Festival Huế 2024 khởi động, tái hiện Lễ Ban sóc triều Nguyễn

Sáng 01/01/2024, tại Quảng trường Ngọ Môn, Đại Nội Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức công bố Festival Huế 2024 và tái hiện Lễ Ban sóc triều Nguyễn.

Đây là hoạt động khởi động Festival Huế 2024 định hướng tổ chức lễ hội bốn mùa, là sự mở đầu cho một năm mới với nhiều hy vọng mới về sự phát triển của vùng đất Cố đô Huế.

Các hoạt động Festival Huế diễn ra liên tục, kéo dài trong cả năm 2024

Festival Huế 2024 có chủ đề "Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển" sẽ tổ chức các hoạt động liên tục, kéo dài trong suốt năm, mở đầu bằng Lễ hội sân khấu hóa tái hiện Lễ Ban sóc triều Nguyễn ngày 1/1 và kết thúc bằng Chương trình Countdown ngày 31/12 với điểm nhấn là Tuần lễ Festival Huế 2024 diễn ra từ ngày 7 đến 12/6.

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã trở thành một sự kiện được chú ý trong hệ thống các Festival trên thế giới. Từ những thành quả, kinh nghiệm thu được, Tuần lễ trọng điểm Festival Huế 2024 (7/6-12/6) sẽ tiếp tục triển khai chuỗi hoạt động Festival nghệ thuật chất lượng cao, quy tụ các nghệ sĩ của Huế, các vùng văn hóa Việt Nam và các đoàn nghệ thuật đặc sắc Quốc tế.

Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, Festival Huế 2024 sẽ được tổ chức với các hoạt động liên tục, kéo dài trong suốt năm với định hướng bốn mùa.

Cụ thể, Lễ hội Mùa Xuân trải dài 3 tháng đầu năm, bao gồm các lễ hội mang tính chất tái hiện nghi lễ cung đình, lễ hội dân gian truyền thống đặc thù, với điểm nhấn là chương trình công bố Festival Huế 2024 và lễ Ban Sóc cùng nhiều chương trình Tết Huế xưa phong phú, độc đáo qua những phong tục đón Tết, những không gian văn hóa Tết truyền thống, các hoạt động vui chơi giải trí ngày xuân của Kinh đô xưa kết hợp kỷ niệm Ngày Giải phóng Thừa Thiên Huế.

Khởi động Festival Huế 2024 và tái hiện Lễ Ban sóc triều Nguyễn- Ảnh 2.

Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế công bố chuỗi các hoạt động Festival Huế 2024 - Ảnh: VGP/Lê Hoàng

Từ tháng 4 đến tháng 6 là Lễ hội mùa Hạ, lấy Tuần lễ Festival Huế 2024 với chủ đề "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển" làm điểm nhấn, diễn ra từ ngày 7 đến 12/6. Đây là tuần lễ cao điểm hội tụ nhiều đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế. Đặc biệt, với các không gian di sản được phục hồi, điển hình như điện Kiến Trung sẽ được tương tác với các chương trình nghệ thuật, kỳ vọng sẽ đưa đến cho công chúng những trải nghiệm mới lạ về Festival Huế.

Từ tháng 7 đến tháng 9 là Lễ hội mùa Thu với điểm nhấn là các hoạt động vui Tết Trung thu, Hội đèn lồng quốc tế Huế 2024 kết hợp với các hoạt động trưng bày, sắp đặt, rước đèn lồng, quảng diễn múa lân, cùng các chương trình nghệ thuật đặc sắc.

Từ tháng 10, Lễ hội mùa Đông sẽ tổ chức các chương trình mới tạo cho không khí mùa đông xứ Huế sôi động, âm áp hơn, đồng thời tạo ra các loại hình vui chơi, giải trí cho du khách thưởng ngoạn trong thời gian lưu lại Cố đô Huế với điểm nhấn là Tuần lễ Âm nhạc Huế và Chương trình Countdown chào đón năm 2025.

Ngoài các chương trình chính, Festival Huế 2024 còn nhiều chương trình hưởng ứng khác như lễ hội, liên hoan, trưng bày, triển lãm của nhiều đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước củng cộng hưởng để làm nên một Festival Huế 2024 phong phú về nội dung, đa dạng về phương thức thể hiện.

Festival Huế 2024 có một ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh Thừa Thiên Huế phấn đấu sớm hoàn thiện mục tiêu trở thành Thành phố trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Khởi động Festival Huế 2024 và tái hiện Lễ Ban sóc triều Nguyễn- Ảnh 3.

Tái hiện Lễ Ban sóc triều Nguyễn (Lễ phát lịch của triều Nguyễn) - Ảnh: VGP/Lê Hoàng

Tái hiện Lễ Ban sóc triều Nguyễn

Ngay sau Festival Huế 2024 đã diễn ra lễ Ban sóc triều Nguyễn được tái hiện theo hình thức sân khấu hóa để giới thiệu đến với người dân và du khách những giá trị văn hóa lễ hội gắn liền với di sản, đồng thời là hoạt động tạo nên không khí vui tươi, có ý nghĩa trong dịp năm mới, góp phần quảng bá hình ảnh khu di sản cố đô Huế.

Ban Sóc là lễ phát lịch ngày xưa của triều Nguyễn, được tổ chức định kỳ vào cuối năm âm lịch. Người Việt xưa lấy kinh tế nông nghiệp làm trọng, nên quyển lịch đối với đời sống con người lại có ý nghĩa đặc biệt. Xem lịch để theo dõi thời gian, thời tiết mà làm nông vụ. Xem lịch để biết được sự thay đổi tiết trời mà ứng phó, phòng tránh thiên tai.

Hằng năm, sau khi nha Khâm Thiên Giám soạn lịch xong, triều đình tổ chức lễ Ban Sóc dưới sự điều hành của hai viên ở bộ Lễ và Khâm Thiên Giám. Lịch được tiến vào Hoàng Cung để cho Hoàng gia dùng; lịch được phát cho các quan ở Kinh Thành, ở các địa phương và phân phát lại trong dân chúng sử dụng.

Lễ Ban Sóc vốn được tổ chức ở sân điện Thái Hòa. Vào năm Tân Sửu 1841, lần đầu tiên, lễ Ban Sóc được hoàng đế Minh Mạng chỉ dụ thực hiện ở Ngọ Môn.

Tái hiện lễ Ban sóc là tái hiện tinh thần nhân văn của người xưa và là dịp để du khách, người dân Huế cùng trải nghiệm với di sản cố đô Huế trong ngày đầu năm mới với nhiều hy vọng đang gần đến.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bắt giữ ổ nhóm lừa đảo trên không gian mạng

Bắt giữ ổ nhóm lừa đảo trên không gian mạng

Công an huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá ổ nhóm tội phạm lừa đảo chuyên nghiệp để chiếm đoạt tài sản và “rửa tiền”, hoạt động liên tỉnh, xuyên quốc gia với thủ đoạn lừa đảo tìm việc làm, xuất khẩu lao động, lừa tình, giả danh Công ty, cá nhân nổi tiếng bán hàng…
Mua bán tiền chất sản xuất pháo: Cảnh báo trước thềm Tết Ất Tỵ 2025

Mua bán tiền chất sản xuất pháo: Cảnh báo trước thềm Tết Ất Tỵ 2025

Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, dự báo tình hình mua bán các tiền chất dùng để sản xuất pháo nổ sẽ có diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, hệ luỵ cho cộng động.
Kiểm tra kê khai, niêm yết giá vé máy bay, phương tiện đi lại dịp Tết

Kiểm tra kê khai, niêm yết giá vé máy bay, phương tiện đi lại dịp Tết

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện kê khai giá cước, niêm yết giá cước vận tải theo quy định, đặc biệt là dịp lễ, Tết… để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân.
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường chống gian lận thương mại, buôn bán hàng giả dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường chống gian lận thương mại, buôn bán hàng giả dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.
Khởi tố 7 đối tượng lừa đảo bán điện thoại giá rẻ

Khởi tố 7 đối tượng lừa đảo bán điện thoại giá rẻ

Công an thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao cùng các đơn vị nghiệp vụ của Công an tỉnh đấu tranh thành công một chuyên án lớn.
Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán pháo nổ

Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán pháo nổ

Trước và trong dịp Tết Nguyên đán, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến pháo nổ diễn biến phức tạp, với nhiều thủ đoạn tinh vi.
Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

Thay mặt Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 11/12/2024 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Tạp chí QLTT trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị.
Chính phủ còn 13 Bộ, 4 cơ quan ngang Bộ, giảm 12 Tổng cục và 500 Cục

Chính phủ còn 13 Bộ, 4 cơ quan ngang Bộ, giảm 12 Tổng cục và 500 Cục

Theo Bộ Nội vụ, dự kiến cơ cấu tổ chức Chính phủ còn 13 bộ, 04 cơ quan ngang bộ (giảm 05 bộ), 05 cơ quan thuộc Chính phủ (giảm 03 cơ quan), giảm 12/13 Tổng cục và tương đương, 500 cục và tương đương thuộc Bộ, thuộc Tổng cục, 177 Vụ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ và tương đương; giảm 190 đơn vị sự nghiêp công lập thuộc Bộ.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận