Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ

Tại Diễn đàn, các đại biểu, cộng đồng doanh nghiệp hai nước được giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh, mong muốn hợp tác đầu tư của mỗi bên; đồng thời đề xuất các giải pháp thúc đẩy hợp tác hai nước, nhất là trong các lĩnh vực mà hai bên có tiềm năng, thế mạnh như hạ tầng, điện tử, viễn thông, công nghệ sinh học, dược phẩm, năng lượng tái tạo, kinh tế xanh, kinh tế số, Trí tuệ Nhân tạo (AI), bán dẫn, vật liệu mới, sản xuất ôtô, hàng không, du lịch...

* Các hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến thăm chính thức Ấn Độ

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Ấn Độ từ 30 tháng 7 đến 01 tháng 8 năm 2024, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ (Diễn đàn) vào sáng ngày 31 tháng 7 năm 2024. Diễn đàn là hoạt động ý nghĩa để quảng bá môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam, thúc đẩy kết nối giao thương doanh nghiệp hai nước.

Tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Diễn đàn còn có Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Lãnh đạo các Bộ, ngành và một số địa phương của Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ và lãnh đạo các tập đoàn/doanh nghiệp như Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T, Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet…

Về phía Ấn Độ, Diễn đàn có sự tham dự của Lãnh đạo Chính phủ, Bộ ngành Ấn Độ, Lãnh đạo Liên đoàn Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ và khoảng 100 Lãnh đạo doanh nghiệp Ấn Độ, trong đó có những tập đoàn lớn như Tập đoàn Adani, Tập đoàn Ramky…

Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại đã trở thành điểm sáng và là trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước, trong đó “Quan hệ truyền thống tốt đẹp, hữu nghị giữa hai dân tộc, hai đất nước; tin cậy chính trị cao, thị trường rộng mở; văn hóa, văn minh, lịch sử tương đồng, ý tưởng tương thông; cùng chung khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, phát triển kinh tế nhanh và bền vững” là 5 yếu tố nền tảng để các doanh nghiệp hai nước đến với nhau để hợp tác thành công, hiệu quả, góp phần vun đắp cho quan hệ hai nước.

Thông tin tới Diễn đàn về những yếu tố nền tảng cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết sau gần 40 năm đổi mới, Việt Nam đã trở thành một trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, nằm trong nhóm 20 nền thương mại hàng đầu, xếp thứ 32 trong top 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới; đã ký 16 FTA với hơn 60 nước. Môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam không ngừng được cải thiện. Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) đã xếp hạng Việt Nam vào danh sách top 20 quốc gia thu hút FDI hàng đầu thế giới. Nhiều tổ chức, chuyên gia uy tín quốc tế tiếp tục đánh giá cao kết quả và triển vọng của kinh tế Việt Nam.

Trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ," Việt Nam hợp tác đầu tư, kinh doanh với nguyên tắc “3 bảo đảm” và “3 cùng” gồm bảo đảm khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn là hợp phần quan trọng của kinh tế; coi trọng, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi nhất để khu vực này phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng; Bảo đảm các quyền lợi và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các nhà đầu tư; Bảo đảm ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội; ổn định về chính sách, không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để các nhà đầu tư yên tâm kinh doanh, hoạt động lâu dài tại Việt Nam. Đặc biệt, cùng lắng nghe và thấu hiểu giữa doanh nghiệp với Nhà nước và người dân; Cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động để hợp tác, hỗ trợ nhau cùng phát triển nhanh và bền vững; Cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển.

“Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”, “cùng làm, cùng thắng”, để quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đi vào chiều sâu và thực chất hơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các bộ ngành, hiệp hội của Ấn Độ hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động đối thoại, kết nối giao thương, đầu tư, là cánh tay nối dài giữa chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp hai nước; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đầu tư, kinh doanh hiệu quả tại Ấn Độ; tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều hàng hóa của Việt Nam tiếp cận được thị trường Ấn Độ. Hai bên cùng thúc đẩy, triển khai các biện pháp hiệu quả nhằm hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 20 tỷ USD trong thời gian tới; tiếp tục tăng cường hợp tác phát triển (ODA); tiếp tục hợp tác chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau trong các diễn đàn quốc tế và khu vực cùng quan tâm; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để sớm mở thêm đường bay thẳng giữa Việt Nam - Ấn Độ.

Tại Diễn đàn, các đại biểu, cộng đồng doanh nghiệp hai nước được giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh, mong muốn hợp tác đầu tư của mỗi bên; đồng thời đề xuất các giải pháp thúc đẩy hợp tác hai nước, nhất là trong các lĩnh vực mà hai bên có tiềm năng, thế mạnh như hạ tầng, điện tử, viễn thông, công nghệ sinh học, dược phẩm, năng lượng tái tạo, kinh tế xanh, kinh tế số, Trí tuệ Nhân tạo (AI), bán dẫn, vật liệu mới, sản xuất ôtô, hàng không, du lịch...

Đặc biệt tại Diễn đàn, Bộ trưởng đã cùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đại diện các Bộ, ngành hai Bên chứng kiến lễ trao các Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác Ấn Độ trong các lĩnh vực xúc tiến đầu tư và thương mại, khoa học – công nghệ, chế biến thực phẩm, văn hóa, hàng không, logistics, môi trường…

Hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại luôn là một trong những lĩnh vực hợp tác quan trọng trong tổng thể quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện song phương Việt Nam - Ấn Độ. Ấn Độ hiện là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Nam Á nói riêng và châu Á nói chung, là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Việt Nam. Kim ngạch thương mại Việt Nam - Ấn Độ chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch của Việt Nam với các nước Nam Á khác.

Năm 2023, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam Ấn đạt 14,3 tỷ USD, giảm 4,6% so với năm 2022 (15 tỷ USD). 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ đạt 7,18 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2023.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Công Thương yêu cầu tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương

Bộ Công Thương yêu cầu tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Công điện hỏa tốc số 7086/CĐ-BCT ngày 14 tháng 9 năm 2024 gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố; các đơn vị trực thuộc Bộ; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; các thương nhân, các hiệp hội ngành hàng sản xuất, kinh doanh các loại hàng hóa theo Công điện số 95/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi).
Canada ban hành kết luận cuối cùng điều tra chống bán phá giá dây thép từ Việt Nam

Canada ban hành kết luận cuối cùng điều tra chống bán phá giá dây thép từ Việt Nam

Thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), ngày 5/9/2024, Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) ban hành kết luận cuối cùng về vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng dây thép có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Trung Quốc, Ai Cập và Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Đại sứ các nước về một số dự án điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Đại sứ các nước về một số dự án điện

Chiều ngày 13/9/2024, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì buổi làm việc với Đại sứ các nước: Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản tại Việt Nam nhằm trao đổi, thảo luận về một số dự án điện.
Đã khôi phục vận hành được 1.499 đường dây trung áp bị sự cố do ảnh hưởng bão

Đã khôi phục vận hành được 1.499 đường dây trung áp bị sự cố do ảnh hưởng bão

Tính đến sáng ngày 13/9 đã khôi phục vận hành được 1.499/1.678 đường dây trung áp bị sự cố do ảnh hưởng bão. Tính đến sáng 12/9 đã khôi phục cung cấp điện được cho gần 5,63 triệu khách hàng trên tổng số khoảng 6,1 triệu khách hàng bị ảnh hưởng do bão và lũ lụt (tương ứng với tỷ lệ hơn 92%).
Livestream giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh và thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử

Livestream giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh và thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử

Theo các chuyên gia về thương mại điện tử, livestream là con đường nhanh nhất giúp người bán tiếp cận với nhiều đối tượng hơn, đem lại doanh thu cao hơn với mức đầu tư tương đối thấp.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi thư động viên, kêu gọi ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ gây ra

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi thư động viên, kêu gọi ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ gây ra

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa gửi thư động viên, kêu gọi cán bộ, viên chức, người lao động và các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị thuộc ngành Công Thương chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ gây ra.
Tháo gỡ khó khăn cho các Dự án điện khí, điện gió ngoài khơi

Tháo gỡ khó khăn cho các Dự án điện khí, điện gió ngoài khơi

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 412/TB-VPCP ngày 12/9/2024 kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về việc tháo gỡ khó khăn cho các Dự án điện khí, điện gió ngoài khơi.
Giá xăng dầu lao dốc, RON 95 chỉ còn hơn 19.000 đồng/lít

Giá xăng dầu lao dốc, RON 95 chỉ còn hơn 19.000 đồng/lít

Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm nay (12/9). So với kỳ điều hành trước đó, giá xăng E5 giảm 1.080 đồng/lít, giá bán là 18.890 đồng/lít. Giá xăng RON 95 hạ 1.190 đồng/lít, giá bán về mức 19.630 đồng/lít.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận