Việt Nam xuất siêu hơn 2 tỷ USD sang Ấn Độ trong 7 tháng đầu năm

Trong 7 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 5,37 tỷ USD, ghi nhận mức tăng trưởng 15,2% so với cùng kỳ năm trước.

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, số liệu từ Tổng Cục Hải quan Việt Nam cho thấy kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt gần 8,67 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 5,37 tỷ USD, ghi nhận mức tăng trưởng 15,2% so với cùng kỳ năm trước.

Trong cơ cấu xuất khẩu, nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện dẫn đầu với kim ngạch đạt 1,15 tỷ USD, tăng mạnh 102%, chiếm 21,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhóm mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đứng thứ hai với kim ngạch 945 triệu USD, chiếm 17,5% tỷ trọng. Tiếp theo là nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác với kim ngạch đạt 507 triệu USD, chiếm 9,4% tỷ trọng.

Đáng chú ý, một số nhóm ngành xuất khẩu khác của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2024 cũng có mức tăng trưởng rất mạnh, điển hình như: hạt tiêu tăng 87,5% (đạt 38,5 triệu USD), sản phẩm từ chất dẻo tăng 75%, gỗ và sản phẩm từ gỗ tăng 65,7%, thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 57,2%, phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 56,6%, bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc tăng 55,3%, cao su tăng 42,9%, sản phẩm gốm sứ tăng 27%, hạt điều tăng 25,5%, nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng 16,6%.

Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Ấn Độ trong giai đoạn này chỉ đạt 3,3 tỷ USD, giảm 9,2% so với cùng kỳ năm 2023. Kim ngạch nhập khẩu từ Ấn Độ chỉ chiếm tỷ trọng 1,55% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam ghi nhận xuất siêu 2,06 tỷ USD với Ấn Độ trong 7 tháng đầu năm 2024, tăng mạnh 101,8% so với cùng kỳ năm trước.

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ tiếp tục giữ vai trò then chốt trong mối quan hệ song phương, với sự tăng trưởng bền vững suốt 26 năm qua. Kim ngạch thương mại giữa hai quốc gia đã đạt mốc 15 tỷ USD vào năm 2022 từ mức chỉ khoảng 200 triệu USD vào năm 2000. Đưa Ấn Độ trở thành một trong tám đối tác thương mại chính của Việt Nam. Việt Nam cũng nằm trong nhóm bốn quốc gia ASEAN có quan hệ thương mại chặt chẽ nhất với Ấn Độ. Tại Nam Á, Ấn Độ là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực này.

Cơ cấu hàng hóa giữa Việt Nam và Ấn Độ được xem là có sự cân bằng và bổ sung lẫn nhau. Ấn Độ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu và thành phẩm thiết yếu cho Việt Nam, bao gồm sắt thép, hóa chất, dược phẩm, dệt may, thức ăn chăn nuôi, và thủy sản. Ngược lại, Việt Nam tập trung xuất khẩu các sản phẩm như máy tính cá nhân, điện thoại di động và linh kiện, sắt thép, hóa chất, gỗ và sản phẩm từ gỗ, giày dép, gia vị, cà phê, hồ tiêu... sang thị trường Ấn Độ.

Trước đó, trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đã đạt 14,36 tỷ USD, tăng 6,8% so với năm 2022, chiếm hơn 2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Bảng 1: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Ấn Độ rong 7 tháng năm 2024. Nguồn: Tổng Cục Hải quan Việt Nam, Đơn vị USD

STT

Mặt hàng

NK

7T/23

NK

7T/24

So sánh tăng/giảm (%)

Tỷ trọng

1

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

245,609,284

336,984,409

37.2

10.2

2

Kim loại thường khác

190,974,026

236,426,056

23.8

7.2

3

Linh kiện, phụ tùng ô tô

152,338,118

212,441,619

39.5

6.4

4

Dược phẩm

137,149,855

196,724,415

43.4

6.0

5

Hóa chất

172,964,603

157,360,454

-9.0

4.8

6

Hàng thủy sản

206,750,980

148,147,649

-28.3

4.5

7

Sắt thép các loại

214,519,059

129,172,330

-39.8

3.9

8

Xơ, sợi dệt các loại

63,422,929

111,734,395

76.2

3.4

9

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

374,811,138

109,629,712

-70.8

3.3

10

Bông các loại

57,004,664

107,445,650

88.5

3.3

11

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

109,060,977

92,963,575

-14.8

2.8

12

Sản phẩm hóa chất

73,271,241

91,983,119

25.5

2.8

13

Chất dẻo nguyên liệu

57,946,144

84,438,898

45.7

2.6

14

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu

49,193,630

57,029,941

15.9

1.7

15

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

45,120,026

53,446,038

18.5

1.6

16

Nguyên phụ liệu dược phẩm

52,744,029

48,802,682

-7.5

1.5

17

Vải các loại

38,842,786

38,259,317

-1.5

1.2

18

Hàng rau quả

43,825,114

35,287,217

-19.5

1.1

19

Sản phẩm từ sắt thép

18,995,395

32,031,527

68.6

1.0

20

Sản phẩm từ chất dẻo

17,319,515

20,805,664

20.1

0.6

21

Quặng và khoáng sản khác

14,128,272

15,878,279

12.4

0.5

22

Giấy các loại

12,995,187

14,342,557

10.4

0.4

23

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

27,060,389

13,316,468

-50.8

0.4

24

Sản phẩm từ cao su

10,518,685

12,959,566

23.2

0.4

25

Sản phẩm khác từ dầu mỏ

7,787,798

9,979,177

28.1

0.3

26

Dầu mỡ động thực vật

2,446,417

8,489,694

247.0

0.3

27

Ô tô nguyên chiếc các loại

7,587,227

7,034,779

-7.3

0.2

28

Ngô

349,778,546

6,847,058

-98.0

0.2

29

Phân bón các loại

1,080,796

2,108,403

95.1

0.1

30

Nguyên phụ liệu thuốc lá

1,933,943

2,071,251

7.1

0.1

Tổng cộng

3,637,661,248

3,304,313,546

-9,2

Bảng 2: Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Ấn Độ trong 7 tháng năm 2024 Nguồn: Tổng Cục Hải quan Việt Nam, Đơn vị USD

STT

Mặt hàng

NK

7T/23

NK

7T/24

So sánh tăng/giảm (%)

Tỷ trọng

1

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

245,609,284

336,984,409

37.2

10.2

2

Kim loại thường khác

190,974,026

236,426,056

23.8

7.2

3

Linh kiện, phụ tùng ô tô

152,338,118

212,441,619

39.5

6.4

4

Dược phẩm

137,149,855

196,724,415

43.4

6.0

5

Hóa chất

172,964,603

157,360,454

-9.0

4.8

6

Hàng thủy sản

206,750,980

148,147,649

-28.3

4.5

7

Sắt thép các loại

214,519,059

129,172,330

-39.8

3.9

8

Xơ, sợi dệt các loại

63,422,929

111,734,395

76.2

3.4

9

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

374,811,138

109,629,712

-70.8

3.3

10

Bông các loại

57,004,664

107,445,650

88.5

3.3

11

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

109,060,977

92,963,575

-14.8

2.8

12

Sản phẩm hóa chất

73,271,241

91,983,119

25.5

2.8

13

Chất dẻo nguyên liệu

57,946,144

84,438,898

45.7

2.6

14

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu

49,193,630

57,029,941

15.9

1.7

15

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

45,120,026

53,446,038

18.5

1.6

16

Nguyên phụ liệu dược phẩm

52,744,029

48,802,682

-7.5

1.5

17

Vải các loại

38,842,786

38,259,317

-1.5

1.2

18

Hàng rau quả

43,825,114

35,287,217

-19.5

1.1

19

Sản phẩm từ sắt thép

18,995,395

32,031,527

68.6

1.0

20

Sản phẩm từ chất dẻo

17,319,515

20,805,664

20.1

0.6

21

Quặng và khoáng sản khác

14,128,272

15,878,279

12.4

0.5

22

Giấy các loại

12,995,187

14,342,557

10.4

0.4

23

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

27,060,389

13,316,468

-50.8

0.4

24

Sản phẩm từ cao su

10,518,685

12,959,566

23.2

0.4

25

Sản phẩm khác từ dầu mỏ

7,787,798

9,979,177

28.1

0.3

26

Dầu mỡ động thực vật

2,446,417

8,489,694

247.0

0.3

27

Ô tô nguyên chiếc các loại

7,587,227

7,034,779

-7.3

0.2

28

Ngô

349,778,546

6,847,058

-98.0

0.2

29

Phân bón các loại

1,080,796

2,108,403

95.1

0.1

30

Nguyên phụ liệu thuốc lá

1,933,943

2,071,251

7.1

0.1

Tổng cộng

3,637,661,248

3,304,313,546

-9,2

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Công Thương yêu cầu tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương

Bộ Công Thương yêu cầu tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Công điện hỏa tốc số 7086/CĐ-BCT ngày 14 tháng 9 năm 2024 gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố; các đơn vị trực thuộc Bộ; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; các thương nhân, các hiệp hội ngành hàng sản xuất, kinh doanh các loại hàng hóa theo Công điện số 95/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi).
Canada ban hành kết luận cuối cùng điều tra chống bán phá giá dây thép từ Việt Nam

Canada ban hành kết luận cuối cùng điều tra chống bán phá giá dây thép từ Việt Nam

Thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), ngày 5/9/2024, Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) ban hành kết luận cuối cùng về vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng dây thép có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Trung Quốc, Ai Cập và Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Đại sứ các nước về một số dự án điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Đại sứ các nước về một số dự án điện

Chiều ngày 13/9/2024, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì buổi làm việc với Đại sứ các nước: Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản tại Việt Nam nhằm trao đổi, thảo luận về một số dự án điện.
Đã khôi phục vận hành được 1.499 đường dây trung áp bị sự cố do ảnh hưởng bão

Đã khôi phục vận hành được 1.499 đường dây trung áp bị sự cố do ảnh hưởng bão

Tính đến sáng ngày 13/9 đã khôi phục vận hành được 1.499/1.678 đường dây trung áp bị sự cố do ảnh hưởng bão. Tính đến sáng 12/9 đã khôi phục cung cấp điện được cho gần 5,63 triệu khách hàng trên tổng số khoảng 6,1 triệu khách hàng bị ảnh hưởng do bão và lũ lụt (tương ứng với tỷ lệ hơn 92%).
Livestream giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh và thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử

Livestream giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh và thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử

Theo các chuyên gia về thương mại điện tử, livestream là con đường nhanh nhất giúp người bán tiếp cận với nhiều đối tượng hơn, đem lại doanh thu cao hơn với mức đầu tư tương đối thấp.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi thư động viên, kêu gọi ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ gây ra

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi thư động viên, kêu gọi ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ gây ra

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa gửi thư động viên, kêu gọi cán bộ, viên chức, người lao động và các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị thuộc ngành Công Thương chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ gây ra.
Tháo gỡ khó khăn cho các Dự án điện khí, điện gió ngoài khơi

Tháo gỡ khó khăn cho các Dự án điện khí, điện gió ngoài khơi

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 412/TB-VPCP ngày 12/9/2024 kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về việc tháo gỡ khó khăn cho các Dự án điện khí, điện gió ngoài khơi.
Giá xăng dầu lao dốc, RON 95 chỉ còn hơn 19.000 đồng/lít

Giá xăng dầu lao dốc, RON 95 chỉ còn hơn 19.000 đồng/lít

Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm nay (12/9). So với kỳ điều hành trước đó, giá xăng E5 giảm 1.080 đồng/lít, giá bán là 18.890 đồng/lít. Giá xăng RON 95 hạ 1.190 đồng/lít, giá bán về mức 19.630 đồng/lít.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận