Nhiều sân bay lớn khôi phục hoạt động sau sự cố máy tính toàn cầu

Nhiều hãng hàng không và sân bay lớn ở châu Á và châu Âu đã khôi phục hoạt động trong ngày 20/7, một ngày sau khi sự cố "sập đám mây" của Microsoft gây rối loạn các hệ thống máy tính trên toàn cầu.

* Thủ tướng Chính phủ ra công điện về việc tập trung ứng phó bão số 2 và mưa lũ

Theo TTXVN, một ngày sau khi sự cố máy tính toàn cầu, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, ngân hàng, bệnh viện, cơ quan truyền thông và hãng hàng không trên khắp thế giới, nhiều hãng hàng không lớn ở châu Á và châu Âu đã khôi phục hoạt động.

Bộ Hàng không Dân dụng Ấn Độ cho biết hệ thống hàng không tại các sân bay trên khắp quốc gia Nam Á này đã hoạt động bình thường kể từ đầu ngày 20/7.

Thông báo được Bộ trưởng bộ trên - ông Ram Mohan Naidu - đăng trên mạng xã hội nêu rõ "kể từ 3h sáng (giờ địa phương), hệ thống hàng không tại các sân bay đã bắt đầu hoạt động bình thường.

Hoạt động bay hiện đang diễn ra suôn sẻ. Những vấn đề còn tồn đọng do gián đoạn ngày 19/7 đang dần được giải quyết và có thể hoàn tất vào trưa cùng ngày".

(Hành khách chờ đợi làm thủ tục bay tại sân bay Changi ở Singapore trong bối cảnh hàng trăm chuyến bay bị hoãn hoặc hủy do sự cố công nghệ thông tin toàn cầu của Microsoft, ngày 19/7/2024).

Cũng theo TTXVN, tình trạng này xảy ra sau sự cố "sập đám mây" của Microsoft vốn gây rối loạn các hệ thống máy tính trên toàn cầu do công ty an ninh mạng CrowdStrike phát hành bản cập nhật phần mềm diệt virus bị lỗi cho "gã khổng lồ" công nghệ Mỹ, ảnh hưởng đến khách hàng sử dụng hệ điều hành Windows của Microsoft.

Sự cố đã khiến các sân bay trên khắp Ấn Độ ngừng hoạt động, đồng thời khiến các chuyến bay bị hủy trên diện rộng.

Truyền thông địa phương đưa tin chỉ riêng hãng hàng không tư nhân IndiGo, hãng có thị phần vận chuyển hành khách nội địa lớn nhất ở Ấn Độ, đã hủy 287 chuyến bay.

Ngoài IndiGo, hai hãng hàng không tư nhân khác là Akasa và SpiceJet cũng bị gián đoạn hoạt động đáng kể. Các sân bay trên khắp đất nước, trong đó có cả ở Delhi và Mumbai đã chứng kiến cảnh hỗn loạn trong ngày 19/7 trong việc cấp thẻ lên máy bay, hủy và dời lịch các chuyến bay. Dịch vụ làm thủ tục trực tuyến không thực hiện được, dẫn đến tình trạng xếp hàng dài tại quầy làm thủ tục và phòng chờ quá đông ở một số sân bay.

Tính đến chiều 20/7, các hãng hàng không Mỹ và các sân bay trên khắp châu Á thông báo đã nối lại hoạt động, với các dịch vụ làm thủ tục được khôi phục ở Hong Kong (Trung Quốc), Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia và sân bay Changi của Singapore. Đến ngày 20/7, các dịch vụ ở Australia hầu như đã trở lại bình thường, nhưng Sân bay Sydney vẫn ghi nhận tình trạng trễ chuyến.

Chính phủ Australia cũng cảnh báo về nguy cơ gia tăng các hành vi lừa đảo sau sự cố, trong đó có thể kể đến những lời đề nghị giúp khởi động lại máy tính và yêu cầu thông tin cá nhân hoặc chi tiết thẻ tín dụng.

Ở châu Âu, các sân bay lớn, trong đó có sân bay Berlin (Đức), thông báo đã nối lại hoạt động, cho phép các chuyến bay khởi hành và đón chuyến bay đến sau khi hoãn toàn bộ các chuyến bay khi sự cố xảy ra. Microsoft cho biết sự cố bắt đầu vào lúc 19:00 GMT ngày 18/7 (rạng sáng 19/7, giờ Việt Nam), ảnh hưởng đến người dùng Windows chạy phần mềm an ninh mạng CrowdStrike Falcon.

CrowdStrike cho biết đã đưa ra giải pháp khắc phục sự cố và lãnh đạo công ty, George Kurtz, chia sẻ trên kênh CNBC của Mỹ rằng ông muốn "gửi lời xin lỗi tới mọi tổ chức, mọi nhóm và mọi người đã bị ảnh hưởng." CrowdStrike cũng cho biết có thể cần vài ngày để khắc phục sự cố.

CrowdStrike - trước đây đạt vốn hóa thị trường khoảng 83 tỷ USD - là nhà cung cấp dịch vụ an ninh mạng lớn. Dịch vụ đám mây của Microsoft gặp sự cố làm ảnh hưởng đến hoạt động hàng không, ngân hàng, truyền thông, y tế của rất nhiều nước trên thế giới.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo 6 nhóm nhiệm vụ lớn trọng tâm, cấp bách

Thủ tướng chỉ đạo 6 nhóm nhiệm vụ lớn trọng tâm, cấp bách

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách thời gian tới, trong đó việc sắp xếp lại địa giới hành chính cấp tỉnh, xã, chính sách tiền tệ và tài khóa thúc đẩy tăng trưởng, không để thiếu điện, năng lượng, quan hệ thương mại với Hoa Kỳ...
Đồng chí Trần Hữu Linh giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước

Đồng chí Trần Hữu Linh giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước

Ngày 3/3/2025, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký, ban hành Quyết định số 599/QĐ-BCT về việc bổ nhiệm đồng chí Trần Hữu Linh - nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường giữ chức vụ Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước.
Thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất

Thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất

Năm 2025, thị trường thế giới được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường, với nguy cơ gia tăng căng thẳng thương mại và chủ nghĩa bảo hộ. Trong bối cảnh đó, bên cạnh việc mở rộng xuất khẩu và tìm kiếm thị trường mới, Bộ Công Thương đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc phát triển mạnh thị trường trong nước để đảm bảo tăng trưởng bền vững. Như những giai đoạn trước đây, thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất.
Bảo đảm bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp

Bảo đảm bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Công điện số 20/CĐ-TTg ngày 26/2/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19/2/2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Phá đường dây mua bán thông tin ngân hàng, rửa tiền nghìn tỷ cho người nước ngoài

Phá đường dây mua bán thông tin ngân hàng, rửa tiền nghìn tỷ cho người nước ngoài

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Đồng Nai vừa triệt phá thành công, bắt giữ nhóm đối tượng mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng, rửa tiền cho các đối tượng người nước ngoài, số tiền giao dịch trên 2.000 tỷ đồng.
Đắk Lắk: Bắt 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả

Đắk Lắk: Bắt 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả

Chiều ngày 21/2/2025, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết đơn vị đã phát hiện xử lý 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả, thu giữ nhiều tang vật.
Đến ngày 30/6, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng

Đến ngày 30/6, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng

Đến ngày 30 tháng 6 năm 2025, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức các bộ, ngành, địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng và sử dụng chữ ký số để giải quyết công việc.
Việt Nam - Anh: Hợp tác phòng chống hàng hóa giả mạo và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Việt Nam - Anh: Hợp tác phòng chống hàng hóa giả mạo và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Chiều ngày 19/2, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã phối hợp tổ chức Hội thảo Vương quốc Anh gia nhập CPTPP - Ý nghĩa đối với doanh nghiệp. Trong khuôn khổ Hội thảo, Bộ Công Thương và Đại sứ quán Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-Len tại Việt Nam đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác thúc đẩy công tác phòng chống hàng hóa giả mạo và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo cam kết trong Hiệp định CPTPP.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận