Chuyện về nữ anh hùng “Bé Vách” và kỷ niệm 2 lần được Bác Hồ tặng huy hiệu

Mặc dù mắt đã mờ, chân đã chậm nhưng kỷ niệm hai lần được Bác Hồ tặng huy hiệu vẫn không phai mờ trong ký ức của nữ Anh hùng lao động Phạm Thị Vách.

Những dòng chảy ký ức về một thời “trị thủy” làm nên tên tuổi “bé Vách” gắn với đại công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải khiến tôi vừa khâm phục, vừa được truyền động lực cống hiến cho sự phát triển của quê hương, đất nước. Câu chuyện từ mấy chục năm trước nhưng cho đến hôm nay, cả người kể và người nghe vẫn rưng rưng xúc động. Bởi trong trái tim mỗi người đều có chung tình cảm, tình yêu vô bờ bến với Bác Hồ kính yêu.

Anh hùng Phạm Thị Vách (hàng đầu, thứ 2 từ phải sang) trong một lần được gặp Bác Hồ.

Mới tròn 17 tuổi, cô gái Phạm Thị Vách (sinh năm 1940, tại xã Hùng Cường, Kim Động, Hưng Yên) đã nổi tiếng trong các phong trào thủy lợi “vắt đất ra nước, thay trời làm mưa”, “nghiêng đồng đổ nước ra sông” trên đại công trường Bắc Hưng Hải - bản tình ca châu thổ lừng lẫy một thời xây dựng xã hội chủ nghĩa những năm 60 thế kỉ trước.

Năm 18 tuổi, bà Vách là kiện tướng thủy lợi. Đến 22 tuổi, bà được phong Anh hùng Lao động, và hai năm sau trở thành đại biểu Quốc hội liên tiếp ba khóa III, IV, V. Tự hào hơn, “nữ Sơn Tinh” Phạm Thị Vách đã vinh dự hai lần được nhận Huy hiệu Bác Hồ được nhiều người dân Hưng Yên gọi là “bà nghị đắp đê”.

Nhớ lại chuyện 60 năm trước, người đàn bà nhỏ nhắn đưa tay vuốt hai khóe miệng thắm đỏ quết trầu, khoe hàm răng hạt na đen nhánh.

Bà bồi hồi chia sẻ: "Trong quá trình công tác tôi được gặp Bác Hồ hơn 20 lần. Lần nào tôi cũng rưng rưng nhưng có lẽ trong 2 lần được Bác tặng Huy hiệu là tôi xúc động nhất".

Cuối năm 1958, khi về thăm đại công trường Bắc Hưng Hải, Bác Hồ nghe chuyện cô kiện tướng thủy lợi, đã gửi huy hiệu nhờ Bí thư tỉnh ủy Hưng Yên tặng lại cho Vách...

Chỉ hơn một năm sau, năm 1960, khi phong trào làm thuỷ lợi hệ thống sông Bắc Hưng Hải đang có nhiều thành tích cũng là lúc Bác Hồ về thăm lại và động viên cán bộ, nhân dân tỉnh trong công tác làm thuỷ lợi. Nói chuyện với cán bộ và nhân dân ở sân vận động tỉnh bây giờ, Bác gọi “bé Vách” lên (lúc đó bà 20 tuổi) và hỏi mọi người “Bé Vách có xứng đáng được Bác trao huy hiệu của Bác không?”. Từ đó, bà luôn được Bác Hồ gọi là “bé Vách”, cả trong những lần gặp gỡ sau này - một cách xưng hô trìu mến, thân thương như người cha già gọi đứa con của mình.

Được gặp Bác Hồ, đối với Anh hùng lao động Phạm Thị Vách mỗi lần là một cảm xúc khác nhau. Những điều mà bà nhận thấy ở Bác Hồ là những cử chỉ ân cần, lời hỏi thăm động viên trong công việc cũng như đời sống riêng tư. Bà xúc động chia sẻ “Tôi không thể nào quên được ngày hôm đó. Bác về Hưng Yên (khi đó luôn dẫn đầu miền Bắc về làm thủy lợi) dự Hội nghị tổng kết công tác thủy lợi toàn miền Bắc.

Khi Bác gọi lên trao Huy hiệu, tôi không tin vào tai mình, chân không bước được vì run. Lúc đó, đồng chí Lê Quý Quỳnh (nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Hưng Yên) phải dắt tôi lên. Cảm xúc vinh dự, vui sướng không sao tả hết được. Lần này được trực tiếp tay Bác trao. Thật là một vinh dự lớn lao. Nó như một bước ngoặt trong cuộc đời tôi”.

“Từ đó tôi luôn nhủ với lòng mình phải cố gắng hoàn thành xuất sắc mọi công việc được giao”- Bà Vách nói.

Năm 1962, bà vinh dự được đi dự Đại hội Anh hùng chiến sỹ thi đua toàn quốc lần thứ 3 Tại Hà Nội. Tại đại hội này bà được tặng huy hiệu "Anh hùng Lao động nông nghiệp" và Huân chương Lao động hạng Nhất và là một trong 9 nữ thanh niên của đại hội, được đến gặp Bác tại Phủ Chủ tịch nước. Bà kể: “Bác ân cần hướng dẫn chúng tôi bóc kẹo ăn, Bác nói vui: Các cháu nữ ăn nhanh rồi bỏ vào túi không nam giới ăn hết”.

Sau đó, trong các dịp công tác trong Đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh, lễ kỷ niệm của đất nước hay dự các sự kiện chính trị của đất nước, quốc tế bà đều được gặp Bác, lần nào Bác cũng hỏi thăm công việc và đời sống của “bé Vách”.

Bà tâm sự: Mải mê với công việc, tôi chưa có ý định lập gia đình riêng. Song một lần Bác hỏi tôi: "Cháu bao nhiêu tuổi rồi?" Tôi trả lời: "Thưa Bác, cháu 27 tuổi". Bác lại hỏi: “Cháu xây dựng gia đình chưa?”.Tôi trả lời “Cháu chờ Bắc - Nam thống nhất”. Bác nói ngay: “Cháu không được thế, vì các cháu là gái, việc gì ra việc ấy, không phải chờ Bắc - Nam thống nhất.”

Trải qua rất nhiều vị trí công tác ở xã cũng như ở huyện sau này, bà luôn nhớ từng lời dạy của Bác: “Đã học tập tốt rồi thì phải học tập tốt hơn. Gần gũi quần chúng để học tập mà làm”. Lời dạy ấy trở thành định hướng, quan điểm soi rọi vào nếp nghĩ nếp làm của bà trong suốt quãng thời gian công tác.

Theo lời Bác, cô thôn nữ Phạm Thị Vách quyết đi học thêm. Học bổ túc cấp III xong, cô được bầu giữ chức chủ nhiệm HTX, rồi chủ tịch xã, bí thư đảng ủy xã khi tuổi mới chỉ ngoài đôi mươi.

Từ năm 1977 đến năm 1989 trước khi về hưu, bà Phạm Thị Vách đã trải qua các chức vụ là uỷ viên Ban Thường vụ Huyện uỷ Kim Động, Trưởng ban Kiểm tra Huyện uỷ; Chủ tịch Hội Nông dân tập thể huyện; Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Huyện uỷ; Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Kim Động...

"Ở cương vị nào, tôi cũng lấy lời dạy của Bác để làm tròn trách nhiệm của mình" - Bà Vách nói.

Cuộc trò chuyện ngắn ngủi với nữ anh hùng Lao động Phạm Thị Vách mới chỉ giúp tôi hiểu được phần nào những hy sinh, cống hiến vô bờ bến mà đã trải qua nhưng tôi cũng cảm nhận rõ rằng, mỗi việc tốt chúng ta làm, mỗi con đường đúng đắn chúng ta chọn để góp phần xây dựng đất nước, lan tỏa những giá trị nhân văn để xã hội ngày một tốt đẹp hơn, đấy chính là góp phần đến gần hơn với tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác Hồ.

Chiến tranh đã qua đi, giữa đời sống bộn bề cơm áo, gặp và nghe nữ anh hùng Lao động Phạm Thị Vách kể về những năm tháng khói lửa và cả hiện thực giản dị khi bà trở về cuộc sống hòa bình, chúng tôi hiểu hơn những mất mát, hy sinh của các thế hệ cha anh. Những điều ấy đã trở thành bài học vô giá, giúp mỗi chúng ta nhìn lại mình, cố gắng phấn đấu, tu dưỡng, góp sức mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Lãnh đạo các nước tôn vinh sự cống hiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lãnh đạo các nước tôn vinh sự cống hiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Được tin đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ trần, lãnh đạo các nước, các Đảng cầm quyền, Đảng Cộng sản trên thế giới, các Đảng đối tác, các tổ chức quốc tế đã gửi các điện/thư/thông điệp chia buồn đến Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính, Nhân dân Việt Nam và gia quyến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thường trực Ban Bí thư Lương Cường tiếp Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba chào từ biệt

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường tiếp Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba chào từ biệt

Chiều 23/7, tại Hà Nội, đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Hùng Ba đến chào từ biệt nhân kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.
Lãnh đạo các nước, các Đảng trên thế giới gửi điện, thư, thông điệp chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Lãnh đạo các nước, các Đảng trên thế giới gửi điện, thư, thông điệp chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Được tin đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ trần, Lãnh đạo các nước, các Đảng trên thế giới đã gửi điện, thư, thông điệp chia buồn đến Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Thanh Mẫn, Nhân dân Việt Nam và gia quyến đồng chí Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều ngày 20/7, tại Bắc Kinh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc viếng, chia buồn sâu sắc và ghi sổ tang trước việc đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ trần.
Tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang

Tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang

Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức với nghi thức Quốc tang. Trong hai ngày Quốc tang (25/7/2024 và 26/7/2024), các cơ quan, công sở, nơi công cộng treo cờ rủ, không tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí công cộng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân

Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, Đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19/7/2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã từ trần vào hồi 13h38' ngày 19/7/2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Nghị quyết của Quốc hội về Quy hoạch không gian biển quốc gia

Nghị quyết của Quốc hội về Quy hoạch không gian biển quốc gia

Ngày 28/6, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết số 139/2024/QH15 về Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận