Tăng cường vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới vào Việt Nam

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 12/CĐ-TTg ngày 31/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản qua biên giới vào Việt Nam.

Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Công an, Tài chính, Công Thương, Thông tin và Truyền thông và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nêu: Ngày 06 tháng 12 năm 2023, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, đảm bảo nguồn cung thực phẩm. Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian qua tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép trâu, bò, lợn, gia cầm, tôm hùm giống qua biên giới vào Việt Nam diễn ra phức tạp, đặc biệt là khu vực các tỉnh phía Nam giáp biên giới với Campuchia và Lào, làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm như bệnh Lở mồm long móng, Viêm da nổi cục, Dịch tả lợn Châu Phi, Tai xanh, Cúm gia cầm thể độc lực cao và các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác, nguy cơ ảnh hưởng đến chăn nuôi trong nước, sức khỏe người dân.

Tăng cường vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới vào Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ trưởng và Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) tiếp tục chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2023 về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, đảm bảo nguồn cung thực phẩm và Công điện số 871/CĐ-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2022 về việc chấn chỉnh, xử lý các hành vi tiêu cực liên quan hoạt động sản xuất, nhập khẩu, thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới và đất liền; tập trung ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép trâu, bò, lợn, gia cầm, tôm hùm giống qua biên giới vào Việt Nam, trong đó triển khai một số nhiệm vụ cụ thể sau:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhất là các tỉnh biên giới Tây Nam: Chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới, cảng biển, đường sông,... để ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản qua biên giới vào Việt Nam; trường hợp phát hiện nhập lậu trái phép phải thực hiện tái xuất hoặc tiêu hủy ngay, đồng thời xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo đúng quy định pháp luật.

Chỉ đạo lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Ban Chỉ đạo 389 địa phương tăng cường các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản qua biên giới; phối hợp với chính quyền địa phương kịp thời bắt giữ và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Tổ chức tuyên truyền cho người dân khu vực biên giới về sự nguy hiểm, tác hại của việc nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc; vận động người dân không tham gia, tiêu thụ và tiếp tay cho việc nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật vào Việt Nam.

Chỉ đạo, tăng cường kiểm tra và truy xuất nguồn gốc đối với động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản nghi nhập lậu, vận chuyển trái phép tiêu thụ trên địa bàn; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật.

Thành lập các đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc công tác kiểm soát, ngăn chặn buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản vào Việt Nam.

Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu đế xảy ra tình trạng nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản qua biên giới vào Việt Nam dẫn tới tình trạng phát sinh dịch bệnh.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chỉ đạo cơ quan chuyên môn tăng cường công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo quy định pháp luật, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; khẩn trương rà soát, hoàn thiện quy định về nhập khẩu để đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp nhập khẩu chính ngạch động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản được phép nhập khẩu, đảm bảo nguồn cung phục vụ thị trường trong nước, không để xảy ra tình trạng trục lợi chính sách.

Tăng cường công tác giám sát chủ động, phát hiện sớm các ổ Dịch tả lợn Châu Phi, Lở mồm long móng, Tai xanh, các bệnh dịch nguy hiểm khác có nguy cơ xâm nhiễm vào Việt Nam; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp tập trung xây dựng thành công các vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh để phục vụ xuất khẩu.

Phối hợp với các địa phương và các bộ, ngành liên quan kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản qua biên giới vào Việt Nam.

Bộ Quốc phòng chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của các bộ, ngành và chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản trên tuyến biên giới; chỉ đạo các đơn vị phối hợp với địa phương tổ chức thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức người dân khu vực biên giới trong công tác phòng, chống dịch, buôn lậu vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản qua biên giới.

Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị, công an các địa phương phối hợp với lực lượng chức năng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chính quyền các địa phương trong việc ngăn chặn buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản qua biên giới; lập chuyên án đấu tranh với các đối tượng buôn bán, vận chuyển trái phép qua biên giới, hợp thức hóa nguồn gốc động vật, sản phẩm động vật, giấy tờ kiểm dịch động vật để xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định pháp luật.

Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường các biện pháp kiểm soát thị trường, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản không rõ nguồn gốc trên thị trường theo đúng quy định.

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo tăng cường công tác truyền thông về tác hại, ảnh hưởng của việc buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản qua biên giới và nguy cơ về các dịch bệnh nguy hiểm xâm nhiễm từ nước ngoài thông qua các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép.

Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc Ban chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, trong đó chống nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi, thủy sản qua biên giới theo quy định.

Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xuất cấp lương thực, vật tư, hóa chất khử khuẩn cho địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

Xuất cấp lương thực, vật tư, hóa chất khử khuẩn cho địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 15/9/2024, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký các quyết định xuất cấp lương thực, vật tư, trang thiết bị, hóa chất khử khuẩn từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Tập trung cao độ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Tập trung cao độ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Tại Nghị quyết 128/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ yêu cầu tiếp tục ưu tiên tối đa cho thúc đẩy tăng trưởng, tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3; điều tiết sản xuất, ổn định cung cầu các mặt hàng, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng...
Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3

Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3

Sáng 15/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 nhằm bàn về giải pháp khẩn trương khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nhanh chóng ổn định tình hình, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham dự Hội nghị.
21 tỉnh, thành phố cần tổ chức ứng trực đê suốt ngày đêm

21 tỉnh, thành phố cần tổ chức ứng trực đê suốt ngày đêm

Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNT vừa có văn bản gửi 21 tỉnh thành phố về việc đảm bảo an toàn chống lũ của đê trong quá trình vận hành các trạm bơm tiêu.
Thủ tướng: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Thủ tướng: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Rút báo động 2 trên sông Hồng và sông Đuống

Rút báo động 2 trên sông Hồng và sông Đuống

Ban Chỉ huy Phòng chống thương tích và Tìm kiếm cứu nạn TP. Hà Nội lệnh rút báo động 2 trên sông Hồng tại 7 quận và 3 huyện; rút báo động 2 trên sông Đuống tại địa phận quận Long Biên và hai huyện Đông Anh, Gia Lâm.
Thủ tướng thị sát hiện trường, thăm hỏi người dân nơi lũ quét

Thủ tướng thị sát hiện trường, thăm hỏi người dân nơi lũ quét

Ngày 12/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát tình hình, thăm hỏi đời sống người dân, kiểm tra, động viên các lực lượng đang làm nhiệm vụ ứng phó mưa lũ, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, tiếp tế nhu yếu phẩm cho người dân tại Yên Bái và Lào Cai.
Lũ trên các sông xuống dần, Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa dông

Lũ trên các sông xuống dần, Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 13/9, ở khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to, với lượng mưa phổ biến 40-80 mm, cục bộ có nơi trên 120 mm (thời gian mưa tập trung vào chiều và đêm).
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận