Ý nghĩa Tết Nguyên đán không phải ai cũng biết

Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây.

Tết Nguyên đán vẫn là dịp để các thành viên trong gia đình cùng nhau sum họp, đón chào năm mới hạnh phúc và bình an.

Theo nghiên cứu của nhà sử học Trần Văn Giáp, ngày "Tết Nguyên đán" ở Việt Nam đã có từ đầu thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên. Nguồn gốc chữ Tết cũng như nghĩa chữ "Tết Nguyên đán" cũng được phổ biến từ thời đó.

Còn theo sự tích "Bánh chưng, bánh dày", Tết Nguyên đán có thể đã xuất hiện từ thời các vua Hùng, với truyền thuyết về chàng Lang Liêu và bánh chưng.

undefined
Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong Tết của người Việt

Chính vì mang tính chất sự khởi đầu của một giai đoạn gieo trồng mới, một tháng mới, mùa mới, năm mới, cho nên Tết có ý nghĩa rất lớn trong đời sống của người Việt.

Với mỗi người Việt, Tết là dịp tụ họp, đoàn viên gia đình. Con cháu đi làm ăn xa, dù bận đến mấy cũng cố gắng về ăn Tết với gia đình. Mọi người ai nấy đều cố hoàn thành công việc, giải quyết công nợ xong hết trước Tết, để có thể đón một năm mới thanh thản, an vui.

Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 (hay mùng 1) tháng Giêng âm lịch trên toàn nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống. Trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, dành những lời chúc mừng tốt đẹp, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên.

undefined
Ảnh minh hoạ về Tết đoàn viên

Đối với người Việt, Tết Nguyên đán hết sức quan trọng và linh thiêng, được nhiều người mong đợi, nhất là những người đi làm ăn xa nhà, trở về sum vầy cùng gia đình, tận hưởng niềm vui đoàn tụ; cùng nhau nhìn nhận lại những việc đã làm trong năm cũ, đồng thời thực hiện các tập tục văn hóa (phong tục, tập quán) tốt đẹp với gia đình, dòng họ, cộng đồng và những gì đẹp nhất, ngon nhất, tốt nhất đều được dành cho ngày Tết.

Việc làm này đã tác động sâu sắc vào tâm thức của bao thế hệ người Việt. Vì vậy, dù trải qua biết bao thời gian,nhưng những phong tục đón Tết, vui Tết cổ truyền của người Việt vẫn giữ được những nét văn hóa riêng, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tùy theo mỗi vùng miền hoặc theo quan niệm về tín ngưỡng, tôn giáo và phong tục tập quán khác nhau, Tết cổ truyền ở từng địa phương cũng có những nét khác nhau. Tuy nhiên, xét về tổng thể, phong tục của ngày Tết được chia làm ba khoảng thời gian, gồm: Tất niên, Giao thừa và Tân niên.

Mỗi khoảng thời gian ứng với những hoạt động như: Tống cựu nghinh tân; Đưa ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp; Gói bánh chưng, bánh tét; Chưng hoa ngày tết (đào, mai, quất…); Chưng mâm ngũ quả; Thăm viếng mộ tổ tiên, mời vong linh tổ tiên về ăn Tết với con cháu; Cúng giao thừa; Xông đất; Chúc tết và mừng tuổi ông bà, cha mẹ, họ hàng, bạn bè; Xuất hành đầu năm; Đi lễ chùa đầu năm; Hái lộc đầu xuân;…. Những phong tục mang tính linh thiêng đó đều nhằm cầu mong cho sự tốt lành, may mắn, thành công và sức khỏe trong năm mới.

Bên cạnh những phong tục linh thiêng ngày Tết, người Việt xưa còn ăn Tết, vui xuân bằng các hoạt động vui tươi, lành mạnh như: hội đánh vật, ném còn, chơi đu, bơi thuyền, chọi trâu, đua ngựa và các trò chơi dân gian khác…, thể hiện tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, gắn bó cộng đồng; hình thành, vun đắp, giữ gìn văn hóa làng xã từ đời này qua đời khác.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tăng cường kiểm tra, phòng chống vận chuyển, nhập lậu lợn qua biên giới Tây Nam

Tăng cường kiểm tra, phòng chống vận chuyển, nhập lậu lợn qua biên giới Tây Nam

Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan vừa có văn bản đề nghị Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm phòng chống vận chuyển trái phép lợn qua biên giới Tây Nam.
Giải quyết vướng mắc phát triển điện gió ngoài khơi

Giải quyết vướng mắc phát triển điện gió ngoài khơi

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 442/TB-VPCP ngày 1/10/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn về giải quyết vướng mắc phát triển điện gió ngoài khơi.
Ứng phó lũ trên sông Thao, sạt lở đất tại Lào Cai, Yên Bái

Ứng phó lũ trên sông Thao, sạt lở đất tại Lào Cai, Yên Bái

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT vừa có công điện gửi UBND các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ và các đơn vị liên quan về việc ứng phó với lũ trên sông Thao và nguy cơ gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi tại tỉnh Lào Cai, Yên Bái.
Phạt hai doanh nghiệp dùng tên định danh phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác

Phạt hai doanh nghiệp dùng tên định danh phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác

Thanh tra Bộ TT&TT đã ra quyết định xử phạt 2 doanh nghiệp vì đã thực hiện các hành vi sai phạm như: Phát tán tin nhắn rác; gửi tin nhắn, gọi điện quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo; gọi điện quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo.
Trình Quốc hội thông qua chủ trương Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam tại kỳ họp thứ 8

Trình Quốc hội thông qua chủ trương Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam tại kỳ họp thứ 8

Ngày 30/9/2024, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 441/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.
Xây dựng cầu Phong Châu mới theo quy định về xây dựng công trình khẩn cấp

Xây dựng cầu Phong Châu mới theo quy định về xây dựng công trình khẩn cấp

Ngày 30/9/2024, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 7002/VPCP-CN truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C nối huyện Tam Nông với huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Phó Thủ tướng chỉ đạo triển khai ngay flycam phát hiện nguy cơ sạt lở

Phó Thủ tướng chỉ đạo triển khai ngay flycam phát hiện nguy cơ sạt lở

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 101/CĐ-TTg ngày 30/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương khắc phục sự cố sạt lở tại Hà Giang và ứng phó với nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2024

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2024

Trong tháng 10/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: Sửa đổi, bổ sung một số quy định mới về quản lý, sử dụng tài sản công; Quy định về hành nghề công tác xã hội...
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận