Cục QLTT TP.HCM vượt chỉ tiêu thu ngân sách với con số ấn tượng trên 100 tỷ đồng năm 2024

Năm 2024, Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận những thành tích vượt bậc, sớm hoàn thành và vượt các chỉ tiêu thi đua được giao, đánh dấu một năm với nhiều kết quả tích cực trong công tác điều hành, chỉ đạo kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính.

Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm sớm hoàn thành và vượt chỉ tiêu thi đua được giao trong năm 2024 về số thu nộp ngân sách đạt hơn 100 tỷ đồng (đạt 113,7 % so với chỉ tiêu, vượt hơn 12 tỷ đồng); trị giá hàng hóa tịch thu chờ xử lý hơn 73,3 tỷ đồng (tăng 37,52% so với cùng kỳ năm 2023) và trị giá hàng hóa đã tiêu hủy hơn 60,4 tỷ đồng (tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2023).

Bên cạnh đó, kết quả kiểm tra, xử lý ở một số lĩnh vực, mặt hàng cũng thể hiện sự quyết liệt trong chỉ đạo, bám sát tình hình thực tế trên thị trường như:

Đối với mặt hàng vàng trang sức đã kiểm tra, xử lý 326 vụ vi phạm (chiếm tỷ trọng 6,72% tổng số vụ vi phạm), trị giá tang vật vi phạm hơn 18,26 tỷ đồng; xử phạt tiền hơn 17,6 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 18,8% tổng số tiền xử phạt);

Quản lý thị trường Thành phố tăng cường kiểm tra vàng trong năm 2024

Đối với mặt hàng thuốc lá điếu, thuốc lá điện tử đã kiểm tra, xử lý 121 vụ (giảm 08 vụ so với năm 2023) nhưng tập trung xử lý các vụ việc có quy mô lớn, điển hình như "vụ phát hiện xe vận chuyển hơn 120.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu tại Củ Chi đã chuyển cơ quan điều tra" và "vụ phát hiện hơn 10 ngàn đơn vị sản phẩm thuốc lá điện tử với tổng trị giá hơn 3,7 tỷ đồng tại Quận 1 và quận Tân Phú";

Đội Quản lý thị trường số 19 phối hợp với các đơn vị phát hiện vụ vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu với số lượng 120.000 bao.

Đối với hoạt động thương mại điện tử đã kiểm tra, xử lý 379 vụ vi phạm (tăng 392,2% so với năm 2023 và chiếm 7,82% tổng số vụ vi phạm), với trị giá hàng hóa vi phạm hơn 8,6 tỷ đồng (tăng 1.128,57% so với cùng kỳ năm 2023); số tiền xử phạt hơn 7,6 tỷ đồng (tăng 300% so với cùng kỳ năm 2023);

Lực lượng Quản lý thị trường Thành phố phát hiện điểm kinh doanh thuốc lá điện tử kinh doanh qua môi trường mạng.

Đối với hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ đã kiểm tra, xử lý 2.215 vụ vi phạm (tăng 39,98% so với năm 2023 và chiếm 45,7% tổng số vụ vi phạm); tổng trị giá hàng hóa vi phạm hơn 89,9 tỷ đồng; đã xử phạt tiền hơn 44,1 tỷ đồng (chiếm 47,62% tổng số tiền xử phạt).

Để có kết quả đạt được, Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đã nắm bắt kịp thời các biến động của thị trường và xử lý ngay các trường hợp vi phạm, điển hình như mặt hàng vàng trang sức, thuốc lá điện tử, lĩnh vực thương mại điện tử, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ,… nên số lượng vụ việc vi phạm bị phát hiện xử lý, trị giá tang vật vi phạm và mức phạt tiền áp dụng đều tăng cao so năm 2023 và với các điều kiện thuận lợi như:

Một là, tập thể Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đoàn kết, thống nhất, quyết tâm, tập trung chỉ đạo, điều hành từ rất sớm, ngay từ đầu năm, tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động cùng nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ.

Hai là, bám sát các chỉ đạo từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường, Ủy ban nhân dân Thành phố và các cơ quan Đảng ủy cấp trên để triển khai công tác hiệu quả, đúng định hướng.

Ba là, có sự hỗ trợ tích cực từ các cơ quan cấp trên, các đơn vị có liên quan trong việc quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm và kiện toàn đội ngũ lãnh đạo tại các Phòng chuyên môn, các Đội Quản lý thị trường; thực hiện công tác điều động và luân chuyển công chức chặt chẽ.

Bốn là, không ngừng chỉ đạo, tập trung kiểm tra, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, tác phong, lề lối làm việc, nâng cao chất lượng hoạt động công vụ, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, công tác tổ chức thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Năm là, các Đội Quản lý thị trường đã tăng cường kiểm tra, giám sát địa bàn, công tác quản lý địa bàn được chú trọng, không để xảy ra tình trạng buông lỏng quản lý; việc kiểm tra, xử lý vi phạm tại các địa bàn trọng điểm, nổi cộm đã được coi trọng, tập trung thực hiện quyết liệt, trong đó ưu tiên kiểm tra, xử lý các lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm như vàng trang sức, thuốc lá, xăng dầu, và hàng hóa trên thương mại điện tử đã giúp ngăn chặn, xử lý hiệu quả các vụ việc vi phạm có quy mô lớn.

Tăng cường quản lý địa bàn, giám sát thị trường

Tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được trong năm 2024, trong năm 2025, Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm:

Thứ nhất, nghiên cứu, quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường và Ủy ban nhân dân Thành phố để triển khai thực hiện đầy đủ, đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn góp phần nâng cao hiệu quả thực thi công vụ, tạo môi trường lành mạnh cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước.

Thứ hai, quán triệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung Ương, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân Thành phố và các cấp ủy đảng về việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy; tập trung thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường và cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024, dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, không để gián đoạn, không tạo khoảng trống trong công tác quản lý thị trường.

Thứ ba, đặc biệt quan tâm công tác tổ chức, xây dựng lực lượng; tập trung chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong chỉ đạo điều hành, ý thức chấp hành pháp luật của công chức; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ, kiểm tra thi hành pháp luật; kiên quyết xử lý nghiêm, kịp thời, đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm trong quá trình kiểm tra, kiểm soát thị trường, nhất là đối với hành vi bảo kê, tham nhũng, tiêu cực trong thực thi công vụ; tuyệt đối không để phát sinh tư tưởng, mất đoàn kết nội bộ, không để xảy ra tình trạng so bì, bê trễ, lơ là trong thực thi công vụ.

Thứ tư, tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án 319 của Thủ tướng Chính phủ trong phòng, chống hàng giả trên môi trường thương mại điện tử, tăng cường công tác thu thập thông tin, thầm tra xác minh, kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử; chủ động nắm vững diễn biến tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn để kịp thời phát hiện, nhận diện các vấn đề nổi cộm, các lĩnh vực mặt hàng vi phạm mới để kịp thời đấu tranh, ngăn chặn và xử lý hiệu quả.

Thứ năm, tập trung kiểm tra việc kinh doanh, vận chuyển trái phép hàng hóa trên thị trường nội địa; xây dựng các kế hoạch, phương án cụ thể, triển khai đồng bộ, thường xuyên hoạt động kiểm tra kiểm soát thị trường và xử lý vi phạm hành chính đối với hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không bảo đảm an toàn thực phẩm; tập trung giám sát, kiểm tra trong thương mại điện tử; đặc biệt tăng cường kiểm tra việc niêm yết giá, bán hàng theo giá niêm yết, chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý trong các dịp lễ tết hoặc dịch bệnh, thiên tai.

Thứ sáu, đẩy mạnh số hoá, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào công tác quản lý điều hành, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng trong đấu tranh chống buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, an toàn thực phẩm và tăng cường hợp tác, đẩy mạnh hoạt động trao đổi thông tin với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng để công tác kiểm tra, xử lý hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đạt hiệu quả.

Thứ bảy, thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường tiếp tục rà soát, phát hiện những bất cập trong cơ chế chính sách để kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành xem xét, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách pháp luật cho tổ chức, cá nhân kinh doanh; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin truyền thông kịp thời đưa tin về hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường, các vụ việc điển hình nhằm giáo dục phòng ngừa chung và thông tin cảnh báo người tiêu dùng trong mua bán và sử dụng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi tăng cường thực hiện Kế hoạch cao điểm Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025

Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi tăng cường thực hiện Kế hoạch cao điểm Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025

Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi tăng cường thực hiện Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025
Sóc Trăng: Đội QLTT số 3 hoàn thành vượt chỉ tiêu đăng ký thi đua năm 2024

Sóc Trăng: Đội QLTT số 3 hoàn thành vượt chỉ tiêu đăng ký thi đua năm 2024

Trong năm 2024, Đội QLTT số 3, Cục QLTT tỉnh Sóc Tăng đã đăng ký chỉ tiêu thu nộp ngân sách là 01 tỷ đồng và đến thời điểm hiện tại, Đội đã thu nộp ngân sách gần 1,2 tỷ đồng (đạt 117,2%).
Cục QLTT  tỉnh Bình Phước: Kiểm tra 1.526 vụ, xử lý 1.194 vụ, nộp ngân sách Nhà nước gần 5,8 tỷ đồng

Cục QLTT tỉnh Bình Phước: Kiểm tra 1.526 vụ, xử lý 1.194 vụ, nộp ngân sách Nhà nước gần 5,8 tỷ đồng

Trong năm 2024, Cục QLTT tỉnh Bình Phước đã thực hiện 1.526 vụ kiểm tra (tăng 99 vụ, đạt 107% so với cùng kỳ); Xử lý 1.194 vụ vi phạm (tăng 27 vụ, đạt 102% so với cùng kỳ); Nộp ngân sách Nhà nước 5.791.667.680 đồng (tăng 130.275.680 đồng, đạt 102% so với cùng kỳ).
Lực lượng Quản lý thị trường An Giang đạt nhiều kết quả trong phòng chống hàng giả và hàng lậu 2024

Lực lượng Quản lý thị trường An Giang đạt nhiều kết quả trong phòng chống hàng giả và hàng lậu 2024

Kết quả, tổng số vụ kiểm tra: 48 vụ/49 vụ (01 vụ không thực hiện Quyết định kiểm tra do ngừng hoạt động); Số vụ không vi phạm: 33 vụ; Số vụ vi phạm: 15 vụ. Đã xử lý: 15 vụ, Trị giá hàng hóa vi phạm: 45.950.000 đồng; Số tiền thu phạt: 25.500.000 đồng. Các hành vi vi phạm hành chính chủ yếu: Không niêm yết giá đúng theo quy định pháp luật, Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ và Kinh doanh hàng hoá nhập lậu.
Tổng cục Quản lý thị trường và Diễn đàn Bảo vệ SHTT Quốc tế ký hợp tác về bảo hộ quyền SHTT

Tổng cục Quản lý thị trường và Diễn đàn Bảo vệ SHTT Quốc tế ký hợp tác về bảo hộ quyền SHTT

Ngày 20/12/2024, tại Nhật Bản, Tổng cục Quản lý thị trường (DMS) và Diễn đàn Bảo vệ Sở hữu trí tuệ Quốc tế (IIPPF) đã ký Biên bản ghi nhớ trong lĩnh vực bảo hộ quyền SHTT nhằm bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam; đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng hóa vi phạm và thực thi quyền SHTT của các doanh nghiệp ký kết cùng với Chính phủ Việt Nam theo luật pháp và quy định của Việt Nam.
Lạng Sơn: Ngăn chặn kịp thời 3 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ đang trên đường tiêu thụ

Lạng Sơn: Ngăn chặn kịp thời 3 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ đang trên đường tiêu thụ

Qua quá trình khám phương tiện vận tải, đoàn kiểm tra phát hiện 3.000 kg móng giò lợn đông lạnh được đựng trong 150 bao tải dứa, trên bao bì hàng hoá không có nhãn mác, chữ viết hay thông tin thể hiện nguồn gốc, xuất xứ của hàng hoá...
Quảng Ngãi: Tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính tịch thu đã xác lập quyền sở hữu toàn dân

Quảng Ngãi: Tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính tịch thu đã xác lập quyền sở hữu toàn dân

Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức tiêu hủy hơn 2.000 đơn vị sản phẩm đã bị tịch thu, trị giá hơn 500 triệu đồng.
Xử phạt cơ sở kinh doanh thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ tại Ninh Bình

Xử phạt cơ sở kinh doanh thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ tại Ninh Bình

Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình kiểm tra, xử phạt Hộ kinh doanh D.V.H với các hành vi vi phạm hành chính về kinh doanh hàng lậu, kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận