Thụy Sỹ chính thức bãi bỏ thuế nhập khẩu hàng công nghiệp

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Sỹ cho biết, kể từ ngày 1/1/2024, các sản phẩm công nghiệp chính thức được miễn thuế nhập khẩu vào Thụy Sỹ, cho dù có nguồn gốc xuất xứ từ bất kỳ nước nào. Đây là một chính sách thương mại quan trọng, được nước này triển khai sau nhiều năm nghiên cứu và chuẩn bị.

Tại Thụy Sỹ, các sản phẩm công nghiệp bao gồm các sản phẩm trung gian đầu vào cho quá trình sản xuất như hàng hóa vốn, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, máy móc thiết bị, muối và muối công nghiệp, cũng như hàng tiêu dùng như xe các loại, đồ gia dụng, quần áo, giày dép... Các sản phẩm này nằm trong các chương từ 25-97 của biểu mã HS (ngoại trừ một số sản phẩm thuộc chương 35 và 38 cũng được coi là hàng nông sản). Tuy nhiên, các sản phẩm nông nghiệp, bao gồm động thực vật sống, thực phẩm, nông sản chế biến, hạt giống, thức ăn chăn nuôi, thủy sản… không được coi là sản phẩm công nghiệp. Do đó, thuế nhập khẩu vẫn được áp dụng cho những sản phẩm này.

Thụy Sỹ chính thức bãi bỏ thuế nhập khẩu hàng công nghiệp

Bên cạnh việc bỏ thuế nhập khẩu hàng công nghiệp, một số thay đổi cũng được thực hiện để đơn giản hóa biểu thuế hải quan và các quy định về chứng minh xuất xứ. Đối với nhiều loại sản phẩm, việc phân chia mã HS chi tiết do mức thuế khác nhau không còn cần thiết. Do đó, từ ngày 1/1/2024, số lượng dòng thuế HS của Thụy Sỹ sẽ giảm từ 9114 xuống 7511.

Chẳng hạn, trước đây giày da cho trẻ em có mã HS 6403.5910 và chịu mức thuế nhập khẩu thông thường 173 CHF trên 100 kg. Từ giờ mức thuế là 0 và chúng sẽ được nhóm cùng với các loại khác trong nhóm HS 6403.5900.

Việc loại bỏ thuế nhập khẩu hàng công nghiệp không làm thay đổi quy trình thông quan. Nhà nhập khẩu vẫn phải khai báo nhập khẩu và thanh toán các khoản phí, lệ phí khác phát sinh khi nhập khẩu, bao gồm cả VAT.

Quyết định bãi bỏ thuế nhập khẩu hàng công nghiệp được Quốc hội Thụy Sỹ đưa ra tháng 10/2021 bằng cách sửa đổi Luật Thuế hải quan. Tại cuộc họp Chính phủ tháng 2/2022, Chính phủ Thụy Sỹ quyết định biện pháp này sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2024. Với biện pháp này, Thụy Sỹ, với tư cách là một nền kinh tế có độ mở cao, đang gửi một thông điệp rõ ràng cho việc ủng hộ và thúc đẩy trao đổi thương mại thông thoáng, trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu ngày càng mang tính bảo hộ. Chính phủ Thụy Sỹ sẽ xem xét tác động của chính sách này lên giá trong nước của các sản phẩm liên quan thông qua một chương trình giám sát.

Trong quá trình chuẩn bị, Chính phủ Thụy Sỹ đã thực hiện các nghiên cứu về tác động của việc bãi bỏ thuế nhập khẩu hàng công nghiệp. Lợi ích đem lại cho nền kinh tế ước tính vào khoảng 860 triệu CHF (khoảng 1 tỷ USD) dựa trên số liệu thương mại của năm 2016. Con số này bao gồm khoảng 490 triệu CHF tiết kiệm thuế trực tiếp cho các doanh nghiệp và khoảng 100 triệu CHF tiết kiệm từ giảm chi phí hành chính. Thêm vào đó là những tác động gián tiếp, chẳng hạn như tăng năng suất cho các doanh nghiệp, ước tính trị giá khoảng 270 triệu CHF.

Dựa trên số liệu cập nhật năm 2022 đối với hàng nhập khẩu của Thụy Sỹ, mức tiết kiệm thuế trực tiếp cho doanh nghiệp có thể lên tới khoảng 600 triệu CHF (680 triệu USD). Chính phủ Thụy Sỹ không đưa ra các biện pháp trực tiếp nào để bù đắp cho việc thất thu thuế hải quan sau khi bãi bỏ thuế nhập khẩu hàng công nghiệp. Theo các nghiên cứu sơ bộ, việc dỡ bỏ thuế nhập khẩu hàng công nghiệp dự kiến sẽ làm tăng sản lượng kinh tế và do đó gián tiếp làm tăng các khoản thu khác từ thuế, bù đắp khoảng 30% tổn thất về thu thuế hải quan trong những năm tới. Nhìn tổng thể nền kinh tế Thụy Sỹ, những tác động tích cực sẽ lớn hơn đáng kể so với mức thất thu thuế dự kiến.

Theo các chuyên gia, chính sách mời này góp phần giảm bớt gánh nặng tài chính và hành chính cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng Thụy Sỹ, qua đó cải thiện vị thế của Thụy Sỹ như một trung tâm kinh tế, thương mại và công nghiệp. Nó giúp ngành công nghiệp Thụy Sỹ tiếp cận dễ dàng hơn nguồn nguyên vật liệu và sản phẩm đầu vào, với khả năng cạnh tranh và đa dạng hóa cao hơn. Từ đó góp phần giúp nâng cao năng suất và hiệu quả cạnh tranh của các công ty Thụy Sỹ, cả trong và ngoài nước.

Trên thực tế, Thụy Sỹ vẫn luôn chủ trương mở cửa cho các sản phẩm công nghiệp ngay cả trước khi chính thức bãi bỏ thuế nhập khẩu hàng công nghiệp. Thuế nhập khẩu phần lớn hàng công nghiệp vốn dĩ đã ở mức thấp, hoặc bằng 0, đặc biệt là đối với các nước được hưởng ưu đãi thuế GSP (trong đó có Việt Nam) và các nước chậm phát triển LDC. Chỉ có một số sản phẩm, đặc biệt trong nhóm hàng dệt may, có thuế nhập khẩu khá cao. Tuy nhiên, về tổng thể, thuế nhập khẩu từ hàng công nghiệp chỉ chiếm một tỉ trọng rất nhỏ trong kim ngạch nhập khẩu hàng công nghiệp, vốn chiếm từ 90-95% tổng kim ngạch nhập khẩu của Thụy Sỹ mỗi năm. Có thể thấy điều này qua mức thu thuế nhập khẩu hàng công nghiệp năm 2022, ước tính khoảng 600 triệu CHF, trên tổng kim ngạch nhập khẩu hàng công nghiệp là 280,1 tỷ CHF. Như vậy thuế nhập khẩu hàng công nghiệp chiếm tỷ trọng khoảng 0,21% kim ngạch nhập khẩu hàng công nghiệp của Thụy Sỹ.

Đối với Việt Nam, theo số liệu của Hải quan Thụy Sỹ, hàng công nghiệp bình quân cũng chiếm khoảng 90-93% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm của nước này từ Việt Nam. Nhiều mặt hàng trong số này được hưởng ưu đãi thuế GSP của Thụy Sỹ. Việc bãi bỏ thuế nhập khẩu hàng công nghiệp của Thụy Sỹ sẽ làm cho sản phẩm của Việt Nam bình đẳng với tất cả các nước khác, không còn lợi thế (chẳng hạn so với các nước không được hưởng GSP) hoặc bất lợi (chẳng hạn so với các nước LCD) về thuế. Đối với một số sản phẩm như dệt may, da giày… hàng Việt Nam sẽ được hưởng lợi hơn so với các đối thủ cạnh tranh thuộc nhóm nước LCD.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Trung Quốc tung gói kích thích kinh tế: Giá kim loại đồng loạt tăng mạnh

Trung Quốc tung gói kích thích kinh tế: Giá kim loại đồng loạt tăng mạnh

Kết thúc ngày giao dịch 24/9, tất cả các mặt hàng kim loại đồng loạt tăng giá nhờ sự hỗ trợ của yếu tố vĩ mô, đặc biệt là động thái kích thích kinh tế của Trung Quốc.
Cảnh báo lừa đảo đưa lao động thời vụ đi Hàn Quốc

Cảnh báo lừa đảo đưa lao động thời vụ đi Hàn Quốc

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) vừa phát đi cảnh báo đến người lao động về tình trạng nhiều tổ chức, cá nhân có dấu hiệu lừa đảo đưa lao động thời vụ sang Hàn Quốc làm việc trái phép.
Khuyến cáo khẩn cấp công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon

Khuyến cáo khẩn cấp công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon

Trong bối cảnh xung đột tiếp tục leo thang nguy hiểm và có nguy cơ mở rộng trong khu vực, ngày 23/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon ra thông báo khẩn khuyến cáo công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Lebanon rời khỏi quốc gia này khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động.
Triệt phá đường dây “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”

Triệt phá đường dây “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”

Qua công tác nghiệp vụ, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện đường dây làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức từ Campuchia về Thành phố Hồ Chí Minh.
Tăng cường xúc tiến thương mại để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang Nga

Tăng cường xúc tiến thương mại để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang Nga

Ngày 17 - 20/9/2024 tại Trung tâm Triển lãm Crocus Expo, Moscow, Liên bang Nga diễn ra Hội chợ Quốc tế về Thực phẩm đồ uống Worldfood Moscow 2024. Đây là sự kiện chuyên ngành thường niên uy tín và quy mô nhất tại Liên bang Nga trong lĩnh vực nông sản, thực phẩm và đồ uống. Hình thành từ năm 1991, sau hơn 30 năm, hội chợ là thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới trong ngành thực phẩm và đồ uống tại Liên bang Nga.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Hoa Kỳ dự Tuần lễ cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Hoa Kỳ dự Tuần lễ cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc

Vào lúc 17h05 chiều 21/9 theo giờ địa phương (sáng 22/9 theo giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế J.F. Kennedy, thành phố New York, Hoa Kỳ, bắt đầu chương trình tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Phiên thảo luận chung cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ.
Ba nhóm tấn công của Trung Quốc đứng sau chiến dịch tấn công mạng nhằm vào các quốc gia Đông Nam Á

Ba nhóm tấn công của Trung Quốc đứng sau chiến dịch tấn công mạng nhằm vào các quốc gia Đông Nam Á

Ba nhóm tấn công có liên quan với Trung Quốc đã được ghi nhận thực hiện các chiến dịch tấn công nhằm vào nhiều tổ chức chính phủ tại Đông Nam Á trong một chiến dịch do nhà nước hậu thuẫn mang tên "Crimson Palace", cho thấy sự mở rộng phạm vi hoạt động gián điệp không gian mạng của Trung Quốc.
Lãnh đạo các nước gửi thư, điện, thông điệp thăm hỏi, chia sẻ với Việt Nam về ảnh hưởng của cơn bão số 3

Lãnh đạo các nước gửi thư, điện, thông điệp thăm hỏi, chia sẻ với Việt Nam về ảnh hưởng của cơn bão số 3

Bộ Ngoại giao cho biết chia sẻ với Việt Nam về những thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, Lãnh đạo cấp cao các nước tiếp tục gửi thư, điện thăm hỏi Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận