Mang nền tảng số đến từng hộ gia đình Việt Nam

Từ tháng 1/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông ra mắt Cẩm nang Làng số trên các nền tảng số (https://langso.dx.gov.vn, https://www.facebook.com/lang.so.mic) với mục đích hướng dẫn mỗi người dân, mỗi hộ gia đình chủ động xây dựng Làng số - mô hình kinh tế số và xã hội số nhỏ nhất, từ đó, góp phần chuyển đổi số địa phương và đất nước.

Làng số ra đời tiếp sau cuốn Cẩm nang chuyển đổi số, viết về những câu chuyện của người dân bình thường đã tự mình sử dụng công nghệ số để giải quyết các vấn đề hằng ngày trong cuộc sống. Mỗi câu chuyện khắc họa con người cụ thể, công việc cụ thể, vấn đề cụ thể, cách làm cụ thể, công cụ cụ thể và kết quả cụ thể. Người dân tự làm để giúp chính mình, sau đó giúp gia đình mình và những người xung quanh, dần hình thành nên những công dân số, gia đình số, ngôi làng số và quốc gia số.

20240119-langso.png

Làng số viết về những câu chuyện của người dân bình thường đã tự mình sử dụng công nghệ số để giải quyết các vấn đề hằng ngày trong cuộc sống.

Làng số giới thiệu khoảng 30 nền tảng số make in Việt Nam. Mỗi nền tảng số là một viên gạch, hướng tới giải quyết các nhu cầu trong cuộc sống của người dân. Mỗi nền tảng số được giới thiệu giúp người dân dễ dàng tiếp cận các dịch vụ, tiện ích, thụ hưởng thành quả do công nghệ số mang lại. Mỗi người dân, mỗi làng, dựa trên nội lực, văn hóa, đặc điểm địa phương có thể lựa chọn những viên gạch này để xây dựng nên ngôi làng số của chính mình.

Làng số cũng giới thiệu khoảng 50 câu chuyện điển hình, gắn với hơn 100 con người điển hình, cụ thể. Mỗi làng, mỗi xã sẽ là một cộng đồng khác biệt, vì thế, sẽ không có mô hình làng số phù hợp cho tất cả. Tuy nhiên, từng câu chuyện đều gắn với bối cảnh, cách làm và kết quả để người dân, chính quyền tham khảo, học hỏi, áp dụng để giúp lan tỏa, nhân rộng, từng bước hình thành nên các làng số trên khắp cả nước.

Làng số được xây dựng trên cơ sở các bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; thực tiễn của những người đã và đang trăn trở, đã và đang trực tiếp tham gia hoạch định cơ chế, chính sách, chiến lược và thực thi chuyển đổi số ở cấp cơ sở, cấp làng, cấp xã; với sự chung tay, giúp sức, kế thừa tri thức của nhiều chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học và doanh nhân Việt Nam.

Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ định kỳ cập nhật, sửa đổi, bổ sung Làng số bởi chuyển đổi số là một quá trình, cần liên tục điều chỉnh, cập nhật cho phù hợp với thực tiễn.

Việt Nam có gần 11 nghìn đơn vị hành chính cấp xã, khoảng 29 nghìn hợp tác xã và trên 5 triệu hộ kinh doanh cá thể. Muốn chuyển đổi số nhanh, bền vững, bao trùm thì toàn dân phải cùng nhau vào cuộc. Để làm được như vậy, mỗi người dân, mỗi làng, mỗi xã, mỗi hợp tác xã đều cần một cuốn sách truyền cảm hứng về những ví dụ cụ thể, dễ đọc, dễ làm, và quan trọng nhất là có thể tự làm, để từ đó, tự mình có thể giúp chính mình chuyển đổi số mà không phụ thuộc vào người khác.

Theo đánh giá của Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp Ủy ban Chuyển đổi số Quốc gia ngày 28/12/2023, “Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế số nhanh nhất khu vực Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp (2022, 2023); thương mại điện tử tăng 11%, kinh tế số du lịch tăng 82%, thanh toán số tăng 19% (theo Google, Temasek). Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, kinh tế số năm 2023 đã đóng góp khoảng 16,5% GDP”.

Kinh tế số đặc trưng bởi giao dịch online, một thế giới ảo, không giấy tờ, không tiền mặt. Mọi doanh nghiệp đều sử dụng thương mại điện tử, công nghệ số để nâng cao năng suất lao động, tạo ra dịch vụ mới, công việc mới. Người lao động có kỹ năng số để làm việc. Người dân tự tin và an toàn sử dụng các dịch vụ số.

Chính phủ cung cấp dịch vụ công online, dễ dùng, sử dụng dữ liệu để dịch vụ đáp ứng nhu cầu cá thể hoá của người dân. Chính phủ tạo ra môi trường sống, làm việc online, tạo ra niềm tin trong nền kinh tế số.

Tại thời điểm hiện nay, khi kinh tế số đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, là một động lực tăng trưởng của nền kinh tế, việc ra đời Làng số trên các nền tảng số góp phần truyền cảm hứng, trang bị kỹ năng số cho mọi tầng lớp nhân dân. Đồng thời, mở ra cơ hội cho mỗi người dân ở mọi miền đất nước hiểu rõ hơn về cách thức công nghệ số được ứng dụng vào các khía cạnh của cuộc sống hàng ngày, từ đó thay đổi cách họ sống, làm việc, kinh doanh, mua sắm và giải trí.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tháng 12 hoàn thành Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Tháng 12 hoàn thành Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký ban hành Quyết định số 1088/QĐ-TTg ngày 2/10/2024 phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.
Tương lai của ngành thương mại thời trang Thụy Điển

Tương lai của ngành thương mại thời trang Thụy Điển

Sự quan tâm đến hàng thời trang đã qua sử dụng tại Thụy Điển đã bùng nổ. Ngày nay, 6/10 người tiêu dùng mua các sản phẩm thời trang đã qua sử dụng.
Thương mại Việt Nam – Malaysia còn nhiều dư địa phát triển

Thương mại Việt Nam – Malaysia còn nhiều dư địa phát triển

Trong 8 tháng đầu năm 2024, thương mại song phương giữa Việt Nam và Malaysia tiếp tục ghi nhận tín hiệu tích cực với kim ngạch đạt 9,62 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 1,9% tỷ trọng trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.
ADB phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD giúp Việt Nam ứng phó thiên tai

ADB phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD giúp Việt Nam ứng phó thiên tai

Ngày 27/9, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD để hỗ trợ Việt Nam cung cấp các dịch vụ cứu trợ khẩn cấp và nhân đạo cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi ở các tỉnh phía Bắc.
Việt Nam tiếp tục thăng hạng chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu

Việt Nam tiếp tục thăng hạng chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu

Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu 2024 cho thấy Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2023, trong đó có 3 chỉ số đứng đầu thế giới. Trong 14 năm liền, Việt Nam luôn có kết quả đổi mới sáng tạo cao hơn so với mức độ phát triển.
Hợp tác thương mại Việt - Trung tạo động lực phát triển thực chất và hiệu quả

Hợp tác thương mại Việt - Trung tạo động lực phát triển thực chất và hiệu quả

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có tình hữu nghị truyền thống lâu đời. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam coi trọng và xác định phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc là chủ trương nhất quán, lâu dài, là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Phát triển VNPT thành tập đoàn kinh tế nhà nước mạnh

Phát triển VNPT thành tập đoàn kinh tế nhà nước mạnh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định 1019/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035; Kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển đến năm 2025 của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế TP. HCM lần thứ 5

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế TP. HCM lần thứ 5

Sáng 25/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 2024 lần thứ 5 - phiên toàn thể.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận