Đặc sắc với Lễ hội Háng Pỉnh tại Lạng Sơn

Hội Háng Pỉnh là không gian để đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh gặp gỡ, giao lưu tình cảm, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó chặt chẽ, đây là nét đẹp văn hóa độc đáo, là nếp sinh hoạt mang tính cộng đồng thu hút đông đảo đồng bào các dân tộc cùng tham dự.
Sắp diễn ra Lễ hội cà phê tại Thổ Nhĩ Kỳ Chung kết Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2023 (DIFF) Giới thiệu quả vải và nhãn Việt Nam tại Lễ hội Việt Nam tại Tokyo, Nhật Bản

Ngày 12/8 âm lịch (tức 26/9) vừa qua, tại thành phố Lạng Sơn, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn tổ chức khai mạc lễ hội Háng Pỉnh năm 2023.

Theo tiếng dân tộc Tày, Nùng “Háng” có nghĩa là chợ, “Pỉnh” là bánh nướng, đây là phiên chợ mua sắm bánh nướng nhân dịp Tết Trung thu của dân tộc Tày, Nùng Lạng Sơn. Theo truyền thống cứ vào ngày 12/8 âm lịch hằng năm, đồng bào các dân tộc Nùng, Tày trong và ngoài tỉnh lại nô nức đến khu vực chợ Kỳ Lừa (phường Hoàng Văn Thụ) và tượng đài đồng chí Hoàng Văn Thụ (phường Chi Lăng) để trẩy hội “Háng Pỉnh”.

Đã từ lâu ngày này trở thành ngày hội của đông đảo bà con Nhân dân về đây mua sắm, thưởng thức bánh nướng, nhâm nhi chén rượu men lá và cùng nhau hát câu sli, câu lượn.

Đại diện Lãnh đạo tỉnh tặng quà trung thu cho các em học sinh trên địa bàn thành phố Lạng Sơn (Ảnh: Báo Lạng Sơn)

Hội Háng Pỉnh trước đây thường diễn ra ở chợ phiên Kỳ Lừa. Cách đây khoảng 20 năm chợ Kỳ Lừa được tổ chức đơn giản với những sạp hàng đơn sơ, xung quanh chợ là những lối thông ngang dọc, hai bên đường có những hàng cây xanh, khách thập phương đến chợ mua sắm, ăn uống và cùng nhau ngồi dọc hai bên đường hay bên cạnh các cửa hàng, hoặc ngồi ngay tại khu chợ để hát sli, hát lượn.

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế – xã hội, chợ Kỳ Lừa được quy hoạch lại, các cửa hiệu được kết cấu lại thì không gian để người dân hát sli, lượn đã dần bị thu hẹp, không gian hát sli, lượn ở phố chợ Kỳ Lừa đã không còn phù hợp, do đó đồng bào các dân tộc Tày, Nùng đã đến Khuôn viên tượng đài đồng chí Hoàng Văn Thụ (phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn) và Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn.

Các đại biểu được tham quan và nghe giới thiệu về quy trình làm bánh trung thu tại lễ hội (Ảnh: Báo Lạng Sơn)

Hội Háng Pỉnh là không gian để đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh gặp gỡ, giao lưu tình cảm, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó chặt chẽ, đây là nét đẹp văn hóa độc đáo, là nếp sinh hoạt mang tính cộng đồng thu hút đông đảo đồng bào các dân tộc cùng tham dự.

Việc tổ chức chương trình giao lưu dân ca vào dịp tết Trung thu đã tạo không khí vui tươi phấn khởi, qua đó góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là năm đầu tiên ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh triển khai thực hiện kế hoạch đổi mới công tác tổ chức lễ hội Háng Pỉnh, với mục tiêu trọng tâm là xây dựng, phát triển lễ hội trở thành sản phẩm du lịch.

Lễ hội thu hút đông đảo người dân về tham dự (Ảnh: Báo Lạng Sơn)

Tại chương trình, các đại biểu, người dân trong tỉnh và du khách gần xa đã được thưởng thức các tiết mục hát Then, Sli, lượn đặc sắc ca ngợi quê hương Lạng Sơn; tham quan không gian văn hóa chợ Kỳ Lừa xưa và trải nghiệm làm bánh trung thu. Nhân dịp này, ban tổ chức lễ hội trao tặng 20 suất quà trung thu cho các em học sinh trên địa bàn thành phố.

Theo kế hoạch, từ ngày 26/9 đến 29/9 (từ 12/8 đến 15/8 âm lịch) tại khuôn viên Tượng đài đồng chí Hoàng Văn Thụ và Bảo tàng tỉnh sẽ diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc như giao lưu hát then, sli, lượn; múa sư tử, võ thuật, trò diễn, lảy cỏ; tái hiện không gian văn hóa chợ phiên Kỳ Lừa xưa với các gian hàng trưng bày các mặt hàng thiết yếu phục vụ cuộc sống; trải nghiệm làm bánh nướng tại mô hình lò bánh nướng đốt củi…

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xuất cấp lương thực, vật tư, hóa chất khử khuẩn cho địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

Xuất cấp lương thực, vật tư, hóa chất khử khuẩn cho địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 15/9/2024, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký các quyết định xuất cấp lương thực, vật tư, trang thiết bị, hóa chất khử khuẩn từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Tập trung cao độ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Tập trung cao độ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Tại Nghị quyết 128/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ yêu cầu tiếp tục ưu tiên tối đa cho thúc đẩy tăng trưởng, tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3; điều tiết sản xuất, ổn định cung cầu các mặt hàng, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng...
Bộ Tài chính đề nghị đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi

Bộ Tài chính đề nghị đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi

Ngày 13/9, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc ký công điện số 03/CĐ-BTC gửi các cơ quan ban ngành, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị, tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính đề nghị đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi.
21 tỉnh, thành phố cần tổ chức ứng trực đê suốt ngày đêm

21 tỉnh, thành phố cần tổ chức ứng trực đê suốt ngày đêm

Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNT vừa có văn bản gửi 21 tỉnh thành phố về việc đảm bảo an toàn chống lũ của đê trong quá trình vận hành các trạm bơm tiêu.
Thủ tướng: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Thủ tướng: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Đã khôi phục vận hành được 1.499 đường dây trung áp bị sự cố do ảnh hưởng bão

Đã khôi phục vận hành được 1.499 đường dây trung áp bị sự cố do ảnh hưởng bão

Tính đến sáng ngày 13/9 đã khôi phục vận hành được 1.499/1.678 đường dây trung áp bị sự cố do ảnh hưởng bão. Tính đến sáng 12/9 đã khôi phục cung cấp điện được cho gần 5,63 triệu khách hàng trên tổng số khoảng 6,1 triệu khách hàng bị ảnh hưởng do bão và lũ lụt (tương ứng với tỷ lệ hơn 92%).
Rút báo động 2 trên sông Hồng và sông Đuống

Rút báo động 2 trên sông Hồng và sông Đuống

Ban Chỉ huy Phòng chống thương tích và Tìm kiếm cứu nạn TP. Hà Nội lệnh rút báo động 2 trên sông Hồng tại 7 quận và 3 huyện; rút báo động 2 trên sông Đuống tại địa phận quận Long Biên và hai huyện Đông Anh, Gia Lâm.
Thủ tướng thị sát hiện trường, thăm hỏi người dân nơi lũ quét

Thủ tướng thị sát hiện trường, thăm hỏi người dân nơi lũ quét

Ngày 12/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát tình hình, thăm hỏi đời sống người dân, kiểm tra, động viên các lực lượng đang làm nhiệm vụ ứng phó mưa lũ, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, tiếp tế nhu yếu phẩm cho người dân tại Yên Bái và Lào Cai.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận