Nền kinh tế Pháp hưởng lợi từ hiệu ứng Olympic Paris 2024

Doanh thu bán vé và phát sóng nghe nhìn đã đóng góp 0,25 điểm phần trăm vào kinh tế của Pháp trong quý 3, trong khi khách du lịch cũng sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng trong giai đoạn này.

Nền kinh tế Pháp hưởng lợi từ hiệu ứng Olympic Paris 2024
Biểu tượng Olympic tại Paris, Pháp

Theo Viện Thống kê và Nghiên cứu kinh tế quốc gia Pháp (INSEE), Olympic Paris 2024 được kỳ vọng sẽ giúp nâng tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Pháp thêm 0,3 điểm phần trăm trong quý 3/2024, qua đó giúp tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này đạt 0,5%.

INSEE cho biết doanh thu từ hoạt động bán vé và phát sóng đang tác động tích cực đến các hoạt động kinh tế của Pháp trong quý 3/2024, đóng góp 0,25 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP.

Trong khi đó, khách du lịch, một yếu tố không chắc chắn của "hiệu ứng Olympic", cũng sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng trong giai đoạn này.

Các tổ chức nghiên cứu của Pháp lưu ý rằng Olympic dự kiến sẽ thúc đẩy nền kinh tế Pháp trong ngắn hạn, nhưng họ vẫn chưa nhìn thấy tác động về dài hạn.

Theo INSEE, sự gia tăng khách du lịch sẽ giúp thúc đẩy lưu lượng sử dụng phương tiện giao thông, đồng thời tác động tích cực đến các ngành khách sạn và dịch vụ ăn uống của Pháp.

Nhà kinh tế học Dorian Roucher của INSEE cho biết điều này giống với những gì đã xảy ra với kinh tế Vương quốc Anh trong giai đoạn Olympic London 2012.

Trung tâm Luật và Kinh tế thể thao (CDES) thuộc trường Đại học Limoges (Pháp) ước tính rằng từ năm 2018, khi công tác chuẩn bị cho Olympic Paris được khởi động, đến năm 2034 - một thập kỷ sau sự kiện, tác động kinh tế của Thế vận hội đối với khu vực Ile-de-France sẽ tương đương khoảng 6,7-11,1 tỷ euro (6,1-10,2 tỷ USD).

Nền kinh tế Pháp hưởng lợi từ hiệu ứng Olympic Paris 2024

Trong đó, 70% sẽ đến từ các hoạt động xây dựng và tổ chức sự kiện, 30% đến từ du lịch. CDES ước tính rằng 84% "hiệu ứng Olympic" sẽ được ghi nhận trong quá trình chuẩn bị và trong giai đoạn diễn ra Thế vận hội. Phần còn lại sẽ được cảm nhận sau 10 năm, chủ yếu đến từ lĩnh vực du lịch.

Giám đốc điều hành Didier Arino của công ty nghiên cứu và tư vấn du lịch Protourisme cũng tin rằng tác động tích cực của Olympic đối với ngành du lịch Pháp sẽ tiếp tục được cảm nhận trong nhiều năm tới, vì Thế vận hội "đã mang lại cho Pháp một hình ảnh đặc biệt."

Thủ đô Paris thường đón khoảng 12 triệu lượt du khách từ tháng Bảy đến tháng Tám. Văn phòng Du lịch Paris dự kiến sẽ đón 15,3 triệu lượt du khách trong thời gian diễn ra Olympic Paris 2024.

Theo Văn phòng Du lịch Paris, thành phố này đã đón 650.000 lượt du khách từ ngày 24 đến ngày 27/7, tăng 16%, trong đó số lượng du khách Pháp tăng 17,3% và du khách nước ngoài tăng 14,8%.

Vào đêm trước lễ khai mạc, số lượng du khách đến Paris đã tăng 34,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Giám đốc Văn phòng Du lịch Paris Corinne Menegaux cho biết theo truyền thống, tháng Tám là một tháng rất yên tĩnh ở Paris, nhưng năm nay không khí là "rất tốt."

Văn phòng Du lịch Paris cho rằng vào cuối tuần đầu tiên của tháng Tám, tỷ lệ lấp đầy tại các khách sạn tại Paris đạt gần 90%, trong khi trong suốt thời gian diễn ra Olympic, tỷ lệ lấp đầy tại các khách sạn Paris sẽ đạt hơn 80%, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại các vùng Centre-Val de Loire, Champagne và Normandy gần Paris, "hiệu ứng Olympic" cũng được cảm nhận rất rõ ràng. Theo Cơ quan Phát triển Du lịch Pháp Atout France, hiện tượng này một phần xuất phát từ lượng khách du lịch nước ngoài đến thăm thủ đô.

Với các sự kiện trải rộng khắp các thành phố của Pháp, có hơn 1.000 trung tâm đóng vai trò là cơ sở đào tạo và phục hồi chức năng cho 206 đoàn thể thao tham gia Olympic.

Trên thực tế, tất cả các thành phố tổ chức các sự kiện Olympic và cung cấp địa điểm đào tạo đều được hưởng lợi từ "hiệu ứng Olympic."

Marseille, nơi diễn ra các sự kiện bóng đá và đua thuyền Olympic, ước tính sẽ chào đón 825.000 khán giả trong suốt Thế vận hội, với các khoản lợi nhuận kinh tế tương đương 179 triệu euro (khoảng 164 triệu USD).

Về việc làm, Ủy ban Olympic quốc tế dự đoán rằng Olympic Paris 2024 sẽ tạo ra tổng cộng 181.000 việc làm và đào tạo 30.000 người với các kỹ năng chuyên môn.

Các chuyên gia trong ngành thể thao tin rằng việc tổ chức Thế vận hội sẽ thúc đẩy "quyền lực mềm" của Paris và nước Pháp nói chung. Theo lời của Giám đốc Menegaux, "tác động tích cực của Thế vận hội phải được đo lường trong dài hạn".

Theo TTXVN/Vietnam+

Cùng chuyên mục

Tin khác

CPI năm 2024 tăng 3,66%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra

CPI năm 2024 tăng 3,66%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra

Báo cáo kinh tế - xã hội quý IV và cả năm 2024 từ Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý IV/2024 tăng 2,87% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, CPI cả năm 2024 tăng 3,63%, hoàn thành xuất sắc mục tiêu mà Quốc hội đã đề ra, phản ánh sự ổn định và hiệu quả trong điều hành kinh tế vĩ mô.
Bứt phá tăng trưởng kinh tế: Chiến lược và giải pháp quyết liệt cho năm 2025

Bứt phá tăng trưởng kinh tế: Chiến lược và giải pháp quyết liệt cho năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện về việc phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025.
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 135/CĐ-TTg ngày 16/12/2024 về tiếp tục tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng.
Tăng tốc, bứt phá hoàn thành vượt 15 chỉ tiêu năm 2024

Tăng tốc, bứt phá hoàn thành vượt 15 chỉ tiêu năm 2024

Tại Nghị quyết số 233/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2024, Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương vừa tăng tốc, bứt phá để quyết tâm đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu, mục tiêu của năm 2024, vừa khẩn trương triển khai những nhiệm vụ mới, quan trọng, cấp bách; tạo đà, tạo lực, tạo thế, giữ nhịp cao hơn để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Giải pháp trọng tâm đẩy mạnh tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050

Giải pháp trọng tâm đẩy mạnh tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050

Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 44/CT-TTg ngày 9/12/2024 về triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.
Kinh tế - xã hội 11 tháng đạt nhiều kết quả quan trọng

Kinh tế - xã hội 11 tháng đạt nhiều kết quả quan trọng

Chiều 7/12, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ.
Quốc hội quyết nghị chưa tăng tiền lương khu vực công trong năm 2025

Quốc hội quyết nghị chưa tăng tiền lương khu vực công trong năm 2025

Nghị quyết số 159/2024/QH15 của Quốc hội quyết nghị chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2025.
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP khoảng 8% năm 2025

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP khoảng 8% năm 2025

Tại Hội nghị toàn quốc được tổ chức sáng ngày 1/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã báo cáo những nội dung chủ yếu về tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển KTXH năm 2025.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận