Theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường các mặt hàng thiết yếu

Để góp phần bình ổn thị trường, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với các bộ, cơ quan địa phương theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường các mặt hàng thiết yếu để kịp thời đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu.

Các Bộ, ngành cần tiếp tục phối hợp trong việc tham mưu điều hành giá các mặt hàng do nhà nước quản lý giá, trong đó có mặt hàng xăng dầu nhằm bảo đảm kiểm soát lạm phát chung theo mục tiêu đề ra. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về công tác bảo đảm nguồn cung các hàng hóa thiết yếu để tạo tâm lý yên tâm cho người dân, tránh hiện tượng đầu cơ, tích trữ gây bất ổn thị trường...

Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thời gian qua được nâng lên, các Bộ ngành, lực lượng chức năng đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm tại cộng đồng dân cư, qua đó, góp phần kiềm chế sự gia tăng của buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường các mặt hàng thiết yếu

Trong thời gian tới, để xử lý có hiệu quả hơn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Chính phủ tiếp tục chỉ đạo Bộ Công Thương cùng các Bộ ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, trọng tâm là: Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Chủ động nắm vững diễn biến tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo lĩnh vực, địa bàn phụ trách để kịp thời phát hiện, nhận diện các vấn đề nổi cộm, các lĩnh vực mặt hàng vi phạm mới nổi để đấu tranh ngăn chặn, xử lý.

Tiếp tục rà soát, phân loại các website, ứng dụng thương mại điện tử nhất là đối với các nhóm mặt hàng kinh doanh có điều kiện và nhóm mặt hàng xuất hiện nhiều hàng giả, hàng nhái được kinh doanh qua mạng như: mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng, quần áo, túi xách, đồng hồ, trang thiết bị vật tư y tế… Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh, ghi nhãn, việc chấp hành 15 các quy định về chất lượng, hoá đơn, nguồn gốc sản phẩm lưu thông trên thị trường nhằm ngăn chặn việc kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, kém chất lượng.

Rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nhằm bảo đảm tính khả thi, đủ sức răn đe ngăn ngừa hành vi vi phạm và phù hợp với yêu cầu thực tế; đồng thời, tạo thuận lợi cho các lực lượng chức năng trong thực thi nhiệm vụ. Đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông, đa dạng về hình thức tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân về tác hại của hàng giả, hàng kém chất lượng đối với đời sống xã hội để mọi người không bao che, tiếp tay cho hành vi này. Công tác tuyên truyền phải được làm thường xuyên, liên tục, tăng cường thông tin tuyên tuyền về kết quả công tác của các lực lượng chức năng; thông tin kịp thời về các vụ việc vi phạm lớn, điển hình nhằm cảnh báo, răn đe các đối tượng vi phạm.

Tăng cường hợp tác chặt chẽ với các Hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong công tác chia sẻ, cung cấp thông tin và hỗ trợ kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ... Kiên quyết xử lý trách nhiệm người đứng đầu, lãnh đạo, tập thể và cá nhân trực tiếp quản lý địa bàn nếu để xảy ra tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ phức tạp, nghiêm trọng kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân mà không có giải pháp khắc phục kiên quyết, hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Kiên Giang: Tạm giữ hơn 1.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu, có dấu hiệu là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Kiên Giang: Tạm giữ hơn 1.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu, có dấu hiệu là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Ngày 12/9/2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Kiên Giang tiến hành kiểm tra phát hiện 1.070 bao thuốc lá điếu với các nhãn hiệu như JET, HERO, SAIGON Silver (trong đó có 120 bao thuốc lá nhãn hiệu SAIGON Silver có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu).
Quảng Bình: Giám sát tiêu hủy 1.500 đơn vị sản phẩm thực phẩm nhập lậu không đảm bảo an toàn sử dụng

Quảng Bình: Giám sát tiêu hủy 1.500 đơn vị sản phẩm thực phẩm nhập lậu không đảm bảo an toàn sử dụng

Thực hiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 5, chiều cùng ngày tại trụ sở Đội Quản lý thị trường số 5 trực thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình, Đội Quản lý thị trường số 5 tiến hành giám sát đối tượng vi phạm thực hiện việc tiêu hủy 1.500 đơn vị sản phẩm thực phẩm nhập lậu không đảm bảo an toàn sử dụng.
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại các chợ dân sinh, siêu thị trên địa bàn tỉnh

Cục QLTT tỉnh Ninh Bình tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại các chợ dân sinh, siêu thị trên địa bàn tỉnh

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình tăng cường công tác kiểm tra, giám sát giá cả hàng hoá tại các chợ dân sinh, các cửa hàng, siêu thị… trên địa bàn tỉnh, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, không để tình trạng găm hàng, đẩy giá, đảm bảo ổn định giá các mặt hàng đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhân dân.
Cục QLTT tỉnh Lào Cai phát động quyên góp, ủng hộ nhân dân khắc phục hậu quả sau bão Yagi

Cục QLTT tỉnh Lào Cai phát động quyên góp, ủng hộ nhân dân khắc phục hậu quả sau bão Yagi

Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng cục Quản lý thị trường tại văn bản số 2606/TCQLTT-VPTC ngày 12/9/2024 về việc phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ số 3 gây ra, sáng ngày 13/9, Cục Quản Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai đã phát động toàn thể công chức, người lao động trong toàn Cục hưởng ứng, chung tay quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bị bão, lũ đang gặp khó khăn do cơn bão số 3 (tên quốc tế bão Yagi) gây ra để sớm ổn định cuộc sống.
Phòng ngừa, ngăn chặn gian thương trục lợi từ thiên tai

Phòng ngừa, ngăn chặn gian thương trục lợi từ thiên tai

Hậu quả cơn bão số 3 chưa khắc phục xong, khắp nơi vẫn ngổn ngang cây cối gãy đổ; nhà xưởng đổ tường, tốc mái; điện, điện thoại, chưa được phục hồi…, Hải Dương lại phải gồng mình trước lũ lớn trên báo động 3 khắp các tuyến sông và úng ngập nội thành, nội đồng.
Hà Nội: Thị trường hàng hóa ổn định, không bị gián đoạn nguồn cung

Hà Nội: Thị trường hàng hóa ổn định, không bị gián đoạn nguồn cung

Theo báo cáo của Quản lý thị trường Hà Nội, trong ngày 12/9 tình hình thị trường trên địa bàn tương đối ổn định, không xảy ra hiện tượng găm hàng, tăng giá.
Thanh niên Quản lý thị trường chung tay hỗ trợ bà con chịu ảnh hưởng nặng nề từ bão lũ

Thanh niên Quản lý thị trường chung tay hỗ trợ bà con chịu ảnh hưởng nặng nề từ bão lũ

Rạng sáng 12/9, những chiếc xe nối đuôi nhau chở hàng hóa đã xuất phát tại Thủ đô Hà Nội, đưa nhu yếu phẩm cần thiết từ tấm lòng của Đoàn Thanh niên Cơ quan Tổng cục Quản lý thị trường đến với nhân dân vùng bão lũ.
Hàng trăm công chức QLTT tham gia lễ phát động, quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lụt

Hàng trăm công chức QLTT tham gia lễ phát động, quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lụt

Thực hiện chỉ đạo và phát động của Ban Cán sự đảng Bộ Công Thương, lãnh đạo Bộ, Công đoàn Bộ Công Thương, phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần “Tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách”, chiều ngày 12/9/2024, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức Lễ phát động, quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ số 3 gây ra.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận