Cảnh báo khẩn cấp tình trạng giả mạo khách sạn, homestay lừa chiếm đoạt tiền đặt phòng nghỉ

Trong thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo liên tục thay đổi các thủ đoạn để tiếp cận các nạn nhân, nhiều du khách đã gặp phải tình trạng giả mạo các resort, khách sạn, homestay trên các nền tảng trực tuyến, gây nên thiệt hại lên tới cả tỷ đồng.

Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) vừa phát đi cảnh báo về tình trạng giả mạo khách sạn, homestay, lừa chiếm đoạt tiền đặt phòng nghỉ rộ lên trong những ngày qua.

Fanpage giả mạo có nhiều lượt thích và người theo dõi hơn Fanpage chính thức

Fanpage giả mạo có nhiều lượt thích và người theo dõi hơn Fanpage chính thức

Theo Cục An toàn thông tin, hình thức lừa đảo này dù không mới nhưng các đối tượng lừa đảo liên tục thay đổi các thủ đoạn để tiếp cận các nạn nhân, đặc biệt là sau dịp Tết Nguyên đán, khi người dân đang có nhu cầu du xuân, du lịch.

Tình trạng lừa đảo diễn biến phức tạp, gây ra thiệt hại không nhỏ về tài sản, thậm chí có người phụ nữ đã bị lừa hơn 1 tỷ đồng vì đặt phòng khách sạn đi du lịch.

Trong vụ việc này, các đối tượng lừa đảo tạo lập Fanpage giả mạo khu nghỉ dưỡng Minawa Kênh Gà, Ninh Bình. Sau khi du khách liên hệ tư vấn và chốt chuyển khoản tiền đặt cọc lần đầu tiên với số tiền 6,5 triệu đồng, kẻ lừa đảo thông báo khách đã chuyển sai nội dung và yêu cầu chuyển lại tiền để bộ phận kế toán xác nhận và hoàn lại số tiền thừa.

Fanpage giả mạo khu nghỉ dưỡng, nhiều người đã trở thành nạn nhân

Fanpage giả mạo khu nghỉ dưỡng, nhiều người đã trở thành nạn nhân

Tuy nhiên, sau nhiều lần chuyển khoản với số tiền lên tới hơn 1 tỷ đồng, đối tượng đã chặn liên lạc và chiếm đoạt toàn bộ số tiền.

Tình trạng lừa đảo này không chỉ gây thiệt hại tiền bạc mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến trải nghiệm du lịch của người tiêu dùng cũng như hình ảnh đất nước Việt Nam với du khách quốc tế.

Trước thực trạng trên, Cục An toàn thông tin đưa ra 1 số dấu hiệu nhận biết các Fanpage giả mạo các khách sạn, homestay.

Theo đó, các trang web giả mạo này có thể tạo ra giao diện giống hệt với các resort, khách sạn, homestay nổi tiếng hoặc đăng tải những hình ảnh đẹp mắt; giao diện tương tự với những thương hiệu uy tín, đi kèm với mức giá rất hấp dẫn; một số trang còn chạy quảng cáo để có hàng nghìn lượt tương tác nhằm tăng lòng tin của khách hàng. Điều này khiến nhiều du khách dễ dàng bị cuốn vào những chiêu trò dụ dỗ và trả tiền trước cho dịch vụ khi chưa được xác minh.

Sau khi khách hàng đặt cọc hoặc thanh toán, họ sẽ không nhận được dịch vụ như đã hứa và đôi khi không thể liên lạc được với chủ sở hữu.

Ngoài ra, các đối tượng lừa đảo cũng có thể tạo các tài khoản giả trên các ứng dụng du lịch nổi tiếng như: Booking, Agoda, hoặc Airbnb để quảng bá các chỗ ở không tồn tại.

Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân trước khi quyết định đặt phòng, cần kiểm tra kỹ địa chỉ website. Các trang web đáng tin cậy thường có chứng chỉ bảo mật (biểu tượng khóa ở góc trên bên trái của trình duyệt) và có địa chỉ rõ ràng. Tránh những website có tên miền lạ hoặc không có chứng nhận bảo mật;

Tham khảo ý kiến của những người đã từng lưu trú tại khách sạn bạn muốn đặt thông qua các trang như: TripAdvisor, Google Reviews, hoặc các trang đặt phòng uy tín thường có những đánh giá chi tiết của du khách trước đó;

Không tin tưởng những Fanpage quảng cáo đặt phòng với mức giá quá rẻ so với thị trường, thực hiện so sánh mức giá trên các nền tảng khác nhau để đảm bảo tính hợp lý.

Khách hàng cũng cần chủ động liên hệ trực tiếp với khách sạn hoặc homestay trước khi thanh toán thông qua các thông tin liên hệ trên trang chính thức như số hotline hoặc gửi email trực tiếp để xác minh thông tin về phòng và dịch vụ;

Cảnh giác với yêu cầu thanh toán trước quá sớm, nếu đối tượng không cho phép thanh toán trực tiếp hoặc yêu cầu chuyển tiền qua các kênh không chính thức, tuyệt đối không làm theo;

Không làm theo các yêu cầu, hướng dẫn chuyển tiền cho các đối tượng vì những lý do như: sai cú pháp nhắn tin, bị treo tiền trên hệ thống...;

Đồng thời, tuyệt đối không tải xuống ứng dụng lạ hay ấn vào các đường link không xác định từ bên thứ ba.

Khách hàng chỉ nên đặt phòng qua các nền tảng uy tín như: Booking.com, Agoda, hoặc Airbnb giúp bảo vệ quyền lợi của khách hàng, vì các nền tảng này thường có hệ thống bảo vệ thanh toán và các chính sách hoàn tiền nếu xảy ra sự cố. Thêm vào đó, những nền tảng này có đội ngũ hỗ trợ khách hàng, giúp giải quyết khiếu nại nếu có vấn đề phát sinh.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tăng mức phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tăng mức phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nghị định số 24/2025/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung nhiều quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tăng cường kiểm tra vùng nguyên liệu, cơ sở chế biến, đóng gói thực phẩm xuất khẩu

Tăng cường kiểm tra vùng nguyên liệu, cơ sở chế biến, đóng gói thực phẩm xuất khẩu

Văn phòng Chính phủ có văn bản số 1407/VPCP-NN ngày 20/2/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về thông tin báo chí phản ánh "Thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam bị EU cảnh báo".
Cảnh giác thủ đoạn giả danh lực lượng Công an để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cảnh giác thủ đoạn giả danh lực lượng Công an để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Qua thông tin nhận được từ quần chúng nhân dân, Công an tỉnh Sóc Trăng phát hiện một số đối tượng xấu đang thực hiện hành vi giả danh cán bộ Công an tỉnh Sóc Trăng để gọi điện cho người dân trên địa bàn nhằm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo trên không gian mạng

TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo trên không gian mạng

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành văn bản tăng cường công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng.
Cảnh giác với cuộc gọi lạ giả danh nhân viên điện lực

Cảnh giác với cuộc gọi lạ giả danh nhân viên điện lực

Ngày 17/2, Công an TP. Hà Nội phát thông báo đề nghị nhân dân cảnh giác trước những cuộc gọi lạ, nhất là trong những ngày qua có nhiều đối tượng giả danh nhân viên điện lực gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nhận diện các loại ma tuý mới, ma tuý núp bóng bánh kẹo, thực phẩm chức năng

Nhận diện các loại ma tuý mới, ma tuý núp bóng bánh kẹo, thực phẩm chức năng

Hiện nay, xuất hiện ngày càng nhiều loại ma túy mới, thậm chí chưa có trong danh mục kiểm soát của Chính phủ được mua bán, sử dụng trái phép khiến công tác phòng ngừa, đấu tranh của các lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn.
Cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo dịp lễ Valentine

Cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo dịp lễ Valentine

Valentine vốn được xem là ngày lễ tình nhân, đây cũng là cơ hội để các đối tượng lừa đảo tình cảm hướng tới mục đích chiếm đoạt tài sản từ các nạn nhân.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận