Người dân Nhật Bản đổ xô tích trữ hàng hoá do lo ngại động đất

Giới chức Nhật Bản đã kêu gọi người dân tránh tích trữ hàng hóa, giữa lúc những lo ngại về khả năng xảy ra động đất lớn.

Một ngôi nhà bị đổ nghiêng sau trận động đất tại tỉnh Kagoshima, Nhật Bản ngày 8/8/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Giới chức Nhật Bản đã kêu gọi người dân tránh tích trữ hàng hóa, giữa lúc những lo ngại về khả năng xảy ra động đất lớn đã làm tăng vọt nhu cầu đối với các trang thiết bị, dụng cụ cứu hộ thiên tai và nhu yếu phẩm hàng ngày trong ngày 10/8.

Một siêu thị ở Tokyo ngày 10/8 đã đặt một biển báo xin lỗi khách hàng về tình trạng thiếu hụt một số sản phẩm nhất định do "các thông tin trên truyền thông liên quan đến động đất". Biển báo cho biết có thể sẽ có các hạn chế bán hàng, trong đó mặt hàng nước đóng chai đang được bán theo định lượng do tình trạng "mua sắm không ổn định".Sáng ngày 10/8, trang web của “gã khổng lồ” thương mại điện tử Nhật Bản Rakuten cho thấy các mặt hàng như nhà vệ sinh di động, thực phẩm dự trữ và nước đóng chai đứng đầu danh sách các mặt hàng được tìm kiếm nhiều nhất.

Theo thông tin được đăng tải trên truyền thông Nhật Bản, nhiều công ty bán lẻ dọc theo bờ biển Thái Bình Dương cũng ghi nhận nhu cầu cao tương tự đối với các mặt hàng liên quan đến phòng ngừa thiên tai.

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) cho biết có khả năng xảy ra một trận động đất lớn, sau trận động đất có độ lớn 7,1 ở phía Nam Nhật Bản vào ngày 8/8 khiến 14 người bị thương. Thông báo của JMA liên quan đến Rãnh Nankai - một rãnh đại dương. Đây là nơi cứ 100-200 năm lại xảy ra những trận động đất có độ lớn lên đến 8-9. Chính phủ Nhật Bản từng ước tính trận động đất lớn tiếp theo sẽ xảy ra trong vòng 30 năm tới với xác suất khoảng 70%.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh rằng rủi ro vẫn còn thấp, dù đang tăng lên, và Bộ Nông nghiệp và Thủy sản Nhật Bản kêu gọi người dân "hạn chế tích trữ hàng hóa quá mức".

Một trận động đất có độ lớn khoảng 6,8 đã xảy ra ngày 10/8 ở phía Nam biển Okhotsk, gần vùng duyên hải tỉnh Hokkaido, Nhật Bản. Theo JMA, trận động đất xảy ra vào khoảng 12h29 giờ địa phương (10h29 giờ Việt Nam). Hiện chưa có cảnh báo sóng thần sau động đất.

Nhật Bản đang gấp rút chuẩn bị ứng phó với nguy cơ xảy ra siêu động đất trong khoảng 1 tuần tới sau khi JMA ban hành cảnh báo sau trận động đất có độ lớn 7,1 ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Miyazaki, ở rìa phía Tây của rãnh Nankai, làm rung chuyển khu vực Tây Nam nước này. Các chuyên gia cảnh báo nếu siêu động đất xảy ra, các đợt rung chấn mạnh kèm theo sóng thần cao có thể tàn phá trên diện rộng, từ vùng Kanto ở phía Tây bao gồm Tokyo đến vùng Kyushu và Okinawa ở phía Nam.

Trước đó, một trận động đất có độ lớn 5,3 đã làm rung chuyển khu vực Kanagawa gần Tokyo vào ngày 9/8, kích hoạt tính năng báo động khẩn cấp trên các thiết bị điện thoại di động và tạm thời làm gián đoạn hoạt động của tàu cao tốc. Hầu hết các nhà địa chấn học đều cho rằng trận động đất này không liên quan trực tiếp đến Rãnh Nankai vì hai khu vực này ở cách xa nhau.

Các bài đăng “rác” lợi dụng tâm lý sợ hãi về khả năng xảy ra động đất lớn đang tràn lan trên nền tảng mạng xã hội X. Đài truyền hình NHK cho biết các tin rác được ngụy trang dưới dạng các mẹo hữu ích liên quan đến động đất đang được đăng tải vài giây một lần trên X, với các liên kết dẫn người dùng đến các trang web “đen” hoặc các trang thương mại điện tử.

Nằm trên bốn mảng kiến tạo lớn, quần đảo Nhật Bản với 125 triệu dân chứng kiến khoảng 1.500 trận động đất mỗi năm, hầu hết là các trận động đất nhỏ. Ngay ngày đầu năm nay, một trận động đất có độ lớn 7,6 và các dư chấn mạnh đã xảy ra trên bán đảo Noto, khiến ít nhất 318 người thiệt mạng, phá hủy các tòa nhà và nhiều tuyến đường giao thông.

Theo TTXVN

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Tài chính đề nghị đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi

Bộ Tài chính đề nghị đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi

Ngày 13/9, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc ký công điện số 03/CĐ-BTC gửi các cơ quan ban ngành, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị, tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính đề nghị đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi.
Xuất khẩu rau quả tới thị trường Canada trong xu hướng tăng, doanh nghiệp cần chú ý quy định mới về giới hạn dư lượng tối đa của Abamectin

Xuất khẩu rau quả tới thị trường Canada trong xu hướng tăng, doanh nghiệp cần chú ý quy định mới về giới hạn dư lượng tối đa của Abamectin

Abamectin là một loại thuốc trừ sâu hiện nay được đăng ký sử dụng trên hoa và nhiều loại trái cây, rau quả. Canada – thị trường xuất khẩu rau quả lớn thứ 11 của Việt Nam - đã đề xuất giới hạn dư lượng tối đa của loại thuốc này theo tiêu chuẩn của Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Việt Nam là nguồn cung hàng hóa lớn thứ 12 của Chile

Việt Nam là nguồn cung hàng hóa lớn thứ 12 của Chile

Thương mại giữa Việt Nam và Chile trong năm 2024 tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khẳng định mối quan hệ đối tác kinh tế chiến lược giữa hai quốc gia nằm ở hai bên bờ Thái Bình Dương.
Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa

Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa

Ngày 11/9/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa. Trong đó nêu rõ chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
Thủ tướng: Đề xuất mục tiêu đưa nước ta thuộc nhóm 30-35 nền kinh tế lớn trên thế giới

Thủ tướng: Đề xuất mục tiêu đưa nước ta thuộc nhóm 30-35 nền kinh tế lớn trên thế giới

Sáng 9/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (Tiểu ban Kinh tế - Xã hội) chủ trì Phiên họp Thường trực Chính phủ với Thường trực Tiểu ban Kinh tế - Xã hội.
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thủ tướng nêu rõ tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đã đạt kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; yêu cầu phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của cả năm 2024, trong đó tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn để bù lại cho 3 năm trước của nhiệm kỳ.
Nền kinh tế lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch COVID-19

Nền kinh tế lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch COVID-19

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), 8 tháng qua, nền kinh tế tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, được các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp đánh giá cao.
8 tháng, CPI cả nước tăng 4,04%

8 tháng, CPI cả nước tăng 4,04%

Tổng cục Thống kê vừa công bố sáng 6/9, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng Tám tăng giảm đan xen; trong đó giá lương thực, thực phẩm, giá nhà ở thuê tăng so với tháng 7/2024, giá xăng dầu trong nước giảm theo giá thế giới.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận