Bộ Tài chính đề nghị cường các biện pháp quản lý, điều hành giá

Ngày 13/9, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc ký công điện số 03/CĐ-BTC gửi các cơ quan ban ngành, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị, tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính đề nghị đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi.

Bộ trưởng Bộ Tài chính đề nghị cường các biện pháp quản lý, điều hành giá- Ảnh 1.

Sau mưa lũ có hiện tượng một số nơi hàng hóa tăng giá, đặc biệt là nhiều loại rau củ quả

Công điện nêu rõ, trong 8 tháng đầu năm, công tác quản lý, điều hành giá đã được triển khai đồng bộ theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá, theo đó các bộ, ngành, địa phương, tổ chức triển khai quyết liệt nhiều giải pháp và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần kiểm soát lạm phát.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi bão Yagi nên ngành nông nghiệp ở một số địa phương bị thiệt hại nặng nề và làm đứt gẫy giao thông vận chuyển hàng hóa một số nơi, một số thời điểm đã xuất hiện việc khan hiếm một số mặt hàng như rau, củ quả, thực phẩm, nước uống... cũng như dẫn đến tăng giá cục bộ tại một số địa bàn dẫn đến khó khăn cho sinh hoạt, tiêu dùng của nhân dân.…

Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Tài chính đề nghị các cơ quan, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá, cụ thể là tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Công điện số 61/CĐ-TTg ngày 22/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ gửi các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; thực hiện nghiêm túc, quyết liệt chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại các thông báo số 193/TB-VPCP ngày 03/5/2024, Thông báo số 274/TB-VPCP ngày 24/6/2024; trong phạm vi, lĩnh vực quản lý đẩy mạnh tổ chức triển khai theo dõi sát diễn biến thị trường, kịp thời thực hiện giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu trong nước, ổn định giá cả, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, găm hàng, đầu cơ, tăng giá bất hợp lý.

Đồng thời, sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ, biện pháp điều tiết giá theo quy định của pháp luật về giá để kiểm soát, bình ổn thị trường. Tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảo kịp thời, minh bạch thông tin về giá, nhất là diễn biến giá các vật tư quan trọng, các mặt hàng thiết yếu liên quan đến sản xuất và đời sống người dân để hạn chế gia tăng lạm phát kỳ vọng, ổn định tâm lý người tiêu dùng sau bão lũ.

Bộ trưởng Bộ Tài chính đề nghị các Bộ theo chức năng, nhiệm vụ chủ động trong công tác tham mưu cho Chính phủ đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu, bị đứt gãy, hạn chế nguồn cung sau bão lũ; tổ chức, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu thuộc lĩnh vực quản lý để có biện pháp điều hành phù hợp; chuẩn bị và tính toán kỹ các phương án điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá, các dịch vụ công theo lộ trình thị trường để tránh tác động cộng hưởng lên CPI trong thời điểm thị trường giá cả bị tác động do bão lũ.

Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nắm bắt sát diễn biến giá cả thị trường, cung cầu hàng hóa trên địa bàn nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu của người dân, giám sát thị trường hàng hóa tại các chợ đầu mối, trung tâm mua sắm, siêu thị không để xảy ra tình trạng tạo khan hiếm, đầu cơ nâng giá, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh để tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý nhằm trục lợi; đảm bảo và tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa nhất là đến các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng chịu thiệt hại của bão lũ; tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường và báo cáo giá thị trường trên địa bàn theo đúng quy định.

Sở Tài chính chủ động phối hợp với các Sở, Ban, ngành để kịp thời tham mưu cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác quản lý, điều hành, bình ổn giá, căn cứ điều kiện, tình hình thực tế tại địa phương để xem xét quyết định việc thực hiện chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn khi có biến động bất thường xảy ra theo thẩm quyền và quy định pháp luật.

Bộ trưởng yêu cầu Tổng cục Dự trữ Nhà nước chỉ đạo các Cục Dự trữ nhà nước khu vực bố trí lực lượng 24/24h; tổ chức xuất cấp gạo, các phương tiện, vật tư cứu nạn, cứu hộ… kịp thời từ các kho dự trữ quốc gia cho các tỉnh, thành phố theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền, đúng quy định pháp luật

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá xăng dầu lao dốc, RON 95 chỉ còn hơn 19.000 đồng/lít

Giá xăng dầu lao dốc, RON 95 chỉ còn hơn 19.000 đồng/lít

Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm nay (12/9). So với kỳ điều hành trước đó, giá xăng E5 giảm 1.080 đồng/lít, giá bán là 18.890 đồng/lít. Giá xăng RON 95 hạ 1.190 đồng/lít, giá bán về mức 19.630 đồng/lít.
Thị trường kim loại rực xanh sau khi Mỹ công bố lạm phát xuống thấp

Thị trường kim loại rực xanh sau khi Mỹ công bố lạm phát xuống thấp

Thị trường kim loại đã trải qua ngày giao dịch khởi sắc khi tất cả các mặt hàng đồng loạt tăng giá. Đối với kim loại quý, giá bạc và giá bạch kim đều tăng hơn 1%, lần lượt đóng cửa tại mức 28,93 USD/ounce và 956,2 USD/ounce.
Sau phiên đỏ lửa, sắc xanh trở lại thị trường kim loại

Sau phiên đỏ lửa, sắc xanh trở lại thị trường kim loại

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), lực mua mạnh mẽ đã quay trở lại thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên giao dịch đầu tuần (9/9).
Giá dầu thế giới duy trì đà tăng

Giá dầu thế giới duy trì đà tăng

Giá dầu thế giới duy trì đà tăng trong phiên giao dịch hôm nay 10/9. Trong nước, giá xăng dầu dự báo tiếp tục giảm tại kỳ điều hành giá ngày 12/9 sắp tới.
Tích trữ thực phẩm trước bão Yagi, sức mua tại các siêu thị tăng 300 %

Tích trữ thực phẩm trước bão Yagi, sức mua tại các siêu thị tăng 300 %

Sáng nay, ngày 6/9, hàng hóa tại các siêu thị có sức mua cao như: thực phẩm tươi sống (thịt, đặc biệt thịt MEATDeli, rau củ có xu hướng lưu trữ lâu như bầu, bí), các mặt hàng thực phẩm đông lạnh, mì gói…
8 tháng, CPI cả nước tăng 4,04%

8 tháng, CPI cả nước tăng 4,04%

Tổng cục Thống kê vừa công bố sáng 6/9, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng Tám tăng giảm đan xen; trong đó giá lương thực, thực phẩm, giá nhà ở thuê tăng so với tháng 7/2024, giá xăng dầu trong nước giảm theo giá thế giới.
Giá dầu thế giới giảm mạnh do lo ngại về nhu cầu trong những tháng tới

Giá dầu thế giới giảm mạnh do lo ngại về nhu cầu trong những tháng tới

Giá dầu Brent Biển Bắc giảm 1,05 USD, hay 1,42%, xuống còn 72,70 USD/thùng; giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 1,14 USD, tương đương 1,62%, xuống còn 69,20 USD/thùng.
Giá dầu thế giới xuống mức đáy gần 9 tháng

Giá dầu thế giới xuống mức đáy gần 9 tháng

Thị trường năng lượng chìm trong sắc đỏ trong ngày giao dịch hôm qua. Ngoại trừ mặt hàng khí tự nhiên giá tăng 3,57% lên 2,2 USD/MMBtu, các mặt hàng còn lại đều lao dốc.
Giá dầu suy yếu sau tín hiệu OPEC dỡ bỏ cắt giảm sản lượng

Giá dầu suy yếu sau tín hiệu OPEC dỡ bỏ cắt giảm sản lượng

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến trái chiều trong tuần cuối tháng 8 (26-1/9).
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận