Chỉ thị của Bộ Công Thương về đẩy mạnh tiêu thụ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam

Ngày 26/12/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ký ban hành Chỉ thị số 16/CT-BCT về việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam.

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành, cơ quan liên quan triển khai nhiều hoạt động nhằm thực hiện Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống (Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg) như: Ban hành các văn bản hướng dẫn; Phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất nhằm đảm bảo nguồn cung Ethanol đáp ứng nhu cầu phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống; Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân và doanh nghiệp về lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường của nhiên liệu sinh học; Đề xuất các giải pháp và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phân phối xăng sinh học; Hợp tác quốc tế với một số tổ chức có uy tín trên thế giới nhằm phát triển nhiên liệu sinh học tại Việt Nam; Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện lộ trình và trong quá trình thực hiện, kịp thời có những nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh lộ trình cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Nhờ những nỗ lực trên, từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, xăng E5 RON92 đã được sản xuất và kinh doanh trên phạm vi cả nước.

Chỉ thị của Bộ Công Thương về đẩy mạnh tiêu thụ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam

Mặc dù Bộ Công Thương rất quyết tâm, đã và đang triển khai nhiều giải pháp để khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học, tuy nhiên, xu hướng sử dụng nhiên liệu này chưa đạt được như mong muốn. Trước tình hình đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị, cơ quan chức năng liên quan thuộc Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam và các thương nhân kinh doanh xăng dầu, các doanh nghiệp sản xuất Ethanol nhiên liệu E100 nghiêm túc, tiếp tục triển khai các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể sau đây:

Vụ Thị trường trong nước: Tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường, theo dõi, đôn đốc các địa phương, các thương nhân kinh doanh xăng dầu đẩy mạnh kinh doanh xăng nhiên liệu sinh học (E5 RON92, E100) cung cấp cho thị trường.

Chỉ đạo các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu báo cáo Bộ Công Thương định kỳ 3 tháng/lần về việc triển khai kinh doanh xăng E5 RON 92 để nắm bắt những khó khăn trong quá trình thực hiện.

Phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát các văn bản, nghiên cứu xây dựng cơ chế về giá để đảm bảo mức hấp dẫn sử dụng nhiên liệu sinh học E5 RON92.

Phối hợp chặt chẽ với Vụ Khoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học theo Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg.

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông để thông tin thường xuyên, đầy đủ về nguồn cung xăng dầu, công tác điều hành thị trường xăng dầu của Liên Bộ Công Thương - Tài chính và các Bộ, ngành liên quan, tạo tâm lý ổn định và đồng thuận trong dư luận xã hội. Tăng cường thông tin truyền thông, khuyến khích cộng đồng sử dụng nhiên liệu sinh học.

Chỉ thị của Bộ Công Thương về đẩy mạnh tiêu thụ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam

Vụ Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan thuộc Bộ rà soát, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện lộ trình nhiên liệu sinh học theo Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg. Báo cáo, tham mưu và trình cấp có thẩm quyền xem xét việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg cho phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan thuộc Bộ trong việc xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng sản phẩm xăng dầu. Xây dựng và trình Lãnh đạo Bộ ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các loại xăng sinh học sẽ được sản xuất, lưu thông trên thị trường trong thời gian tới.

Triển khai các nghiên cứu về kinh tế tuần hoàn đối với việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng và hiệu quả môi trường của xăng sinh học.

Tiếp tục phối hợp với các tổ chức trong khu vực và quốc tế trong việc triển khai các hoạt động hỗ trợ rà soát, nghiên cứu, ứng dụng, sản xuất, nâng cao năng lực truyền thông và thúc đẩy phát triển nhiên liệu sinh học phù hợp với nhu cầu, tình hình thực tiễn trong nước về phát triển nhiên liệu sinh học tại Việt Nam.

Cung cấp cho các đơn vị thông tin truyền thông các thông tin cơ bản nhằm làm rõ lợi ích của việc sử dụng xăng E5 RON92, khẳng định về chất lượng, kỹ thuật để người tiêu dùng yên tâm sử dụng xăng E5 RON92. Tiếp tục phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các đơn vị thông tin truyền thông của Bộ đẩy mạnh Chương trình truyền thông quốc gia nhằm khuyến khích cộng đồng sử dụng nhiên liệu sinh học.

Vụ Dầu khí và Than: Phối hợp với các đơn vị có liên quan tiếp tục theo dõi và rà soát hoạt động sản xuất, kinh doanh của các nhà máy sản xuất ethanol nhiên liệu, nghiên cứu đề xuất giải pháp phù hợp với quy định hiện hành để hỗ trợ các nhà máy sản xuất ethanol nhiên liệu E100 cho thị trường.

Xây dựng báo cáo và nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất hoặc nhập khẩu E100 và phối trộn xăng sinh học.

Cục Xuất nhập khẩu: Xây dựng báo cáo kết quả thực thi chính sách thương mại đối với E100 nhập khẩu, nguyên liệu sản xuất E100 trong nước, gửi Vụ Khoa học và Công nghệ tổng hợp để báo cáo Lãnh đạo.

Tổng cục Quản lý thị trường: Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện Lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống, kiểm tra kịp thời xử lý nghiêm các vi phạm trong kinh doanh xăng dầu, trong đó có xăng sinh học.

Chỉ đạo Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố phối hợp với Sở Công Thương địa phương triển khai các biện pháp nghiệp vụ, xây dựng phương án, kế hoạch, thực hiện kiểm tra thường xuyên, đột xuất đối với việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, xăng sinh học của các doanh nghiệp; xử lý nghiêm các hành vi găm hàng chờ tăng giá, trục lợi trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, xăng sinh học.

Thanh tra Bộ: Tham mưu xây dựng, sửa đổi và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra hằng năm của Bộ Công Thương trong đó tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành, tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, trong đó có xăng sinh học đối với các thương nhân kinh doanh xăng dầu trên cả nước để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.

Vụ Pháp chế: Rà soát, đề xuất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, trong đó có xăng sinh học, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, quy định của pháp luật hiện hành

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác theo dõi thi hành pháp luật, tuyên truyền, phổ biến quy định trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, xăng sinh học theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Văn phòng Bộ, các đơn vị thông tin, truyền thông thuộc Bộ: Xây dựng và đề xuất kế hoạch, chiến lược và kinh phí để tiếp tục triển khai hoạt động thông tin về việc cung ứng xăng dầu, trong đó có xăng sinh học, các chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ, ngành địa phương về bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường để tạo sự đồng thuận trong dư luận, tránh đưa tin thất thiệt gây hoang mang, bất ổn thị trường.

Tích cực, chủ động đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về xăng E5 RON92, trong đó cần làm rõ lợi ích của việc sử dụng xăng E5 RON92, khẳng định về chất lượng, kỹ thuật để người tiêu dùng yên tâm sử dụng nhằm khuyến khích cộng đồng gia tăng sử dụng nhiên liệu sinh học.

Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan: Theo chức năng, nhiệm vụ được phân công chủ động phối hợp thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên.

Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Tiếp tục tăng cường, chỉ đạo, hướng dẫn các thương nhân kinh doanh xăng dầu trên địa bàn đẩy mạnh kinh doanh xăng E5 RON 92, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức kinh doanh xăng E5 RON 92 gửi Bộ Công Thương để kịp thời có giải pháp.

Tiếp tục phối hợp với các Sở, Ban, ngành tại địa phương, các thương nhân kinh doanh xăng dầu trên địa bàn đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền tạo sự đồng thuận trong xã hội về sử dụng xăng nhiên liệu sinh học nói chung, xăng E5 RON 92 nói riêng, khẳng định về chất lượng, kỹ thuật để người tiêu dùng yên tâm sử dụng nhằm khuyến khích cộng đồng gia tăng sử dụng nhiên liệu sinh học.

Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam: Quán triệt các hội viên nghiêm túc, đẩy mạnh triển khai thực hiện Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống.

Tham gia đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nhiên liệu sinh học, bao gồm ưu đãi về thuế, phí hoặc các hình thức hỗ trợ khác để giảm giá thành và nâng cao khả năng cạnh tranh của nhiên liệu sinh học nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ nhiên liệu sinh học.

Các thương nhân kinh doanh xăng dầu: Các Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu:

Đảm bảo nguồn cung xăng sinh học E5 RON 92 đáp ứng nhu cầu thị trường theo lộ trình được quy định tại Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg. Báo cáo tình hình thực hiện về Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước và Vụ Khoa học và Công nghệ) trước ngày 28 hàng Quý để tổng hợp báo cáo.

Chú trọng chia sẻ nguồn cung, chia sẻ lợi nhuận trong hệ thống phân phối một cách hợp lý để đảm bảo không bị gián đoạn việc cung ứng xăng dầu cho thị trường. Hỗ trợ và khuyến khích các thương nhân phân phối, doanh nghiệp bán lẻ trong hệ thống kinh doanh đẩy mạnh tiêu thụ nhiên liệu sinh học thông qua các chương trình ưu đãi, chính sách giá phù hợp nhằm tăng sức cạnh tranh so với xăng khoáng truyền thống.

Chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời các số liệu, dữ liệu cho các cơ quan chức năng (Bộ Tài chính, Bộ Công Thương ...) để làm cơ sở cập nhật chính xác, tính đủ các chi phí kinh doanh xăng dầu trong công thức tính giá cơ sở mặt hàng xăng dầu, xăng sinh học, đảm bảo hiệu quả trong công tác điều hành, bình ổn giá mặt hàng xăng dầu, hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu:

Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, tham gia đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nhiên liệu sinh học, bao gồm ưu đãi về thuế, phí hoặc các hình thức hỗ trợ khác để giảm giá thành và nâng cao khả năng cạnh tranh của nhiên liệu sinh học nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ nhiên liệu sinh học, đặc biệt tại các địa phương, khu vực có tiềm năng tiêu thụ lớn.

Chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân và Sở Công Thương các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về sử dụng xăng E5 RON 92, khẳng định về chất lượng, kỹ thuật để người tiêu dùng yên tâm sử dụng nhằm khuyến khích cộng đồng gia tăng sử dụng nhiên liệu sinh học.

Hiệu lực thực hiện và trách nhiệm thi hành: Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, Chánh thanh tra Bộ, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Vụ trưởng các Vụ: Thị trường trong nước, Dầu khí và Than, Khoa học và Công nghệ, Pháp chế, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam và các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu chịu trách nhiệm thực hiện Chỉ thị này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan có báo cáo, phản ánh bằng văn bản gửi về Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) để tổng hợp, xử lý.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thị trường hàng hóa thế giới trầm lắng

Thị trường hàng hóa thế giới trầm lắng

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khá trầm lắng trong ngày Mỹ nghỉ lễ Martin Luther King, giá một số mặt hàng được tính đến 2h30 sáng nay theo giờ Việt Nam.
Các hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng Chính phủ thăm chính thức Ba Lan

Các hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng Chính phủ thăm chính thức Ba Lan

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã tháp tùng Thủ tướng Chính phủ: hội đàm với Thủ tướng Cộng hòa Ba Lan, tiếp và làm việc với 02 Tập đoàn lớn của Ba Lan là Tập đoàn Y tế Adamed, Hãng hàng không quốc gia LOT; tham dự và phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Ba Lan và đồng chủ trì cuộc họp Tham vấn kinh tế song phương Việt Nam - Ba Lan.
Phiên họp Tham vấn kinh tế song phương giữa Việt Nam và Ba Lan lần thứ 2

Phiên họp Tham vấn kinh tế song phương giữa Việt Nam và Ba Lan lần thứ 2

Chiều ngày 16 tháng 01 năm 2025 tại thủ đô Vác-xa-va, Cộng hòa Ba Lan, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Nguyễn Hồng Diên và Ngài Krzysztof Paszyk, Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế và Công nghệ Ba Lan đã đồng chủ trì Phiên họp Tham vấn kinh tế song phương giữa Việt Nam và Ba Lan lần thứ 2.
Tăng 3 lần liên tiếp, giá xăng RON95-III vượt 21.200 đồng mỗi lít

Tăng 3 lần liên tiếp, giá xăng RON95-III vượt 21.200 đồng mỗi lít

Từ 15 giờ ngày 16/1, giá xăng E5 RON92 tăng 319 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 201 đồng/lít. Cùng đó, giá dầu diesel tăng 539 đồng/lít; dầu hỏa tăng 462 đồng/lít và dầu mazut cộng thêm 999 đồng/lít.
Thời hạn chuyển đổi vị trí công tác lĩnh vực Công Thương 3-5 năm

Thời hạn chuyển đổi vị trí công tác lĩnh vực Công Thương 3-5 năm

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 41/2024/TT-BCT quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc thuộc lĩnh vực Công Thương ở địa phương.
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Theo đó, Tổng cục QLTT sẽ ăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, tập trung vào các mặt hàng thiết yếu và các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp Tết như hàng điện tử, điện lạnh, quần áo, giày dép, bánh kẹo, đường cát, hoa quả, thuốc lá, rượu, bia, nước giải khát, gia súc, gia cầm… và các mặt hàng thực phẩm tươi sống.
Giá dầu thô quay đầu “hạ nhiệt”

Giá dầu thô quay đầu “hạ nhiệt”

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), ngày giao dịch 14/1, lực bán quay lại chiếm ưu thế và cắt đứt chuỗi tăng 3 phiên liên tiếp trước của chỉ số MXV-Index. Trong đó, giá dầu thô quay đầu hạ nhiệt so với các phiên giao dịch của ngày hôm trước.
Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay

Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay

Di sản thiên nhiên, văn hóa của Việt Nam đã và đang ngày càng chứng minh được vai trò vô cùng quan trọng, là sự đa dạng văn hóa, là nguồn lực để tăng trưởng kinh tế, là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới, cần chú trọng giá trị của di sản nói chung và phát triển kinh tế di sản nói riêng, đặc biệt giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa với giá trị kinh tế của các di sản, đồng thời đưa ra chiến lược và chính sách phù hợp cho sự phát triển đó.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận