Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng tích cực trong 8 tháng năm 2024

Theo Bộ Công Thương, trong 8 tháng năm 2024, sản xuất công nghiệp cho thấy xu hướng tích cực, tiếp đà đi lên cho thấy Việt Nam đang bắt đầu một giai đoạn tăng trưởng tốt.

Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng trong tháng 8

Chỉ số PMI tháng 8 của ngành sản xuất đạt 52,4 điểm, mặc dù giảm so với mức 54,7 điểm trong tháng 7 nhưng vẫn cho thấy mức cải thiện mạnh mẽ của các điều kiện kinh doanh vào thời điểm giữa quý III, trong đó có những điểm nhấn tích cực là sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng đáng kể, áp lực lạm phát đã nhẹ bớt... cho thấy sức khỏe lĩnh vực sản xuất cải thiện tích cực. Do đó, sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng tích cực với chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 8/2024 ước tính tăng 2,0% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, so với cùng kỳ năm trước, ngành chế biến, chế tạo tăng 10,6%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,9%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 12,6%; riêng ngành khai khoáng giảm 1,5%.

Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng tích cực trong 8 tháng năm 2024
Sản xuất công nghiệp tiếp tục chuyển biến tích cực

Tính chung 8 tháng năm 2024, IIP ước tính tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 0,2%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,7% (cùng kỳ năm 2023 giảm 0,4%), đóng góp 8,4 điểm phần trăm trong mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,6%, đóng góp 1,0 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,8%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 6,0%, làm giảm 0,9 điểm phần trăm.

Chỉ số sản xuất 8 tháng năm 2024 của một số ngành công nghiệp trọng điểm cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 29,5%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 21,6%; khai thác quặng kim loại tăng 19%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 17,8%; dệt tăng 13,4%; sản xuất kim loại tăng 13,2%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 12,6%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 9,8%; sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 7,3%. Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành tăng thấp hoặc giảm: Sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 4%; sản xuất đồ uống tăng 0,5%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 11,2%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị giảm 3,4%; khai thác than cứng và than non giảm 3,3%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 0,6%.

Sản xuất công nghiệp tăng trên diện rộng, chỉ số sản xuất công nghiệp 8 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 61 địa phương, chỉ giảm ở 02 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao. Cụ thể, một số địa phương, trong đó có địa phương trọng điểm về sản xuất công nghiệp có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 8 tháng năm 2024 tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Lai Châu tăng 45,4%; Phú Thọ tăng 40,0%; Bắc Giang tăng 28,1%; Bình Phước tăng 17,2%; Thanh Hóa tăng 16,6%; một số địa phương có chỉ số của ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao như: Khánh Hòa tăng 204,3%; Trà Vinh tăng 59,6%; Cao Bằng tăng 44,2%; Lai Châu tăng 37,5%; Điện Biên tăng 36,8%; Sơn La tăng 32,7%; Thanh Hóa tăng 29,7%. Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm so với cùng kỳ năm trước như: Hà Tĩnh giảm 4,4%; Quảng Ngãi giảm 3,2%; Gia Lai giảm 1,6%.

Trong 8 tháng, một số sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Thép thanh, thép góc tăng 31%; thép cán tăng 17,1%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 15,6%; đường kính tăng 14,2%; xăng, dầu các loại tăng 12,6%; phân hỗn hợp NPK tăng 12,3%; sữa bột tăng 11,2%; điện sản xuất tăng 10,9%; thủy hải sản chế biến tăng 10,7%. Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: Khí hóa lỏng LPG giảm 15,3%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 14,9%; dầu mỏ thô khai thác giảm 7,1%; điện thoại di động giảm 5,2%; bia giảm 3,7%; than sạch giảm 3,4%; alumin giảm 2,7%.

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/8/2024 tăng 0,9% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 4,5% so với cùng thời điểm năm trước cho thấy sự phục hồi tích cực của sản xuất công nghiệp khi số lượng đơn đặt hàng tăng, kéo theo nhu cầu sử dụng lao động tăng.

Những giải pháp trọng tâm

Trong những tháng cuối năm 2024, bối cảnh quốc tế và trong nước có những yếu tố thuận lợi để thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp và thương mại như sản xuất trong nước tiếp đà đi lên cho thấy Việt Nam đang bắt đầu một giai đoạn tăng trưởng tốt (WB vừa công bố báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam tháng 8/2024, dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ đạt 6,1% trong năm 2024, cao hơn so với mức 5% năm 2023, sau đó sẽ lên mức 6,5% trong năm 2025, 2026);

Tuy nhiên, tình hình phát triển sản xuất và thương mại những tháng cuối năm cũng phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức như: tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường; diễn biến lạm phát và triển vọng hạ lãi suất của FED chưa rõ ràng; tăng trưởng thương mại toàn cầu mặc dù hồi phục nhưng chưa thể trở lại mức trước đại dịch (theo WTO, tổng tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ năm 2024 vẫn đang thấp hơn 1,2% so với mức cao kỷ lục 4,2% trong giai đoạn 2006 - 2015); xung đột địa chính trị, cạnh tranh nước lớn ngày càng gia tăng, sự phục hồi của một số đối tác thương mại lớn còn chậm (tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại khi GDP quý II chỉ tăng 4,7%, thấp hơn mức dự báo tăng 5,1% và thấp hơn mức tăng 5,3% trong quý I; Theo Trading Economics, GDP Quý II/2024 của khu vực đồng Euro dự báo chỉ tăng 0,3% so với quý I/2024 và tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước), lãi suất USD thế giới neo ở mức cao, rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng, giá cước vận tải tăng cao tác động trực tiếp tới nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam….

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục xác định công tác xây dựng thể chế, chính sách là một trong ba đột phá chiến lược; phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của người đứng đầu Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị trong công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật theo định hướng của Chính phủ tại Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2023 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09 tháng 11 năm 2022 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ về một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; các Nghị quyết chuyên đề xây dựng pháp luật của Chính phủ từ đầu năm đến nay.

Về phát triển sản xuất công nghiệp, Bộ Công Thương đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, rà soát các tồn đọng để sớm đưa vào vận hành các công trình dự án trọng điểm trong lĩnh vực điện, dầu khí, công nghiệp chế biến, chế tạo, khoáng sản...; Tăng cường công tác chỉ đạo, đôn đốc triển khai các công trình trong lĩnh vực dầu khí, nhất là các dự án trong điểm về dầu khí, kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng để chỉ đạo tháo gỡ khó khăn; bám sát tình hình cấp than cho sản xuất điện để kịp thời tham mưu, báo cáo Lãnh đạo Bộ để xem xét, chỉ đạo các vấn đề phát sinh;

Tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong các ngành chế biến chế tạo để mở rộng sản xuất như: xử lý vấn đề chồng lấn quy hoạch khoáng sản tại một số địa phương để thực hiện các dự án phát triển; sớm ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các sản phẩm công nghiệp như thép như tôn mạ kim loại và sơn phủ màu, thép không gỉ, ô tô điện và linh kiện, phụ tùng cùng hệ thống hạ tầng cho ngành ô tô điện (như trạm sạc, cổng sạc…), an toàn thực phẩm; trình Chính phủ ban hành chính sách ưu đãi như về lệ phí trước bạ, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu linh phụ kiện phục vụ sản xuất trong nước… để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh; xem xét, áp dụng phù hợp các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ thị trường cho ngành sản xuất trong nước (thép, phân bón, điện – điện tử…);

Tiếp tục hợp tác với các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp lớn trong và ngoài nước cùng các tổ chức quốc tế (như World Bank, IFC, UNIDO...) nhằm thúc đẩy liên kết với các doanh nghiệp trong nước và nâng cao năng lực cho các nhà cung ứng nội địa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp CNHT tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; Đẩy nhanh tiến độ công tác xây dựng cơ bản nhằm xây dựng cơ sở vật chất để hình thành các Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp miền Bắc và miền Nam, đóng vai trò hỗ trợ đổi mới sáng tạo, cải thiện năng lực sản xuất cho doanh nghiệp trong các ngành CNHT ưu tiên phát triển tại các vùng kinh tế trọng điểm.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thổ Nhĩ Kỳ kết luận chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời nhập từ Việt Nam

Thổ Nhĩ Kỳ kết luận chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời nhập từ Việt Nam

Tổng cục Nhập khẩu thuộc Bộ Thương Mại Thổ Nhĩ Kỳ (DGI) đã ban hành kết luận trong vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp thuế chống bán phá giá với sản phẩm pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam.
Tăng cường kết nối với thị trường châu Mỹ, tận dụng lợi thế từ CPTPP

Tăng cường kết nối với thị trường châu Mỹ, tận dụng lợi thế từ CPTPP

Nhằm mang đến cơ hội quan trọng để phân tích và tối ưu hóa các lợi ích mà Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có thể mang lại cho các quốc gia thành viên và các đối tác tại Châu Mỹ, ngày 2/10/2024, Bộ Công Thương đã tổ chức hội thảo “CPTPP: Tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại với các đối tác châu Mỹ”.
Giải quyết vướng mắc phát triển điện gió ngoài khơi

Giải quyết vướng mắc phát triển điện gió ngoài khơi

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 442/TB-VPCP ngày 1/10/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn về giải quyết vướng mắc phát triển điện gió ngoài khơi.
Doanh nghiệp Việt Nam tích cực tham gia vào chuỗi sản xuất ô tô

Doanh nghiệp Việt Nam tích cực tham gia vào chuỗi sản xuất ô tô

Theo thông tin từ Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), thời gian qua, nhu cầu về phương tiện giao thông tại Việt Nam đang tăng nhanh, là một thị trường đầy tiềm năng cho các nhà sản xuất, kinh doanh ô tô.
Khuyến nghị liên quan đến việc điều tra chống trợ cấp đối với hàng xuất khẩu Việt Nam

Khuyến nghị liên quan đến việc điều tra chống trợ cấp đối với hàng xuất khẩu Việt Nam

Ngày 30/9, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Giao ban Xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 9/2024 với chủ đề “Khuyến nghị liên quan đến việc điều tra chống trợ cấp đối với hàng xuất khẩu Việt Nam”. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long chủ trì hội nghị. Hội nghị được tổ chức trực tiếp, kết hợp trực tuyến.
Kỳ họp lần thứ 13 Ủy ban hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Trung Quốc

Kỳ họp lần thứ 13 Ủy ban hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Trung Quốc

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, sáng ngày 29/9/2024, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đàođã đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 13 Ủy ban Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc tại thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dự và khai mạc Lễ hội trái cây Việt Nam tại Bắc Kinh, Trung Quốc

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dự và khai mạc Lễ hội trái cây Việt Nam tại Bắc Kinh, Trung Quốc

Sáng ngày 29/9/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn Công tác của Bộ Công Thương tham dự và cắt băng khai mạc Lễ hội trái cây Việt Nam lần thứ nhất tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long tham dự Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 42

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long tham dự Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 42

Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long - Trưởng đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 42 (AMEM42) và các Hội nghị liên quan từ ngày 26 và ngày 27 tháng 9 năm 2024 tại Viêng Chăn, Lào.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận