Hệ thống mạng thông suốt dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn

Theo đánh giá của Cục Viễn thông - Bộ TT&TT, các doanh nghiệp viễn thông đã thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Bộ TT&TT trong công tác đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn và công tác tổ chức đón Tết, đã chuẩn bị đầy đủ các phương án, xây dựng kế hoạch, triển khai các kịch bản ứng phó sự cố từ sớm từ xa và từ trước.

hu1_8.jpg

Công tác đảm bảo an toàn mạng lưới tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 tại Trung tâm Giám sát và điều hành mạng lưới - NOC của MobiFone

Các doanh nghiệp viễn thông đã sớm chủ động tăng cường, bổ sung lực lượng, phương tiện, vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất; thiết bị, vật tư dự phòng ứng cứu thông tin liên lạc. Đồng thời, tổ chức thực hiện nghiêm chế độ trực lãnh đạo, trực điều hành, trực ca, trực ứng cứu thông tin và trực vận hành khai thác mạng lưới, đảm bảo hoạt động thông suốt 24/24 và đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng các tuyến truyền dẫn phục vụ các chương trình truyền hình trực tiếp đón Tết Nguyên đán của người dân trên mọi miền Tổ quốc.

Theo đại diện Viettel, dựa trên công tác dự báo, Viettel đã thực hiện đồng bộ các giải pháp kỹ thuật cho tất cả các phân hệ mạng trước ngày 02/02/2024 (tức ngày 23/12/2023 Âm lịch), sẵn sàng mọi nguồn lực, đáp ứng mọi tình huống xảy ra. Cụ thể, đối với mạng vô tuyến, Viettel bổ sung tài nguyên cho 671 điểm tập trung đông người với trên 11.600 giải pháp kỹ thuật như phát sóng trạm mới, nâng cấp dung lượng, bổ sung small cell... tại các tuyến đường cửa ngõ, bến xe, ga tàu, sân bay, các trung tâm thương mại lớn, khu du lịch, khu vui chơi, các điểm bắn pháo hoa, countdown…, đảm bảo dung lượng mạng lưới phục vụ khách hàng; Duy trì và mở rộng dung lượng kênh quốc tế khoảng 9 Tbps (hiệu suất sử dụng duy trì khoảng 50%) đảm bảo an toàn thông tin trong dịp Tết Nguyên đán; bảo dưỡng 100% thiết bị mạng lõi di động, mạng cố định, truyền dẫn; xây dựng phương án dự phòng khi down thiết bị/đứt cáp/mất nguồn cho toàn mạng lưới.

Trong khi đó, VNPT đã tăng dung lượng và đường truyền tại các Tỉnh/TP dự kiến có tăng trưởng do di chuyển lưu lượng trong dịp nghỉ lễ; hoàn thành 282 điểm tổ chức sự kiện lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán.

phatsongdidong050224.jpg

Một xe phát sóng lưu động trên phố Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Mạng lưới của MobiFone đã được chuẩn bị đảm bảo an toàn chất lượng và lưu thoát lưu lượng trong Tết Giáp Thìn. MobiFone đã thực hiện san tải các hệ thống Core, đến thời điểm hiện tại tải các hệ thống Core CS, PS, IPBB, VAS/IN đều có tải dưới 70% và đảm bảo an toàn trong dịp Tết.

Để tổ chức, triển khai thực hiện các phương án đảm bảo an toàn mạng lưới và an ninh thông tin, bảo đảm tuyệt đối an toàn thông tin liên lạc, FPT Telecom đã thực hiện triển khai hoàn tất việc kiểm tra, bảo dưỡng các hệ thống thiết bị, đường truyền, tuyến trục, trước ngày 15 tháng 12 năm 2023, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng đón Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Trong dịp Tết Nguyên đán 2024, lưu lượng thoại của các doanh nghiệp viễn thông giảm nhưng lưu lượng data tăng so với cùng kỳ năm 2023:

Lưu lượng thoại: Viettel giảm 15,7%; VNPT giảm 16,7%, MobiFone giảm 20,3%.

Lưu lượng SMS: Viettel tăng 17,6%, VNPT giảm 24%, MobiFone giảm 17%.

Thoại quốc tế: Viettel giảm 10%, VNPT giảm 58%, MobiFone tăng 8%.

Lưu lượng băng rộng cố định: Viettel tăng 15,65%, VNPT tăng 15,48%, MobiFone tăng 56%, FPT tăng 10,33%:

Lưu lượng băng rộng di động Viettel tăng 10,65%, VNPT tăng 15,79%, MobiFone tăng 2,64%./.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và Quý III/2024

Giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và Quý III/2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 21/7/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và Quý III năm 2024.
Triển khai đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Triển khai đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 700/QĐ-TTg ngày 19/7/2024 ban hành Danh mục nhiệm vụ triển khai Kế hoạch số 13-KH/TW ngày 28/11/2022 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại SCIC đến hết năm 2025

Phê duyệt Đề án cơ cấu lại SCIC đến hết năm 2025

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 690/QĐ-TTg ngày 17/7/2024 phê duyệt “Kế hoạch sắp xếp lại và Đề án cơ cấu lại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước đến năm 2025".
Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch xăng dầu

Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch xăng dầu

Văn phòng Chính phủ có Công văn số 5124/VPCP-TH ngày 18/7/2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về việc nghiên cứu thông tin, báo chí phản ánh, kiến nghị về việc thành lập sàn giao dịch xăng dầu.
Thu ngân sách 6 tháng đầu năm đạt trên 1 triệu tỷ đồng

Thu ngân sách 6 tháng đầu năm đạt trên 1 triệu tỷ đồng

Thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trong cân đối lũy kế đến ngày 30/6 đạt 1,027 triệu tỷ đồng và bằng 60,4% dự toán năm 2024. So với cùng kỳ năm 2023, thu NSNN đã vượt 150.972 tỷ đồng và tăng 6,3% về tỷ lệ thực hiện.
Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản

Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản

Văn phòng Chính phủ ban hành Văn bản số 5029/VPCP-TH ngày 16/7/2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái về việc tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản.
Chỉ số MXV-Index về mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua

Chỉ số MXV-Index về mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa phiên giao dịch ngày 16/7, chỉ số MXV-Index rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua khi giảm tiếp 0,88% về 2.216 điểm.
ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã nâng nhẹ dự báo tăng trưởng cho các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á trong năm 2024. Trong khi đó, ADB duy trì dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024 là 6%, tương đương với mức dự báo mà ngân hàng này đưa ra hồi tháng 4 vừa qua.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận