Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa

Chiều tối ngày 16/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa- Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Bộ trưởng, Thủ trưởng các bộ, cơ quan: Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải và lãnh đạo một số bộ, ngành, cơ quan liên quan.

Các đại biểu tham dự cuộc họp đã phân tích, thảo luận sâu về tình hình quốc tế, nhất là trước việc một số nước điều chỉnh chính sách tài khóa, tiền tệ và tác động tới Việt Nam; các vấn đề liên quan điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ trong nước như: Tình hình tỉ giá, lãi suất, diễn biến thị trường vàng, lạm phát, thu ngân sách, chi tiêu công, dư địa chính sách. Các đại biểu rà soát và đề xuất một số giải pháp điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ thời gian tới phù hợp với tình hình.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa- Ảnh 2.

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sau khi nghe các báo cáo và ý kiến thảo luận của lãnh đạo các bộ, ngành liên quan, kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh đến nay, chúng ta vẫn đang thực hiện được mục tiêu quan trọng nhất là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; kiểm soát tốt nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia và bội chi ngân sách; phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc; bảo đảm ổn định chính trị, an sinh xã hội, an ninh, an toàn, an dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo, vùng dân tộc ít người; bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.

Trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tác động lớn tới trong nước, thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm giữ vững bản lĩnh, bình tĩnh, không chủ quan cũng không quá lạc quan, không bi quan, không hoang mang, dao động, có giải pháp từ sớm, từ xa, từ cơ sở để tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế và phát triển bền vững các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa- Ảnh 4.

Đại diện Ngân hàng Nhà nước phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong đó, về chính sách tài khóa, Thủ tướng yêu cầu triệt để thực hiện tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước; tiếp tục thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân.

Cùng với đó, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, kích hoạt mọi nguồn lực xã hội; khẩn trương nghiên cứu phát hành trái phiếu Chính phủ để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển, tập trung vào hạ tầng chiến lược, nhà ở xã hội, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa- Ảnh 5.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa- Ảnh 6.

Các đại biểu đã phân tích, thảo luận sâu về tình hình quốc tế, các vấn đề liên quan điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ trong nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng yêu cầu trước mắt cần huy động ngay khoảng 100 nghìn tỷ đồng phục vụ các dự án trung hạn giai đoạn 2021-2025; về lâu dài tiếp tục nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền việc chuẩn bị các dự án đầu tư hạ tầng chiến lược. Theo Thủ tướng, sở dĩ chúng ta làm được việc này là dựa trên cơ sở nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài trong giới hạn cho phép, bội chi ngân sách thấp hơn quy định, tăng thu ngân sách lớn.

Về chính sách tiền tệ, cần đảm bảo hài hòa, hợp lý giữa tỉ giá và lãi suất; sử dụng hợp lý các công cụ thị trường, trong đó có việc bơm tiền ra, hút tiền vào phù hợp. Lưu ý không để tỉ giá ảnh hưởng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; giữ ổn định tương đối về tỉ giá. Dứt khoát thực hiện các giải pháp tạo thuận lợi tiếp cận tín dụng; tiết giảm chi phí, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, đặc biệt là đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động của ngân hàng, phấn đấu giảm lãi suất cho vay từ 1-2% để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tăng việc làm, tạo sinh kế cho người dân, phấn đấu tăng tín dụng 5 – 6% ngay trong quý II/2024.

Về thị trường vàng, Thủ tướng nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp thu hẹp chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và quốc tế, trong đó có giải pháp truyền thông phù hợp, tăng cường thanh tra, giám sát, xử lý nghiêm các sai phạm; các ngân hàng thương mại đồng hành cùng với Ngân hàng Nhà nước về vấn đề này; kiên quyết thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong hoạt động kinh doanh, mua, bán vàng, đến ngày 15/6 tới, đơn vị nào không thực hiện hoá đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng thì rút giấy phép; tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, đánh giá, tổng kết việc thực hiện Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh cắt giảm thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ tham mưu ban hành Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, đặc biệt là chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng và tài chính.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa- Ảnh 8.

Thủ tướng nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp thu hẹp chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và quốc tế - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng với đó, các cơ quan, trong đó có Bộ Công an tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm theo quy định các hành vi vi phạm liên quan buôn lậu, găm hàng, đội giá, không tuân thủ pháp luật.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thông tin, truyền thông phản ánh kịp thời, đúng tình hình, tạo đồng thuận trong xã hội; góp phần thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chỉ đạo, điều hành nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Siêu thị tăng dự trữ, cung ứng dồi dào, đáp ứng nhu cầu người dân

Siêu thị tăng dự trữ, cung ứng dồi dào, đáp ứng nhu cầu người dân

Đánh giá nhu cầu mua hàng của người dân tăng cao khi mưa bão lớn, các doanh nghiệp đã chủ động tăng lượng dự trữ hàng hóa gấp 2-3 lần so với trước.
Hà Nội: Bảo đảm đủ nguồn thực phẩm thiết yếu trong mọi tình huống

Hà Nội: Bảo đảm đủ nguồn thực phẩm thiết yếu trong mọi tình huống

Sở Công Thương Hà Nội vừa ban hành văn bản số 4300/SCT-KHTCTH yêu cầu các đơn vị liên quan có phương án bảo đảm an toàn trong cung ứng, sử dụng điện cũng như cung ứng hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu.
Sơ tán trên 48 nghìn người dân khỏi khu vực lồng, bè trên biển

Sơ tán trên 48 nghìn người dân khỏi khu vực lồng, bè trên biển

Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNT vừa có cập nhật về tình hình diễn biến và công tác phòng chống bão số 3 tại các địa phương trên cả nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 8/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 8/2024

Sáng 7/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2024 với nhiều nội dung quan trọng.
Cảnh báo lũ quét, sạt lở và sụt lún đất do mưa lũ

Cảnh báo lũ quét, sạt lở và sụt lún đất do mưa lũ

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa đưa ra cảnh báo lũ quét, sạt lở và sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy tại các tỉnh Phú Thọ, Nghệ An, Kon Tum và Lâm Đồng.
Bão Yagi: tâm bão trên đất liền gió giật cấp 13

Bão Yagi: tâm bão trên đất liền gió giật cấp 13

Dự báo, khoảng 16h ngày 7/9, tâm bão trên đất liền phía Đông Bắc Bộ; sức gió cấp 11, giật cấp 13. Từ ngày 7/9 đến sáng 9/9, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hoá có mưa lớn phổ biến từ 100-350mm, có nơi trên 500mm. Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc
Bắt nhóm đối tượng lừa đảo mua bán phần mềm theo dõi, định vị điện thoại

Bắt nhóm đối tượng lừa đảo mua bán phần mềm theo dõi, định vị điện thoại

Cơ quan CSĐT Công an quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam 7 đối tượng để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bão số 3 đi vào Vịnh Bắc Bộ: Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó bão và mưa lũ sau bão

Bão số 3 đi vào Vịnh Bắc Bộ: Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó bão và mưa lũ sau bão

Đêm ngày 6/9/2024, bão số 3 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ, ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ gây gió mạnh, mưa lớn, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các đô thị, vùng thấp trũng, sạt lở đất, lũ quét ở trung du và miền núi.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận