Thu hút FDI tăng mạnh trong tháng đầu năm 2024

Tính đến ngày 20/1/2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt hơn 2,36 tỷ USD, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, vốn đầu tư đăng ký mới tăng mạnh.

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tháng đầu tiên của năm 2024, 190 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 24,2% so với cùng kỳ; tổng vốn đăng ký đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 66,9% so với cùng kỳ. Số dự án tăng, đặc biệt là dự án quy mô lớn (hơn 600 triệu USD) là một trong những nhân tố chính thúc đẩy vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh.

Đồng thời, vốn giải ngân cũng rất khả quan, đạt mức 1,48 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thu hút FDI tăng mạnh trong tháng đầu năm 2024
Ảnh minh họa

Về lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 15 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, kinh doanh bất động sản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 1,27 tỷ USD, chiếm 53,9% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp 2 lần so với cùng kỳ; công nghiệp chế biến, chế tạo đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 926 triệu USD, chiếm 39,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ; bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là 65,2 triệu USD và gần 54,5 triệu USD.

Về số lượng dự án, bán buôn, bán lẻ là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 38,9%) và góp vốn mua cổ phần (chiếm 49,4%). Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỉ trọng số lượt điều chỉnh vốn cao nhất (73,3%).

Xét theo đối tác đầu tư, đã có 39 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong tháng 1/2024; trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 1,4 tỷ USD, chiếm 59,5% tổng vốn đầu tư, tăng 72,8% so với cùng kỳ 2023; Nhật Bản đứng thứ hai với gần 297 triệu USD, chiếm 12,6% tổng vốn đầu tư, gấp hơn 7 lần so với cùng kỳ; tiếp theo là Samoa, Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc),…

Xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới (chiếm gần 19%); Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 26,7%) và góp vốn mua cổ phần (chiếm 25,3%).

Từ đầu năm đến nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 35 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 867 triệu USD, chiếm 36,7% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp 39,7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Bà Rịa-Vũng Tàu đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 282 triệu USD, chiếm 11,9% tổng vốn đầu tư cả nước. Sau đó lần lượt là Bắc Giang, Bắc Ninh, Đồng Nai…

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư của Hà Nội tăng mạnh do có dự án đầu tư mới lớn với tổng vốn đầu tư hơn 662 triệu USD với mục tiêu đầu tư dự án khu đô thị mới ở Hà Nội. Nếu xét về số dự án, TPHCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 42,1%) và góp vốn mua cổ phần (chiếm 78,2%). Bắc Ninh dẫn đầu về số lượt dự án điều chỉnh vốn (chiếm 16%).

Để tăng cường thu hút FDI, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết sẽ tiếp tục rà soát, điều chỉnh chính sách đầu tư nước ngoài phù hợp với xu hướng đầu tư toàn cầu. Cùng với đó, các địa phương cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, nhất là khâu thực thi các thủ tục sau cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư...

Cùng chuyên mục

Tin khác

CPI năm 2024 tăng 3,66%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra

CPI năm 2024 tăng 3,66%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra

Báo cáo kinh tế - xã hội quý IV và cả năm 2024 từ Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý IV/2024 tăng 2,87% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, CPI cả năm 2024 tăng 3,63%, hoàn thành xuất sắc mục tiêu mà Quốc hội đã đề ra, phản ánh sự ổn định và hiệu quả trong điều hành kinh tế vĩ mô.
Bứt phá tăng trưởng kinh tế: Chiến lược và giải pháp quyết liệt cho năm 2025

Bứt phá tăng trưởng kinh tế: Chiến lược và giải pháp quyết liệt cho năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện về việc phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025.
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 135/CĐ-TTg ngày 16/12/2024 về tiếp tục tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng.
Tăng tốc, bứt phá hoàn thành vượt 15 chỉ tiêu năm 2024

Tăng tốc, bứt phá hoàn thành vượt 15 chỉ tiêu năm 2024

Tại Nghị quyết số 233/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2024, Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương vừa tăng tốc, bứt phá để quyết tâm đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu, mục tiêu của năm 2024, vừa khẩn trương triển khai những nhiệm vụ mới, quan trọng, cấp bách; tạo đà, tạo lực, tạo thế, giữ nhịp cao hơn để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Giải pháp trọng tâm đẩy mạnh tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050

Giải pháp trọng tâm đẩy mạnh tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050

Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 44/CT-TTg ngày 9/12/2024 về triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.
Kinh tế - xã hội 11 tháng đạt nhiều kết quả quan trọng

Kinh tế - xã hội 11 tháng đạt nhiều kết quả quan trọng

Chiều 7/12, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ.
Quốc hội quyết nghị chưa tăng tiền lương khu vực công trong năm 2025

Quốc hội quyết nghị chưa tăng tiền lương khu vực công trong năm 2025

Nghị quyết số 159/2024/QH15 của Quốc hội quyết nghị chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2025.
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP khoảng 8% năm 2025

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP khoảng 8% năm 2025

Tại Hội nghị toàn quốc được tổ chức sáng ngày 1/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã báo cáo những nội dung chủ yếu về tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển KTXH năm 2025.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận