Tết; bố trí nhân sự trực, rà soát, kiểm tra, bảo đảm sẵn sàng các phương án, kịch bản ứng cứu sự cố và dự phòng cho các hệ thống thông tin.

Theo dõi, giám sát chặt chẽ, kịp thời xử lý các sai sót, sự cố xảy ra đảm bảo hệ thống giao dịch hoạt động ổn định, an toàn, liên tục đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng, báo cáo kịp thời các sự cố phát sinh về NHNN.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Phê duyệt quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2023

Phê duyệt quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2023

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1117/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050.
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 khoảng trên 7%

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 khoảng trên 7%

Kết luận Phiên họp Chính phủ trực tuyến với 63 địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, cấp thiết thời gian tới, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cả năm 2024 khoảng trên 7%, tăng trưởng quý IV từ 7,5-8%.
Kinh tế 9 tháng tăng trưởng tích cực

Kinh tế 9 tháng tăng trưởng tích cực

Theo Tổng cục Thống kê, kinh tế 9 tháng năm 2024 đạt mức tăng trưởng 6,82%. Đây là mức tăng trưởng tích cực, thể hiện sự quyết tâm và nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động của kinh tế thế giới, khắc phục hậu quả nặng nề do thiên tai.
Đến hết quý 2/2024, Quỹ bình ổn giá xăng dầu dư gần 6.061 tỷ đồng

Đến hết quý 2/2024, Quỹ bình ổn giá xăng dầu dư gần 6.061 tỷ đồng

Ngày 4/10, Bộ Tài chính đã công khai chi tiết tình hình trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu của các thương nhân kinh doanh xăng dầu quý II/2024.
9 tháng, cả nước thu hút gần 25 tỷ USD vốn FDI

9 tháng, cả nước thu hút gần 25 tỷ USD vốn FDI

Tính đến 30/9/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt hơn 24,78 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Tháng 12 hoàn thành Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Tháng 12 hoàn thành Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký ban hành Quyết định số 1088/QĐ-TTg ngày 2/10/2024 phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.
Tương lai của ngành thương mại thời trang Thụy Điển

Tương lai của ngành thương mại thời trang Thụy Điển

Sự quan tâm đến hàng thời trang đã qua sử dụng tại Thụy Điển đã bùng nổ. Ngày nay, 6/10 người tiêu dùng mua các sản phẩm thời trang đã qua sử dụng.
Thương mại Việt Nam – Malaysia còn nhiều dư địa phát triển

Thương mại Việt Nam – Malaysia còn nhiều dư địa phát triển

Trong 8 tháng đầu năm 2024, thương mại song phương giữa Việt Nam và Malaysia tiếp tục ghi nhận tín hiệu tích cực với kim ngạch đạt 9,62 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 1,9% tỷ trọng trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận