Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về phát triển điện mặt trời mái nhà theo cơ chế tự sản tự tiêu không bán lên lưới

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) vừa phối hợp tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) theo cơ chế tự sản tự tiêu không bán lên lưới (zero export).
Khẩn trương hoàn thiện cơ chế khuyến khích lắp đặt điện mặt trời mái nhà Bộ Công Thương liên tiếp ra 2 văn bản "nóng" gỡ khó điện gió, điện mặt trời EVN kiến nghị Bộ Công Thương sớm ban hành hướng dẫn phát triển điện mặt trời mái nhà không phát điện lên lưới Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với các dự án điện gió, điện mặt trời đã hoàn thành

Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tới các đơn vị trong toàn EVN.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Tổng giám đốc EVN Võ Quang Lâm cho biết, trong bối cảnh hệ thống điện đang gặp khó khăn về nguồn cung đặc biệt là khu vực phía Bắc, thì việc tiếp tục phát triển ĐMTMN là hết sức cần thiết. EVN cũng đã có các văn bản kiến nghị tới Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục ban hành cơ chế khuyến khích phát triển ĐMTMN không phát điện lên lưới.

Phó Tổng giám đốc EVN Võ Quang Lâm phát biểu khai mạc hội thảo

Ông Võ Quang Lâm trân trọng cảm ơn sự hợp tác ý nghĩa và hiệu quả của Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức với Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong thời gian qua. Đồng thời, lãnh đạo EVN bày tỏ mong muốn sẽ được chia sẻ, trao đổi nhiều kinh nghiệm, bài học quý báu của Đức, cũng như các quốc gia khác trong việc xây dựng chính sách, vận hành và điều độ hệ thống ĐMTMN.

Ông Nathan Moore – Giám đốc dự án ĐMTMN trong ngành thương mại và công nghiệp, GIZ chia sẻ tại hội thảo

Về phía GIZ, ông Nathan Moore – Giám đốc dự án ĐMTMN trong ngành thương mại và công nghiệp, GIZ, khẳng định GIZ sẵn sàng hỗ trợ EVN cũng như các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam trong việc đưa ra các khuyến nghị phù hợp, nhằm thúc đẩy phát triển ĐMTMN trong thời gian tới.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tích cực trao đổi, thảo luận chuyên sâu về các vấn đề như: bài học phát triển ĐMTMN trên thế giới, kinh nghiệm tính toán khung giá ĐMTMN, các chính sách phát triển ĐMTMN tự sản tự tiêu,…

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về phát triển điện mặt trời mái nhà theo cơ chế tự sản tự tiêu không bán lên lưới

Tính đến nay, Việt Nam đã phát triển được 103.720 hệ thống ĐMTMN với tổng công suất khoảng 9.602 MWp, chiếm khoảng 10% công suất đặt của hệ thống điện quốc gia. Các dự án năng lượng tái tạo nói chung và ĐTMMN nói riêng đã đóng góp tích cực, bổ sung nguồn cung cho hệ thống điện Việt Nam thời gian qua.

Tại Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Điện VIII), mục tiêu đến năm 2030 cả nước có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia).

Đồng thời, tại chỉ thị 20/CT-TTg ngày 08/06/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 – 2025 và các năm tiếp theo cũng khuyến khích phát triển ĐMTMN tự dùng cho các cơ quan công sở, hộ gia đình, cơ sở kinh doanh dịch vụ, sản xuất công nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến trái chiều

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến trái chiều

Có đến 5/6 mặt hàng nhóm nông sản tăng giá trong khi nhiều mặt hàng kim loại đồng loạt suy yếu, tuy nhiên, lực bán vẫn chiếm ưu thế kéo chỉ số MXV-Index giảm 0,18%, xuống còn 2.153 điểm.
Indonesia khởi xướng điều tra gia hạn tự vệ đối với sản phẩm hạt nhựa EPS

Indonesia khởi xướng điều tra gia hạn tự vệ đối với sản phẩm hạt nhựa EPS

Ngày 22 tháng 7 năm 2024, Ủy ban Tự vệ Indonesia (KPPI) thông báo khởi xướng điều tra nhằm gia hạn biện pháp tự vệ đối với sản phẩm hạt nhựa EPS.
Giá xăng dầu trong nước đồng loạt giảm

Giá xăng dầu trong nước đồng loạt giảm

Giá xăng trong nước hôm nay (25/7) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm lần thứ 3 liên tiếp. Theo đó, mỗi lít xăng E5RON92 sẽ có mức bán mới không cao hơn 21.900 đồng/lít (giảm 274 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 984 đồng/lít.
Liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử dẫn dắt sự phát triển của toàn vùng

Liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử dẫn dắt sự phát triển của toàn vùng

Từ năm 2015 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành luôn quan tâm, cụ thể hóa chính sách giúp thúc đẩy các thể chế về liên kết vùng được hoàn thiện và ngày càng phát huy hiệu quả.
Đảm bảo đủ xăng, dầu cho 6 tháng cuối năm

Đảm bảo đủ xăng, dầu cho 6 tháng cuối năm

Bộ Công Thương vừa tổ chức cuộc họp với các thương nhân đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu về tình hình cung ứng xăng dầu cho thị trường 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Phân khúc giá rẻ tiếp tục duy trì sức hấp dẫn trên các sàn thương mại điện tử

Phân khúc giá rẻ tiếp tục duy trì sức hấp dẫn trên các sàn thương mại điện tử

Với tình hình kinh tế hiện nay, thắt chặt chi tiêu vẫn là tiêu chí được nhiều gia đình áp dụng. Vì vậy, người tiêu dùng thường ưu tiên các sản phẩm có giá cả phải chăng, phù hợp với túi tiền.
Hội nghị đối thoại giữa Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Công Thương với lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ năm 2024

Hội nghị đối thoại giữa Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Công Thương với lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ năm 2024

Sáng 23/7, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị đối thoại giữa Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ với lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ năm 2024. Hội nghị năm nay có chủ đề: “ Tiếp tục cải thiện môi trường làm việc, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác của cán bộ công chức, viên chức người lao động thuộc Bộ”.
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới hồi phục tích cực

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới hồi phục tích cực

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), sau 6 ngày giảm liên tiếp, đóng cửa giao dịch ngày đầu tuần (22/7), sắc xanh đã quay lại thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận