Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, lực lượng QLTT "lên dây cót"

Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh vừa ký ban hành Kế hoạch số 13/KH-TCQLTT ngày 22 tháng 10 năm 2024 về việc triển khai thực hiện cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Kế hoạch được ban hành nhằm tiếp tục triển khai thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công Thương, cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Trong Kế hoạch, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh yêu cầu các đơn vị trong lực lượng phải xác định tuyến, địa bàn, đối tượng, mặt hàng trọng điểm để xây dựng Kế hoạch, phương án kiểm tra kiểm soát thị trường, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Đội QLTT.

Đặc biệt, tập trung kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý nghiêm vi phạm hành chính đối với những mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán như thuốc lá, rượu, bia, nước giải khát, đường cát, thực phẩm, hàng điện tử, điện lạnh, quần áo, giầy dép, gia súc, gia cầm, các sản phẩm chế biến từ gia súc, gia cầm, pháo nổ, pháo hoa các loại; đặc biệt, kiểm soát hàng hóa kinh doanh trên môi trường online như sàn thương mại điện tử, website, các mạng xã hội như Facebook, TikTok; kiểm tra chất lượng hàng hóa, việc chấp hành các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, an toàn thực phẩm.

Cùng với đó, cần phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng như Công an, Hải quan, Bộ đội biên phòng, Thanh tra chuyên ngành thường xuyên rà soát, kiểm tra trên khâu lưu thông nhất là hàng hóa vận chuyển từ biên giới, cảng hàng không quốc tế vào nội địa, các điểm kinh doanh; các kho hàng, bến bãi, điểm tập kết hàng hóa, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, cơ sở sản xuất, làng nghề.

Phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông để đưa tin về hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường trong đợt cao điểm; kết hợp công tác kiểm tra, xử lý vi phạm với việc vận động các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại trên thị trường tham gia đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả bằng các hình thức đa dạng, thiết thực; thực hiện ký cam kết không sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu, kém chất lượng; kiểm tra đối với những cơ sở kinh doanh đã ký cam kết và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai hoạt động công vụ của công chức do cấp mình quản lý để kịp thời đôn đốc, chấn chỉnh công chức hoàn thành nhiệm vụ được phân công, đảm bảo chất lượng và thời gian quy định; kiên quyết xử lý nghiêm tập thể, cá nhân bao che, tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật; đồng thời, động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong đợt cao điểm.

Trong Kế hoạch cao điểm, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị thuộc Tổng cục, đặc biệt là Cục QLTT các tỉnh, thành phố có biên giới đường bộ, cảng biển, cảng hàng không quốc tế cũng như Cục QLTT các tỉnh, thành phố trong nội địa tăng cường kiểm tra, xử lý, đặc biệt đối với các mặt hàng, lĩnh vực trọng điểm, như: đường cát, rượu, bia, nước giải khát, hàng điện tử, điện lạnh, quần áo, giầy dép, thực phẩm, gia súc, pháo nổ, pháo hoa các loại....

Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 sẽ được toàn lực lượng QLTT triển khai từ ngày 01/11/2024 đến hết ngày 01/03/2025.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng đã yêu cầu lực lượng Quản lý thị trường tập trung triển khai 9 nhiệm vụ trong những tháng còn lại của năm.

9 tháng năm 2024, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) cả nước đã kiểm tra 54.673 vụ; phát hiện, xử lý 38.107 vụ vi phạm; tổng số tiền xử lý là 715 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023.

Cụ thể trong 9 tháng năm 2024 (từ 15/12/2023-14/9/2024), lực lượng QLTT cả nước đã kiểm tra 54.673 vụ, phát hiện, xử lý 38.107 vụ vi phạm (giảm 6% so với cùng kỳ năm 2023), chuyển Cơ quan điều tra 138 vụ có dấu hiệu hình sự . Tổng số tiền xử lý là 715 tỷ đồng (tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023); trong đó, xử phạt vi phạm hành chính 370 tỷ đồng (tăng 11%), trị giá hàng hóa tịch thu gần 169 tỷ đồng (tăng 12%), trị giá hàng hóa buộc tiêu hủy trên 176 tỷ đồng (tăng 87%).

Đáng chú ý, 9 tháng năm 2024, lực lượng QLTT cả nước thực hiện thu nộp ngân sách nhà nước 440 tỷ đồng đạt gần 99% chỉ tiêu đăng ký thi đua cả năm 2024.

Có 22 đơn vị vượt chỉ tiêu thi đua cả năm gồm các Cục QLTT tỉnh Hưng Yên (vượt 164%), Quảng Bình (vượt 100%), Phú Yên (vượt 74%); Quảng Trị (vượt 58%), Quảng Ninh (vượt 39%), Long An (vượt 34%), Bắc Giang (vượt 23), Hải Dương (vượt 19), Hà Nam (vượt 14), Tiền Giang (vượt 13%), Hà Giang (vượt 11%), Bến Tre (vượt 11%), Hà Nội (vượt 10%), Quảng Ngãi (vượt 10%), Cao Bằng (vượt 8%), Đà Nẵng (vượt 6%), Đồng Tháp (vượt 6%), Đắk Lắk (vượt 5%), Thái Nguyên (vượt 5%), An Giang (vượt 4%), Cần Thơ (vượt 3%), Lai Châu (vượt 1%).

13 đơn vị đạt trên 90%, gồm các Cục QLTT tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận, Nghệ An, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thừa Thiên Huế, Tuyên Quang, Cục Nghiệp vụ QLTT, Lào Cai, Bình Định, Thái Bình, Lâm Đồng.

Theo lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường, số hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, lĩnh vực y tế, giá, niêm yết giá, tiêu chuẩn đo lường, nhãn hàng hóa được lực lượng phát hiện giảm so với cùng kỳ năm 2023; các hành vi về nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, nông nghiệp, đặc biệt, lĩnh vực thương mại điện tử tăng cao so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, đối với lĩnh vực hàng giả: 9 tháng năm 2024, lực lượng QLTT phát hiện, xử lý 122 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính 4,7 tỷ đồng, trị giá hàng hóa vi phạm 15,5 tỷ đồng.

Các địa phương có số vụ xử lý cao: Tiền Giang (30 vụ), Bến Tre (16 vụ), Vĩnh Long (11 vụ), Kiên Giang (9 vụ), Hậu Giang (9 vụ).

Đối với hàng xâm phạm quyền SHTT: 9 tháng năm lực lượng QLTT cả nước đã phát hiện, xử lý 3.961 vụ vi phạm xử phạt vi phạm hành chính 54,3 tỷ đồng, trị giá hàng hóa vi phạm 12,2 tỷ đồng.

Các địa phương có số vụ xử lý cao: Hà Nội (1.035 vụ), TP. Hồ Chí Minh (947 vụ), Quảng Ninh (176 vụ), Đà Nẵng (159 vụ), Thái Nguyên (128 vụ), Thanh Hóa (118 vụ).

Đối với lĩnh vực thương mại điện tử: 9 tháng năm 2024, lực lượng QLTT cả nước đã phát hiện, xử lý 2.014 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính 35,4 tỷ đồng, trị giá hàng hóa vi phạm 29,4 tỷ đồng.

Các địa phương có số vụ xử lý cao, gồm Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bến Tre, Đắk Lắk, Đắk Nông, Đà Nẵng, Đồng Nai, Đồng Tháp, Cao Bằng, Gia Lai, Hà Giang, Ninh Bình, Nghệ An, Thái Bình, Thái Nguyên, Quảng Nam, Quảng Ninh, Quảng Trị, Tiền Giang.

Đối với mặt hàng vàng: 9 tháng năm 2024, lực lượng QLTT cả nước đã phát hiện, xử lý 498 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 12,8 tỷ đồng; trị giá hàng hóa vi phạm 21,5 tỷ đồng.

Đối với mặt hàng xăng dầu: 9 tháng năm 2024, lực lượng QLTT cả nước đã xử lý 343 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 11 tỷ đồng.

Đối với mặt hàng thuốc lá điếu, thuốc lá thế hệ mới: xử lý 752 vụ, chuyển cơ quan cảnh sát điều tra 03 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 2,9 tỷ đồng, trị giá hàng hóa vi phạm 5,5 tỷ đồng.

Đối với mặt hàng đường cát: phát hiện, xử lý 86 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 2,3 tỷ đồng, trị giá hàng hóa vi phạm 5,7 tỷ đồng. Thu giữ: 312.972 kg đường cát. Chuyển cơ quan cảnh sát điều tra: 01 vụ.

Đối với mặt hàng đồ chơi bạo lực: phát hiện, xử lý 55 vụ, xử phạt vi phạm hành chính trên 500 triệu đồng, trị giá hàng hóa vi phạm 1,4 tỷ đồng; thu giữ 24.893 sản phẩm đồ chơi trẻ em.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tiền Giang: Kịp thời phát hiện, ngăn chặn 01 trường hợp buôn bán gạo giả tại huyện Châu Thành

Tiền Giang: Kịp thời phát hiện, ngăn chặn 01 trường hợp buôn bán gạo giả tại huyện Châu Thành

Theo đề nghị của Đội QLTT số 1, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Tiền Giang đã xử phạt 01 cá nhân buôn bán gạo giả mạo nhãn hiệu, giả mạo nhãn hàng hóa, không đăng ký kinh doanh số tiền 60.000.000 đồng.
Bình Thuận: Phát hiện xử lý 36 vụ vi phạm về xăng dầu trong 10 tháng đầu năm 2024

Bình Thuận: Phát hiện xử lý 36 vụ vi phạm về xăng dầu trong 10 tháng đầu năm 2024

Trong 10 tháng đầu năm 2024, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bình Thuận phát hiện, xử lý 36 vụ vi phạm về xăng dầu, thu nộp ngân sách hơn 1,64 tỷ đồng.
Lực lượng QLTT tỉnh Bắc Giang thu nộp ngân sách nhà nước trên 6,7 tỷ đồng trong 10 tháng năm 2024

Lực lượng QLTT tỉnh Bắc Giang thu nộp ngân sách nhà nước trên 6,7 tỷ đồng trong 10 tháng năm 2024

Trong tháng 10/2024, Cục QLTT tỉnh Bắc Giang đã chủ động, phối hợp với các ngành, lực lượng chức năng tổ chức thanh tra, kiểm tra được 141 vụ, xử lý 45 vụ vi phạm.
Tiền Giang: Xử lý 08 trường hợp bán hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ qua mạng xã hội

Tiền Giang: Xử lý 08 trường hợp bán hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ qua mạng xã hội

Các trường hợp này sử dụng tài khoản mạng xã hội facebook bán kính mắt không rõ nguồn gốc xuất xứ, mỹ phẩm nhập lậu. Đội trưởng Đội QLTT số 6 đã xử phạt các cơ sở vi phạm hơn 30 triệu đồng, trị giá hàng hóa vi phạm gần 50 triệu đồng.
Lực lượng QLTT Quảng Bình thu nộp ngân sách nhà nước trên 1,6 tỷ đồng trong tháng 10/2024

Lực lượng QLTT Quảng Bình thu nộp ngân sách nhà nước trên 1,6 tỷ đồng trong tháng 10/2024

Trong tháng 10/2024, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình đã kiểm tra 77 vụ, xử lý 46 vụ, thu nộp ngân sách trên 1,6 tỷ đồng.
Đắk Nông: Kiểm tra, tuyên truyền An toàn vệ sinh thực phẩm các quán ăn gần trường học

Đắk Nông: Kiểm tra, tuyên truyền An toàn vệ sinh thực phẩm các quán ăn gần trường học

Thực hiện Kế hoạch 163/QLTTĐNo-NVTH ngày 05/4/2024 của Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Đắk Nông về việc “Triển khai tháng hành động vì ATTP” và công tác hậu kiểm ATTP năm 2024. Đội QLTT số 4 đã tập trung kiểm tra, tuyên truyền các đơn vị kinh doanh thực phẩm gần các trường học trên địa bàn huyện Đắk Mil và huyện Đắk Song.
Quảng Bình: Đội QLTT số 1 tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử

Quảng Bình: Đội QLTT số 1 tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử

Qua kiểm tra phát hiện website: https://sieuthidiennuocbunthuy.com/ của Công ty đang hoạt động và bán hàng hóa các loại, trên website này có chức năng đặt hàng trực tuyến, có đầy đủ thông tin về hàng hóa, giá cả, có giỏ hàng và có chức năng thanh toán.
Lâm Đồng: Phát hiện, xử lý hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Crocs

Lâm Đồng: Phát hiện, xử lý hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Crocs

Sau khi đã có đầy đủ các căn cứ, xác định hành vi vi phạm, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 1 đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh BT, địa chỉ: Phường 1, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng với hành vi: “Buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu”. Số tiền xử phạt vi phạm hành chính là: 16.000.000 đồng (Mười sáu triệu đồng).
Kiên Giang: Đội QLTT số 7 phát hiện 02 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu thông qua Facebook

Kiên Giang: Đội QLTT số 7 phát hiện 02 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu thông qua Facebook

Thông qua nền tảng mạng xã hội Facebook, Đội QLTT số 7 kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính 02 cơ sở trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, đề nghị xử phạt 33,5 triệu đồng.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận