Đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng hàng hóa Tết

Văn phòng Chính phủ vừa phát đi thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả công tác quản lý, điều hành giá năm 2023 và định hướng công tác quản lý, điều hành giá năm 2024.

Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, điều hành, bình ổn thị trường giá trong dịp Tết Nguyên đán.

Giữ CPI năm 2024 bình quân từ 4,0 - 4,5%

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, công tác quản lý, điều hành giá năm 2023 đối mặt với nhiều thách thức. Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp chặt chẽ của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, phù hợp, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Các bộ, cơ quan, địa phương đã chủ động thực hiện các giải pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa đối với những mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm cùng với các chính sách khác, qua đó góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng hàng hóa xuyên suốt Tết

Năm 2024, dự báo tiếp tục có nhiều khó khăn, thách thức cho công tác quản lý, điều hành giá, tình hình kinh tế, địa chính trị thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư toàn cầu tiếp tục xu hướng chậm.

Giá xăng dầu tiếp tục diễn biến phức tạp, khó dự đoán. Lạm phát toàn cầu có xu hướng giảm song vẫn ở mức cao, nhiều nền kinh tế tiếp tục duy trì chính sách tài chính, tiền tệ thận trọng.

Năm 2024 yêu cầu ưu tiên tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, trong đó giao chỉ tiêu tăng trưởng GDP từ 6 - 6,5% và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân từ 4,0 - 4,5%.

Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu công tác phân tích, dự báo cần bám sát diễn biến tình hình thực tiễn; chủ động rà soát, phân tích, đánh giá kỹ, thận trọng các yếu tố tác động để chủ động phương án, kịch bản và các giải pháp điều hành giá trong năm 2024, nhất là đối với các mặt hàng quan trọng, thiết yếu như xăng dầu, lương thực...; bảo đảm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.

Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân, tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường các dịch vụ công và hàng hóa do Nhà nước quản lý với mức độ và liều lượng phù hợp theo diễn biến chỉ số giá tiêu dùng.

Các bộ, ngành, địa phương chú trọng, tăng cường công tác quản lý, điều hành giá trong dịp Tết Nguyên đán, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 23/11/2023 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Giáp Thìn 2024 và Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 15/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. Tăng cường công tác quản lý, điều hành, bình ổn thị trường giá cả, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền.

Đồng thời, chuẩn bị tốt phương án điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá, các dịch vụ công theo lộ trình thị trường, đặc biệt là dịch vụ giáo dục, y tế: các bộ, ngành, địa phương, nhất là các bộ: Công thương, Giáo dục và Đào tạo, Y tế chủ động tính toán, phối hợp với các cơ quan liên quan đánh giá kỹ tác động, chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng, kịp thời thực hiện điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định mức độ, thời điểm điều chỉnh phù hợp với diễn biến, mặt bằng giá thị trường, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng hàng hóa

Tại thông báo này, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương bám sát, thực hiện hiệu quả, kịp thời chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá về các giải pháp cụ thể đối với công tác điều hành giá tại các cuộc họp định kỳ Ban Chỉ đạo điều hành giá.

Trong đó, đặc biệt lưu ý theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới tác động đến Việt Nam để chủ động có giải pháp ứng phó phù hợp.

Đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ, nhất là đối với xăng dầu và các mặt hàng chiến lược có khả năng bị ảnh hưởng từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và xung đột, căng thẳng địa chính trị, bảo đảm nguồn cung năng lượng cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân.

Kịp thời phát hiện những biến động bất thường liên quan đến nguồn cung các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu, vật liệu xây dựng và những mặt hàng tác động lớn đến CPI, chủ động có giải pháp tháo gỡ khó khăn trong cung ứng hàng hóa, dịch vụ.

Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả theo mục tiêu đề ra, phối hợp hài hòa, đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách khác, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Đáng lưu ý, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động công tác dự báo, tính toán, xây dựng và cập nhật kịch bản điều hành giá các mặt hàng thiết yếu theo lộ trình thị trường nhằm đảm bảo kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.

Tiếp tục thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công theo lộ trình thị trường và các mặt hàng do Nhà nước quản lý theo nguyên tắc thị trường trên cơ sở đánh giá, tính toán kỹ tác động để tránh gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả.

Tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá, kiểm tra các yếu tố hình thành giá, kiểm tra thị trường cung cầu theo quy định của pháp luật; công khai thông tin về giá. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá.

Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí trong việc cung cấp thông tin chính xác, chính thống về tình hình giá cả các mặt hàng trong phạm vi quản lý để kịp thời truyền tải đến người dân và kiểm soát lạm phát kỳ vọng.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá dầu thô tăng 4 tuần liên tiếp khi nhu cầu sưởi ấm cao

Giá dầu thô tăng 4 tuần liên tiếp khi nhu cầu sưởi ấm cao

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), tuần qua, nhóm năng lượng dẫn dắt xu hướng khởi sắc của toàn thị trường, trong đó, giá dầu thô bật tăng hơn 3%, khí tự nhiên tăng gần 19%.
Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Bộ Công Thương năm 2025

Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Bộ Công Thương năm 2025

Chiều ngày 8/1/2025, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và người lao động năm 2025.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng Chính phủ tham dự Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Lào

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng Chính phủ tham dự Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Lào

Sáng ngày 9/1/2025, tại thủ đô Viêng Chăn, Lào, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào.
Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1/2025

Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1/2025

Theo đó, xăng E5RON92 có giá niêm yết mới không cao hơn 20.431 đồng/lít (tăng 374 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 588 đồng/lít; xăng RON95-III có giá không cao hơn 21.019 đồng/lít (tăng 273 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành.
Bộ Công Thương đứng đầu các Bộ về Chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp năm 2024

Bộ Công Thương đứng đầu các Bộ về Chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp năm 2024

Với 83,15 điểm, tăng 6,6% so với năm 2023, Bộ Công Thương đứng đầu các Bộ về chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp năm 2024.
Thương mại điện tử tiếp tục duy trì tăng trưởng 18-25%/năm

Thương mại điện tử tiếp tục duy trì tăng trưởng 18-25%/năm

Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng, đạt mức 18 - 25% mỗi năm. Năm 2024, quy mô thị trường TMĐT sớm vượt mốc 25 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2023, chiếm tỷ trọng khoảng 9% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo loạt giải pháp phát triển nhân lực điện hạt nhân

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo loạt giải pháp phát triển nhân lực điện hạt nhân

Sáng 2/1 tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì hội nghị phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân.
Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành đầu tiên của năm 2025

Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành đầu tiên của năm 2025

Liên Bộ Công thương - Tài chính vừa công bố giá bán lẻ xăng dầu từ 15 giờ ngày 2/1. Tại kỳ điều hành giá xăng dầu đầu tiên của năm 2025, giá các mặt hàng nhiên liệu đồng loạt tăng nhẹ.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận