Thị trường trong nước tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá cao

Thị trường hàng hóa tháng 7/2024 không có biến động lớn. Do là tháng cao điểm của mùa hè nên nhu cầu đối với các dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng tăng cao. Nguồn cung các mặt hàng, nhất là các hàng hóa thiết yếu luôn được bảo đảm.

* Chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng 7 tăng 0,7% so với tháng trước

Trong giai đoạn Quý I, thị trường chủ yếu tập trung cho công tác phục vụ Tết, với việc chỉ đạo sớm của Chính phủ, các Bộ, địa phương và việc triển khai tích cực việc chuẩn bị nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho thị trường của các doanh nghiệp, thị trường hàng hóa luôn được bình ổn, nguồn cung hàng hóa Tết đáp ứng tốt nhu cầu tăng và đa dạng của người dân. Từ Quý II, thị trường tập trung cho việc cung ứng hàng hóa phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân. Nguồn cung các mặt hàng thiết yếu luôn được bảo đảm, giá tương đối bình ổn, riêng mặt hàng thịt lợn, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên nguồn cung giảm trong một số giai đoạn nên giá có biến động tăng, tuy nhiên, do có nhiều mặt hàng thực phẩm thay thế nên giá thịt lợn không tăng đột biến. Các mặt hàng nhóm nhiên liệu năng lượng giá biến động theo giá thế giới.

Giá cả cơ bản ổn định, nguồn cung các mặt hàng thiết yếu được đảm bảo

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7/2024 tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước nhờ đóng góp tích cực của ngành du lịch. Tính chung 7 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 3.625,7 nghìn tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 10,6%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,2% (cùng kỳ năm 2023 tăng 9,8%). Riêng doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 2.801,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 77,3% tổng mức và tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước (loại trừ yếu tố giá tăng 4,3%). Trong đó, nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 10,7%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 11,1%; may mặc tăng 9,1%; phương tiện đi lại (trừ ô tô) tăng 3,4%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 11,2%.

Hải Phòng: Tăng cường kiểm tra các mặt hàng thiết yếu
Lực lượng QLTT tăng cường kiểm tra các mặt hàng thiết yếu

Trong 7 tháng năm 2024, doanh thu bán lẻ hàng hóa của một số địa phương tăng so với cùng kỳ năm trước như: Quảng Ninh tăng 10,2%; Đà Nẵng tăng 7,8%; Cần Thơ tăng 7,6%; Hà Nội tăng 6,6%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 6,3%.

Nhìn chung, thị trường trong nước tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá cao, có xu hướng tăng dần từ đầu năm đến nay; mặt bằng giá cả cơ bản ổn định, nguồn cung các mặt hàng thiết yếu được đảm bảo.

Về công tác quản lý thị trường (QLTT), lực lượng QLTT cả nước đã xây dựng và triển khai các phương án, kế hoạch kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm, làm tốt công tác quản lý địa bàn, chú trọng kiểm tra, xử lý các vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận xã hội; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ đối với hàng hóa nhập lậu, hàng giả, gian lận thương mại, hàng kém chất lượng và việc niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết, các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để đầu cơ, găm hàng hoặc lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa bất hợp lý, đặc biệt là đối với mặt hàng vàng, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu khác. Đồng thời, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về các lĩnh vực trong hoạt động thương mại đối với các cơ sở kinh doanh, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, hạn chế sai phạm của các đối tượng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bình ổn thị trường và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp làm ăn chân chính và người tiêu dùng. Đặc biệt, trước tình hình thị trường vàng diễn biến phức tạp, thực hiện Công điện số 1426/CĐ-TTg ngày 27/12/2023 của Chính phủ về các giải pháp QLTT vàng và các văn bản chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Cục QLTT các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm soát đấu tranh phòng, chống buôn lậu mặt hàng vàng. Theo đó, lực lượng QLTT cả nước đã đồng loạt ra quân kiểm tra, phát hiện xử lý nhiều vụ việc đối với mặt hàng vàng...

Theo báo nhanh của lực lượng QLTT cả nước, từ ngày 15/6/2024 đến ngày 14/7/2024, lực lượng QLTT đã phát hiện, xử lý 3.937 vụ vi phạm; thu nộp NSNN trên 39 tỷ đồng.

Lũy kế 7 tháng năm 2024: Từ 15/12/2023 đến ngày 14/7/2024, lực lượng QLTT đã phát hiện, xử lý 30.070 vụ vi phạm, thu nộp NSNN 338 tỷ đồng. Trị giá hàng hóa tịch thu 124 tỷ đồng; Trị giá hàng hóa tiêu hủy và buộc tiêu hủy 159 tỷ đồng.

Ổn định, phát triển thị trường trong nước

Trong những tháng tiếp theo, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đẩy nhanh việc rà soát, sửa đổi, xây dựng và hoàn thiện một số văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thị trường trong nước bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn, phục vụ hiệu quả cho công tác điều hành kinh tế vĩ mô và hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của người dân và doanh nghiệp; Đẩy mạnh triển khai Luật Cạnh tranh để tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh.

Tổ chức đẩy mạnh triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các Chương trình, đề án về phát triển thương mại trong nước như: Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030; Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025; Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025; Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025; Kế hoạch phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025...

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế về PVTM hướng tới bảo vệ nền kinh tế, doanh nghiệp, thị trường trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế và tích hợp công cụ PVTM vào các kế hoạch, chủ trương, chính sách để phát triển sản xuất trong nước.

Tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành địa phương theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, bảo đảm đủ nguồn cung các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân; tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá dầu thô tăng 4 tuần liên tiếp khi nhu cầu sưởi ấm cao

Giá dầu thô tăng 4 tuần liên tiếp khi nhu cầu sưởi ấm cao

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), tuần qua, nhóm năng lượng dẫn dắt xu hướng khởi sắc của toàn thị trường, trong đó, giá dầu thô bật tăng hơn 3%, khí tự nhiên tăng gần 19%.
Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1/2025

Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1/2025

Theo đó, xăng E5RON92 có giá niêm yết mới không cao hơn 20.431 đồng/lít (tăng 374 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 588 đồng/lít; xăng RON95-III có giá không cao hơn 21.019 đồng/lít (tăng 273 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành.
Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành đầu tiên của năm 2025

Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành đầu tiên của năm 2025

Liên Bộ Công thương - Tài chính vừa công bố giá bán lẻ xăng dầu từ 15 giờ ngày 2/1. Tại kỳ điều hành giá xăng dầu đầu tiên của năm 2025, giá các mặt hàng nhiên liệu đồng loạt tăng nhẹ.
Giá xăng dầu giảm gần 500 đồng/lít từ 15 giờ ngày 26/12

Giá xăng dầu giảm gần 500 đồng/lít từ 15 giờ ngày 26/12

Từ 15 giờ ngày 26/12, Liên Bộ Công Thương - Tài chính thực hiện điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo hướng đồng loạt giảm.
Xăng dầu đồng loạt tăng giá, xăng RON 95 vượt mốc 21.000 đồng/lít

Xăng dầu đồng loạt tăng giá, xăng RON 95 vượt mốc 21.000 đồng/lít

Tại phiên điều hành chiều 19/12, cơ quan quản lý điều chỉnh tăng đồng loạt đối với các mặt hàng xăng dầu trong nước. Đặc biệt, xăng RON 95 đã tăng lên trên mốc 21.000 đồng/lít.
Giá ca cao lập đỉnh lịch sử mới

Giá ca cao lập đỉnh lịch sử mới

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong phiên giao dịch ngày 18/12. Đáng chú ý, nhóm nguyên liệu công nghiệp dẫn dắt đà tăng toàn thị trường, trong đó nổi bật là mặt hàng ca cao với giá tăng vọt gần 7%, thiết lập mức đỉnh lịch sử mới.
Tăng cường nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Tăng cường nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Trong 11 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 5.822,3 nghìn tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Sau khi loại trừ yếu tố giá, mức tăng đạt 5,8%, phản ánh sự cải thiện đáng kể của sức mua trong bối cảnh kinh tế còn nhiều thách thức.
Từ chiều nay, giá xăng dầu đồng loạt giảm, riêng giá xăng RON95 tăng

Từ chiều nay, giá xăng dầu đồng loạt giảm, riêng giá xăng RON95 tăng

Theo điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15 giờ chiều nay (12-12), giá xăng dầu được điều chỉnh giảm, trừ giá xăng RON95 bật tăng 33 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành. Kỳ điều hành này, liên Bộ không trích lập, không chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận