Cúng Tết Đoan ngọ vào giờ nào để đón lộc, rước may

Thực tế, giờ cúng Tết Đoan ngọ của các gia đình, vùng miền có thể không giống nhau. Tuy nhiên, xét theo quan niệm truyền thống, cúng vào giữa trưa là chuẩn nhất.

* Kiêng gì trong Tết Đoan Ngọ để đón may mắn, rước bình an

* Mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở ba miền Bắc - Trung - Nam

Tết Đoan ngọ còn có tên là Tết Đoan dương, trong đó "đoan" là mở đầu, "ngọ" chỉ giờ ngọ - chính trưa, "dương" chỉ khí dương - ngược với âm. Đây là thời điểm mở đầu cho những ngày nóng nhất trong năm, gần hoặc có năm trùng với ngày Hạ chí. Theo cách nói của phương Đông thì đây là những ngày dương khí lên cao nhất ở cả trời đất và trong cơ thể người. Và trong ngày này, giờ Ngọ chính là thời điểm dương khí cao tột bậc.

Nói đến Tết Đoan ngọ, chính xác là nói đến thời điểm giữa trưa này. Do đó, việc cúng Tết Đoan ngọ cũng nên được thực hiện trong khoảng từ 11h đến 13h của ngày 5/5 Âm lịch.

Trước đây, nhiều nơi ở Việt Nam có tục hái lá thuốc trong ngày 5/5 và việc này cũng chỉ được thực hiện vào giờ Ngọ, được cho là thời điểm mà dược tính trong cây cỏ lên cao nhất. Dân gian cho rằng vào giờ Ngọ của ngày Đoan dương, trời ban cho con dân người Việt hái bất cứ loại cây lá gì cũng có thể dùng làm thuốc, miễn là được sử dụng đúng bệnh.

Cúng Tết Đoan ngọ vào giờ nào để đón lộc, rước may

Ngày nay, với nhịp sống hiện đại đầy bận rộn, nhiều người không có điều kiện về nhà buổi trưa nên giờ giấc cúng Tết Đoan ngọ cũng dần linh hoạt hơn. Nhiều nhà chỉ cúng vào buổi sáng sớm trước khi đi làm với lễ vật đơn giản gồm hương hoa, trái cây, có thể có cơm rượu nếp, bánh gio. Những nhà có điều kiện dùng bữa trưa với nhau vẫn làm mâm cỗ tươm tất và cúng vào chính ngọ. Một số gia đình cầu kỳ sẽ thắp hương vào sáng sớm để cho mọi người ăn trái cây, rượu nếp giết sâu bọ trước, trưa mới làm mâm cơm cúng gia tiên và các vị thần linh.

Ngày 5/5 Âm lịch hằng năm, các gia đình Việt Nam và một số nước châu Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... thực hiện nghi lễ truyền thống cúng Tết Đoan ngọ.

Vì sao Tết Đoan ngọ được gọi là ngày diệt sâu bọ?

Dù nhiều nước có truyền thống đón Tết Đoan ngọ, ngày lễ này của Việt Nam mang ý nghĩa riêng. Người Việt gọi Tết Đoan ngọ là Tết giết sâu bọ, điều không có ở văn hóa Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Vì sao Tết Đoan ngọ được gọi là ngày diệt sâu bọ? Đây là ngày khởi động cho việc diệt trừ những loài sâu bọ phá hoại mùa màng, chuẩn bị cho một vụ mùa mới, đồng thời cũng diệt sâu bọ trong cơ thể - các loài vi sinh vật gây bệnh vốn hoạt động mạnh vào mùa nóng ẩm.

Về nguồn gốc Tết diệt sâu bọ, dân gian kể rằng, thuở xa xưa, có một năm mùa vụ bội thu, người dân đang vui mừng thì bỗng sâu bọ lại kéo đến phá hoại, gây thiệt hại nặng nề. Trong khi họ vô cùng lo lắng, không biết phải làm thế nào để đối phó thì một ông lão từ xa xuất hiện, tên là Đôi Truân.

Ông chỉ cho dân làng cách diệt trừ sâu bọ: Mỗi nhà lập một bàn cúng đơn giản gồm bánh tro và trái cây, sau đó tham gia các hoạt động vận động thể dục. Kỳ diệu thay, chỉ sau một thời gian ngắn, những đàn sâu bọ đã bị tiêu diệt sạch sẽ, người dân bảo vệ được thành quả lao động.

Cúng Tết Đoan ngọ vào giờ nào để đón lộc, rước may
Vì sao Tết Đoan ngọ được gọi là ngày diệt sâu bọ?

Để chắc chắn hơn, ông lão còn nhắn nhủ rằng hàng năm vào ngày này, sâu bọ rất hung hãn, vì thế mọi người cần làm theo những gì ông dặn để trị chúng. Người dân cảm kích vô cùng, vội chuẩn bị lễ tạ thật lớn nhưng khi tìm đến ông lão thì ông đã bỏ đi xa.

Từ đó, mỗi khi đến ngày 5/5 Âm lịch, người dân Việt Nam lại lập bàn cúng để diệt trừ sâu bọ, đó là lý do vì sao Tết Đoan ngọ được gọi là ngày diệt sâu bọ. Nghi lễ cúng thường được thực hiện vào giữa trưa (giờ Ngọ), nhất là thời điểm chính ngọ - 12h. Việc cúng tế vào ngày này nhằm mục đích phát động phong trào bắt sâu bọ, tiêu diệt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng và cầu mong một vụ mùa bội thu. Sau khi thụ lễ cúng, mọi người hy vọng sẽ diệt trừ luôn được sâu bọ, bệnh tật trong người.

Tại Trung Quốc, Tết Đoan ngọ gắn với nhiều câu chuyện hấp dẫn, trong đó phổ biến nhất là chuyện về vị quan - thi sỹ Khuất Nguyên của nước Sở thời Chiến quốc. Ông không chỉ là vị trung thần cương trực mà còn là một nhà văn hóa lớn. ất. Vua Sở nghe lời gian thần bắt Khuất Nguyên đi đày, ông uất ức nhảy xuống sông Mịch La tự vẫn vào ngày mùng 5/5 Âm lịch.

Hằng năm vào ngày này, người Trung Quốc thường làm bánh bá trạng và thả trôi trên sông bày tỏ lòng thương tiếc, kính trọng và tưởng nhớ Khuất Nguyên trung nghĩa.

Cúng Tết Đoan ngọ vào giờ nào để đón lộc, rước may

Cùng chuyên mục

Tin khác

Lần đầu tiên diễn ra Lễ hội hoa Sen tại Thủ đô

Lần đầu tiên diễn ra Lễ hội hoa Sen tại Thủ đô

Nhằm quảng bá, tôn vinh những nét đẹp, giá trị văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, của vùng đất Tây Hồ, của “Sen” - loài hoa tượng trưng cho khí phách, bản sắc tâm hồn Việt..., lễ hội giới thiệu những giá trị độc đáo của nghề “ướp trà sen” cũng như những nét đặc trưng riêng có của văn hóa sen trong đời sống người Việt.
Những mùa hoa tháng 6

Những mùa hoa tháng 6

Tháng 6 là tháng của những loài hoa tuyệt đẹp như hoa sen, hoa bằng lăng, hoa hướng dương và hoa hồng. Tuy nhiên, không chỉ có những loài hoa truyền thống, tháng 6 còn là thời điểm để chiêm ngưỡng loài hoa Lavender nở rộ tại Đà Lạt. Hãy để tháng 6 trở nên đẹp nhờ màu sắc của những loài hoa tuyệt vời này.
Ngày 21/6 Hạ Chí với đêm ngắn nhất trong năm 2024

Ngày 21/6 Hạ Chí với đêm ngắn nhất trong năm 2024

Ngày Hạ chí là ngày có thời gian ban ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm. Cũng là ngày mà Mặt trời chiếu sáng nhiều nhất năm, gần 1/4 phút so với 24 giờ.
Tiếp nhận cổ vật tượng đồng Nữ thần Durga từ Vương quốc Anh về Việt Nam

Tiếp nhận cổ vật tượng đồng Nữ thần Durga từ Vương quốc Anh về Việt Nam

Theo thông tin từ Bộ VHTT&DL, ngày 18/6, tượng đồng Nữ thần Durga đã về tới Việt Nam và được lưu giữ, bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Những câu nói thú vị về báo chí

Những câu nói thú vị về báo chí

Nhân kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6/2024, hãy cùng Tạp chí QLTT điểm qua những câu nói hay về nghề báo chí trong bài viết sau.
Ngày Quốc tế về Yoga 21/6

Ngày Quốc tế về Yoga 21/6

Yoga là môn luyện tập kết hợp giữa tinh thần và thể chất, có lịch sử 5000 năm bắt nguồn từ Ấn Độ và hiện nay đã có mặt ở khắp thế giới.
Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6

Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6

Ngày Báo chí Cách Mạng Việt Nam là một ngày lễ riêng được tổ chức trên lãnh thổ Việt Nam. Ngày này còn được gọi tắt với tên gọi Ngày Báo chí Việt Nam và diễn ra vào 21/6 hàng năm. Bởi lẽ, số đầu tiên của tờ báo Thanh niên dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được xuất bản vào ngày 21/6/1975. Đây cũng là cột mốc đánh dấu sự ra đời và phát triển của nền báo chí Cách Mạng tại Việt Nam.
Vì sao 21/6 là ngày dài nhất trong năm 2024

Vì sao 21/6 là ngày dài nhất trong năm 2024

Năm nay, ngày Hạ chí ở Bắc bán cầu rơi đúng vào ngày 21/6. Đây được coi là “ngày dài nhất trong năm”.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận