Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, năng lượng giữa Việt Nam và Kyrgyzstan

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Kyrgyzstan tới Việt Nam, sáng 7/3, tại Hà Nội, đã diễn ra buổi gặp gỡ giữa Thủ tướng Kyrgyzstan và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai nước. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tham dự và có bài phát biểu khai mạc tại cuộc gặp.

Tháp tùng Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham dự buổi gặp gỡ giữa Thủ tướng Kyrgyzstan và doanh nghiệp Việt Nam, có lãnh đạo các Cục, Vụ: Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Cục Xúc tiến thương mại, Cục Điện lực, NSMO, Văn phòng Bộ...

Nhiều tiềm năng hợp tác

Phát biểu khai mạc tại buổi cuộc gặp gỡ, Thủ tướng Kyrgyzstan Adylbek Kasymaliev cho biết, buổi gặp gỡ hôm nay là bước tiến quan trọng để củng cố quan hệ của hai nước trong hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, năng lượng. Hai nước Việt Nam - Kyrgyzstan có nhiều tiềm năng lớn để thúc đẩy những lĩnh vực, ngành hàng hợp tác còn nhiều tiềm năng.

Hiện nay, Kyrgyzstan đang tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Kyrgyzstan dành nhiều ưu đãi cả về thuế quan, thủ tục xuất khẩu, thủ tục hành chính... mở ra nhiều cơ hội hợp tác đầu tư cho doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam.

Thủ tướng Kyrgyzstan cho rằng, hai nước Việt Nam - Kyrgyzstan có tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy điện, năng lượng tái tạo, du lịch, công nghệ thông tin, và kinh tế số...

"Quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước đã được cụ thể hóa thông qua các dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam sang Kyrgyzstan. Tôi hy vọng rằng, thông qua sự kiện này, hợp tác kinh tế, đầu tư giữa hai nước sẽ được khởi sắc. Kyrgyzstan luôn sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam đến hợp tác đầu tư" - Thủ tướng Kyrgyzstan nhấn mạnh.

Cùng phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Kyrgyzstan được hình thành, củng cố và phát triển từ thời Xô Viết. Trong hơn ba thập kỷ qua (kể từ khi tái thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1992), hai nước tiếp tục thiết lập mối quan hệ đối tác tốt đẹp dựa trên nền tảng quan hệ hữu nghị bền chặt, hiểu biết lẫn nhau và đã ghi nhận nhiều bước phát triển tích cực thông qua phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, tạo nền tảng cho hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa 2 bên.

Theo đó, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước trong những năm gần đây có bước tăng trưởng tích cực, nhất là từ khi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu (trong đó Kyrgyzstan là thành viên) có hiệu lực từ năm 2016. Đặc biệt, năm 2024 vừa qua, kim ngạch thương mại hai chiều đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay (tăng 172%), đưa Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Kyrgyzstan tại ASEAN và ở chiều ngược lại Kyrgyzstan là đối tác thương mại thứ 3 của Việt Nam tại khu vực Trung Á.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu

Tại buổi gặp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chúc mừng những thành tựu về kinh tế mà Kyrgyzstan đã đạt được trong thời gian vừa qua nhờ chính sách năng động, hiệu quả trong khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh về tự nhiên và vị trí chiến lược là một trong những mắt xích trung chuyển quan trọng của hành lang Á - Âu. Nhiều dự án về giao thông vận tải, xây dựng, lọc dầu, xi măng, thủy điện… đã được các bạn triển khai trong thời gian qua, đặc biệt là việc khởi công xây dựng tuyến đường sắt kết nối 3 nước Trung Quốc - Kyrgyzstan - Uzbekistan với tổng chiều dài khoảng 500km, được coi là dự án kết nối Á – Âu mới quan trọng của Trung Á. Bên cạnh đó, Kyrgyzstan còn được biết đến là quốc gia có thế mạnh về các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên (như luyện kim màu, urani, thorium...) và có tiềm năng rất lớn về khai thác, chế biến gỗ và phát triển năng lượng tái tạo.

Về phía Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thông tin, những năm qua luôn được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những nền kinh tế năng động - điểm sáng trong bức tranh kinh tế của khu vực và thế giới; đồng thời, là điểm đến an toàn, hấp dẫn của các doanh nghiệp, đối tác, nhà đầu tư nước ngoài. Hiện Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 3 ASEAN và thứ 32 thế giới; Top 20 về thương mại quốc tế và Top 15 về thu hút FDI hàng đầu thế giới, cùng với không khí đầu tư kinh doanh rất sôi động, được xem là một trong những “công xưởng” của thế giới.

Bên cạnh đó, Việt Nam còn có các thế mạnh về dân số đông, chính trị ổn định; an ninh được bảo đảm; có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, năng động, có khả năng tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới và hội nhập tốt, cùng với lợi thế về mặt bằng sản xuất sẵn có và thị trường tiêu thụ rộng lớn, bao gồm thị trường nội địa trên 100 triệu dân với sức mua khá lớn và thị trường của gần 6 tỷ người tiêu dùng trong 17 Hiệp định thương mại tự do (song phương và đa phương) mà Việt Nam là thành viên.

Đây sẽ là những điều kiện rất thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác, phát triển”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá.

Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, năng lượng giữa Việt Nam và Kyrgyzstan

Có thể thấy, hợp tác về kinh tế thời gian qua đã đạt những kết quả tích cực, song theo Bộ trưởng, những kết quả này chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của mỗi bên và mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa 02 nước. Đặc biệt, thời gian tới, tình hình chính trị, kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường; rủi ro về sự gián đoạn chuỗi cung ứng và những khó khăn, thách thức mang tính toàn cầu ngày càng gia tăng, đặt ra mối đe dọa đối với sự ổn định kinh tế của mỗi quốc gia.

Trước bối cảnh đó, những nền kinh tế như Việt Nam và Kyrgyzstan cần hợp tác chặt chẽ, hiệu quả hơn, nhất là trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp và chuyển đổi năng lượng để cùng ứng phó và nâng cao sức chống chịu của mỗi nền kinh tế. Để duy trì vị thế của quốc gia xuất khẩu, Việt Nam rất cần hợp tác với các quốc gia giàu tiềm năng như Kyrgyzstan để có nguồn cung ổn định về nguyên – nhiên - vật liệu phục vụ cho các ngành sản xuất, xuất khẩu; hợp tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, đào tạo cung ứng nguồn nhân lực, góp phần xây dựng chuỗi cung ứng quốc tế bền vững”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, đồng thời, cho rằng, việc tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại song phương cũng như trong khuôn khổ đa phương giữa hai khối ASEAN và Liên minh Kinh tế Á Âu sẽ mang lại lợi ích to lớn cho cả Việt Nam và Kyrgyzstan.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thông tin, hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, rất chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có tính nền tảng như khai khoáng, chế biến khoáng sản và các ngành, lĩnh vực công nghệ cao..., mới nổi như chíp bán dẫn, dữ liệu lớn (Big data), trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật, điện toán đám mây... nhằm xây dựng nền công nghiệp theo hướng hiện đại, xanh, sạch và phát triển bền vững; tập trung xây dựng, phát triển hệ thống hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, nhất là hệ thống đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao, tàu điện ngầm, sân bay, cảng biển, trung tâm tài chính quốc tế.

Trong lĩnh vực năng lượng, Việt Nam đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu theo hướng xanh hóa, phát triển năng lượng tái tạo và các nguồn năng lượng mới; đồng thời tái khởi động Chương trình phát triển điện hạt nhân nhằm đa dạng hoá, ổn định nguồn cung, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Đây là những lĩnh vực mà Kyrgyzstan có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển. Vì vậy, chúng tôi mong muốn các cơ quan chức năng và cộng đồng doanh nghiệp hai nước sẽ tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực này; qua đó đưa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, năng lượng giữa Việt Nam và Kyrgyzstan ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên bày tỏ.

Tại cuộc gặp gỡ, các đại biểu phía Kyrgyzstan đã trình bày về môi trường, chính sách đầu tư của nước này cũng như giới thiệu về tiềm năng phát triển năng lượng của Kyrgyzstan. Đáng chú ý, phía doanh nghiệp Việt Nam cũng đã đặt nhiều câu hỏi liên quan đến việc xuất khẩu nông, lâm sản cũng như việc khai thác dầu khí, năng lượng...

Bộ Công Thương sẵn sàng phối hợp, làm cầu nối hiệu quả cho doanh nghiệp Việt Nam – Kyrgyzstan

Cũng trong khuôn khổ cuộc gặp gỡ, Thủ tướng Adylbek Kasimalye và Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chứng kiến lễ ký kết giữa Cục Điện lực, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Năng lượng Kyrgyzstan trong lĩnh vực năng lượng; Công ty Vận hành Hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia (NSMO) với Công ty Mạng lưới điện Kyrgyzstan (NASK); Bộ Năng lượng Kyrgyzstan với Công ty Vtech Việt Nam.

Với việc ký kết Biên bản ghi nhớ, văn kiện hợp tác giữa hai bên, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá, việc các cơ quan và doanh nghiêp hai bên ký kết các biên bản hợp tác ngày hôm nay là minh chứng cho nỗ lực và quyết tâm của hai bên trong việc đưa quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, thực chất trong lĩnh vực mà hai bên cùng có tiềm năng và nhu cầu.

Chính phủ, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành của Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Chính phủ, các Bộ ngành, các cơ quan chức năng của Kyrgyzstan để bảo trợ và làm cầu nối hiệu quả cho cộng đồng doanh nghiệp 2 nước tăng cường tiếp xúc, triển khai các hoạt động đầu tư, hợp tác đầu tư trong tương lai”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh và khẳng định, sẽ luôn chia sẻ, đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam và tương xứng với mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa 2 nước để hỗ trợ các doanh nghiệp Kyrgyzstan đầu tư, sản xuất, kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam, bởi thành công của các bạn cũng chính là thành công của chúng tôi.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng mong muốn Chính phủ và các cơ quan chức năng của Kyrgyzstan ủng hộ, tạo điều kiện thiết lập Ủy ban liên Chính phủ và đại diện thương mại Việt Nam tại Kyrgyzstan và vùng Trung Á trong quý II/2025 để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội đầu tư và phát triển sản xuất, kinh doanh ở đất nước của các bạn - nền kinh tế có vị trí chiến lược tại Trung Á và có thể trở thành điểm hấp dẫn cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư mở rộng hơn nữa vào thị trường Liên minh kinh tế Á Âu.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá xăng dầu đồng loạt giảm sâu

Giá xăng dầu đồng loạt giảm sâu

Từ 15h hôm nay, ngày 6/3, giá xăng dầu các loại được điều chỉnh giảm. Trong đó, xăng giảm tới hơn 700 đồng/lít, dầu cũng có loại tương tự.
Bộ Công Thương công bố các Quyết định về công tác cán bộ

Bộ Công Thương công bố các Quyết định về công tác cán bộ

Chiều 4/3, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức hội nghị công bố các Quyết định về công tác cán bộ. Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị.
Bộ Công Thương khẩn trương triển khai công tác kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động theo bộ máy mới

Bộ Công Thương khẩn trương triển khai công tác kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động theo bộ máy mới

Sáng 3/3, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị giao ban Bộ. Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long và lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ.
Sau sắp xếp, Bộ Công Thương phân công lại nhiệm vụ trong lãnh đạo Bộ

Sau sắp xếp, Bộ Công Thương phân công lại nhiệm vụ trong lãnh đạo Bộ

Bộ Công Thương phân công lại nhiệm vụ trong lãnh đạo Bộ đối với Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và 4 thứ trưởng từ ngày 1/3 sau khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
Thủ tướng chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm mục tiêu đạt 8% trở lên

Thủ tướng chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm mục tiêu đạt 8% trở lên

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 1/3/2025 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.
Bộ Công Thương ban hành thông tư mới về giá dịch vụ truyền tải điện

Bộ Công Thương ban hành thông tư mới về giá dịch vụ truyền tải điện

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài vừa ký ban hành Thông tư số 14/2025/TT-BCT, quy định về phương pháp lập, hồ sơ, trình tự, thủ tục phê duyệt giá dịch vụ truyền tải điện; phương pháp hướng dẫn và hình thức định giá đối với lưới điện truyền tải do các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư xây dựng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 6 Điều 51 Luật Điện lực số 61/2024/QH15.
Nghị định số 40/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương

Nghị định số 40/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 40/2025/NĐ-CP ngày 26 tháng 2 năm 2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương.
Giá xăng giảm khoảng 200 đồng/lít

Giá xăng giảm khoảng 200 đồng/lít

Trong lần điều chỉnh giá xăng, dầu lúc 15 giờ ngày 27/2 của Liên Bộ Công Thương - Tài chính, giá bán xăng E5 RON 92 không cao hơn 20.658 đồng/lít (giảm 197 đồng/lít) và giá bán xăng RON 95-III không cao hơn 21.112 đồng/lít (giảm 219 đồng/lít).
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận