Thủ tướng đề nghị Đức sớm phê chuẩn Hiệp định EVIPA và triển khai hiệu quả JETP với Việt Nam

Ngày 24/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội kiến với Tổng thống Đức Frank - Walter Steinmeier nhân dịp có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.

Thủ tướng đề nghị Đức sớm phê chuẩn Hiệp định EVIPA và triển khai hiệu quả JETP với Việt Nam- Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Báo Chính phủ cho hay, tại buổi hội đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vui mừng chào đón Tổng thống Frank-Walter Steinmeier, bày tỏ tin tưởng rằng chuyến thăm của Tổng thống sẽ tạo động lực mới đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Đức ngày càng phát triển sâu rộng, hiệu quả trong thời gian tới; khẳng định trong đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam luôn coi trọng vai trò, vị thế của Đức tại khu vực và trên thế giới và mong muốn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam – Đức trên tất cả các lĩnh vực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời cảm ơn Chính phủ Đức đã hỗ trợ Việt Nam số lượng lớn vaccine phòng COVID-19 giúp Việt Nam sớm đẩy lùi dịch bệnh, khôi phục kinh tế - xã hội.

Thủ tướng đề nghị Đức sớm phê chuẩn Hiệp định EVIPA và triển khai hiệu quả JETP với Việt Nam- Ảnh 2.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier trân trọng cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, chu đáo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam; đánh giá cao sự phát triển kinh tế năng động của Việt Nam những năm qua.

Hai nhà lãnh đạo vui mừng trước những bước phát triển trong quan hệ hai nước trong nhiều thập niên qua, đặc biệt là các dự án hợp tác biểu tượng giữa hai nước đang hoạt động hiệu quả như Đại học Việt – Đức, Ngôi nhà Đức...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chia sẻ với Tổng thống Đức những thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam sau 35 năm Đổi mới. Để thúc đẩy tăng trưởng, Việt Nam sẽ tập trung trong thực hiện các đột phá chiến lược giúp hoàn thiện thể chế, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, trong đó ưu tiên kinh tế số và chuyển đổi số, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn; đẩy mạnh khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo; cam kết có trách nhiệm về chống biến đổi khí hậu. Đây là những lĩnh vực Việt Nam mong muốn nhận được sự hợp tác của Đức.

Thủ tướng đề nghị Đức sớm phê chuẩn Hiệp định EVIPA và triển khai hiệu quả JETP với Việt Nam- Ảnh 3.

Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao; tiếp tục phối hợp, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương... - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Để thúc đẩy hơn nữa hợp tác song phương, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao, qua đó giúp gia tăng tin cậy chính trị, hiểu biết lẫn nhau và tạo xung lực mới cho hợp tác hai nước; tiếp tục phối hợp, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương như Liên Hợp Quốc, khuôn khổ hợp tác ASEAN - Đức, ASEAN - EU.

Khẳng định hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư là trụ cột của quan hệ song phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Đức nhất trí tăng cường khuyến khích doanh nghiệp Đức đầu tư vào Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực Đức có thế mạnh như năng lượng, đường sắt, thiết bị y tế, dược phẩm, hạ tầng…

Thủ tướng đề nghị Đức sớm phê chuẩn Hiệp định EVIPA và triển khai hiệu quả JETP với Việt Nam- Ảnh 4.

Thủ tướng đề nghị Đức sớm phê chuẩn Hiệp định EVIPA và triển khai hiệu quả JETP với Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Đức sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA); tiếp tục hợp tác với Việt Nam triển khai hiệu quả khuôn khổ Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) mà Đức là một bên tham gia để Việt Nam thực hiện mục tiêu giảm phát thải như đã cam kết tại COP 26 cũng như phối hợp hiệu quả triển khai các dự án hợp tác phát triển do Đức tài trợ trong thời gian tới, ưu tiên các lĩnh vực xây dựng hạ tầng, phát triển bền vững, năng lượng tái tạo.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí đẩy mạnh hợp tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng cường xây dựng các cơ chế, khuôn khổ hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nghề. Tổng thống Đức bày tỏ mong muốn, lực lượng lao động Việt Nam sẽ sớm có cơ hội được làm việc tại Đức, cải thiện tích cực tình trạng thiếu hụt lao động tại Đức thời gian tới.

Thủ tướng đề nghị Đức sớm phê chuẩn Hiệp định EVIPA và triển khai hiệu quả JETP với Việt Nam- Ảnh 5.

Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đánh giá cao sự phát triển kinh tế năng động của Việt Nam những năm qua - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Tổng thống Đức tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng hơn 200.000 người Việt Nam tại Đức hội nhập thành công, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội Đức, là cầu nối cho quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Tổng thống Đức đánh giá cao cộng đồng người Việt Nam tại Đức và coi đây là tài sản quý báu trong quan hệ giữa hai nước, hai dân tộc.

Trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Steinmeier nhấn mạnh sự cần thiết trong việc duy trì hòa bình, ổn định, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế. Hai bên nhấn mạnh ủng hộ tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo 6 nhóm nhiệm vụ lớn trọng tâm, cấp bách

Thủ tướng chỉ đạo 6 nhóm nhiệm vụ lớn trọng tâm, cấp bách

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách thời gian tới, trong đó việc sắp xếp lại địa giới hành chính cấp tỉnh, xã, chính sách tiền tệ và tài khóa thúc đẩy tăng trưởng, không để thiếu điện, năng lượng, quan hệ thương mại với Hoa Kỳ...
Đồng chí Trần Hữu Linh giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước

Đồng chí Trần Hữu Linh giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước

Ngày 3/3/2025, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký, ban hành Quyết định số 599/QĐ-BCT về việc bổ nhiệm đồng chí Trần Hữu Linh - nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường giữ chức vụ Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước.
Thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất

Thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất

Năm 2025, thị trường thế giới được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường, với nguy cơ gia tăng căng thẳng thương mại và chủ nghĩa bảo hộ. Trong bối cảnh đó, bên cạnh việc mở rộng xuất khẩu và tìm kiếm thị trường mới, Bộ Công Thương đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc phát triển mạnh thị trường trong nước để đảm bảo tăng trưởng bền vững. Như những giai đoạn trước đây, thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất.
Bảo đảm bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp

Bảo đảm bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Công điện số 20/CĐ-TTg ngày 26/2/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19/2/2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Phá đường dây mua bán thông tin ngân hàng, rửa tiền nghìn tỷ cho người nước ngoài

Phá đường dây mua bán thông tin ngân hàng, rửa tiền nghìn tỷ cho người nước ngoài

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Đồng Nai vừa triệt phá thành công, bắt giữ nhóm đối tượng mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng, rửa tiền cho các đối tượng người nước ngoài, số tiền giao dịch trên 2.000 tỷ đồng.
Đắk Lắk: Bắt 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả

Đắk Lắk: Bắt 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả

Chiều ngày 21/2/2025, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết đơn vị đã phát hiện xử lý 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả, thu giữ nhiều tang vật.
Đến ngày 30/6, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng

Đến ngày 30/6, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng

Đến ngày 30 tháng 6 năm 2025, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức các bộ, ngành, địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng và sử dụng chữ ký số để giải quyết công việc.
Việt Nam - Anh: Hợp tác phòng chống hàng hóa giả mạo và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Việt Nam - Anh: Hợp tác phòng chống hàng hóa giả mạo và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Chiều ngày 19/2, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã phối hợp tổ chức Hội thảo Vương quốc Anh gia nhập CPTPP - Ý nghĩa đối với doanh nghiệp. Trong khuôn khổ Hội thảo, Bộ Công Thương và Đại sứ quán Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-Len tại Việt Nam đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác thúc đẩy công tác phòng chống hàng hóa giả mạo và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo cam kết trong Hiệp định CPTPP.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận