11 tháng năm 2024: Xuất khẩu vươn lên, kinh tế thêm khởi sắc

Theo Báo cáo Tình hình thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ, tính đến hết tháng 11/2024, cán cân thương mại hàng hóa ước xuất siêu 24,31 tỷ USD. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 22,17 tỷ USD, còn khu vực FDI (kể cả dầu thô) xuất siêu 46,48 tỷ USD.

Báo cáo Tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ - CP cho thấy, tình hình sản xuất công nghiệp, hoạt động thương mại tháng 11 và 11 tháng năm 2024, tính chung 11 tháng năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ xuất siêu 24,31 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 26,2 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 22,17 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 46,48 tỷ USD.

Với các biện pháp tích cực, đồng bộ nhằm tháo gỡ khó khăn để hỗ trợ sản xuất trong nước, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu tiếp tục được triển khai mạnh mẽ nên hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta trong thời gian qua tiếp tục phục hồi tích cực, là điểm sáng nổi bật của nền kinh tế.

Tin tức kinh tế ngày 30/8: Xuất nhập khẩu hàng hóa dần khởi sắc

Trong tháng 11, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 66,4 tỷ USD, giảm 4,1% so với tháng trước và tăng 9,0% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 24,31 tỷ USD. Cụ thể như sau:

Về xuất khẩu hàng hóa

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 11/2024 sơ bộ đạt 33,73 tỷ USD, giảm 5,3% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 9,85 tỷ USD, giảm 4,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 23,88 tỷ USD, giảm 5,7%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 11 tăng 8,2%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 13,4%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 6,1%.

Tính chung 11 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 369,93 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao so với nhiều nước trong khu vực ASEAN và châu Á (trong 10 tháng năm 2024, xuất khẩu của Trung Quốc tăng 12,7%, của Hàn Quốc tăng 9,6%, của Thái Lan chỉ tăng 4,9%, của Indonesia chỉ tăng 1,33%).

Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 103,88 tỷ USD, tăng 20,0%, chiếm 28,1% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 266,05 tỷ USD, tăng 12,4%, chiếm 71,9%. Điều đó cho thấy, xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước tiếp tục tăng trưởng cao hơn khu vực FDI (20% so với 12,4%) và tỷ trọng về kim ngạch xuất khẩu của khu vực này trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước cao hơn so với cùng kỳ năm trước (28% so với 26,8%) tiếp tục cho thấy những tín hiệu tích cực trong hoạt động xuất khẩu của khu vực này.

Trong 11 tháng năm 2024 có 36 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD (cùng kỳ năm trước chỉ có 33 mặt hàng), chiếm 94,1% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66,5%).

Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu: Trong 11 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hầu hết các mặt hàng chính đều đạt mức tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ năm ngoái do sự phục hồi ở phía cầu và mức nền tương đối thấp của cùng kỳ năm 2023, trong đó:

Kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 9,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong nhóm này, do hưởng lợi bởi giá tăng cao nên kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng tăng cao ở mức hai chữ số so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu tăng 46,2%; cà phê tăng 35,4%; gạo tăng 22,3%; chè các loại tăng 26,9%; rau quả tăng 27,4%; gạo tăng 22,3%; nhân điều tăng 20,6%; cao su tăng 17,8%.

Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến cũng phục hồi mạnh trong 11 tháng năm 2024, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước, sơ bộ đạt 313,6 tỷ USD, chiếm gần 85% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng chủ lực đạt mức tăng trưởng cao ở mức hai con số như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 65,2 tỷ USD, tăng 26,3%; điện thoại các loại và linh kiện đạt 50,2 tỷ USD, tăng 3,2%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 47,8 tỷ USD, tăng 21,6%; hàng dệt may đạt 33,65 tỷ USD, tăng 10,6%; giày dép các loại đạt 20,76 tỷ USD, tăng 12,9%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 14,7 tỷ USD, tăng 21,2%; sắt thép tăng 12,7%, đạt 8,5 tỷ USD...

Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản ước đạt 3,7 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2023. Đây cũng là nhóm hàng duy nhất có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước.

Về thị trường xuất khẩu hàng hóa 11 tháng năm 2024: Kim ngạch xuất khẩu tới hầu hết các thị trường, đối tác thương mại lớn của nước ta đều có sự phục hồi tích cực và đạt mức tăng trưởng cao. Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 98,4 tỷ USD, chiếm 29,3% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và tăng 24,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 13%); tiếp đến là thị trường Trung Quốc ước đạt 55,1 tỷ USD, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 6%); thị trường EU ước đạt 47,3 tỷ USD, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 8%); Hàn Quốc ước đạt 23,3 tỷ USD, tăng 8,7% (cùng kỳ năm 2023 giảm 4%); Nhật Bản ước đạt 22,3 tỷ USD, tăng 4,8% (cùng kỳ năm 2023 giảm 4,3%).

Về nhập khẩu hàng hóa

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 11/2024 sơ bộ đạt 32,67 tỷ USD, giảm 2,8% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 12,38 tỷ USD, giảm 2,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 20,29 tỷ USD, giảm 3,0%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 11 tăng 9,8%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 15,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 6,8%.

Tính chung 11 tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 345,62 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 126,05 tỷ USD, tăng 18,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 219,57 tỷ USD, tăng 15,2%.

Trong 11 tháng năm 2024 có 44 mặt hàng nhập khẩu đạt giá trị trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 92,6% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 5 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 51,4%).

Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu: Cùng với sự phục hồi của sản xuất và xuất khẩu trong 11 tháng năm 2024 nên cơ cấu hàng hóa nhập khẩu cũng có sự chuyển biến khi chiếm 89% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu là nhóm hàng cần nhập khẩu (trong đó bao gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng và nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước), với kim ngạch sơ bộ đạt 306,85 tỷ USD, tăng tới 16,9% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sơ bộ đạt 97,7 tỷ USD, tăng tới 22,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước chỉ tăng 1,3%); tiếp đến là kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 44,2 tỷ USD, tăng 17,3% (cùng kỳ năm trước giảm 6,2%); Vải các loại đạt 13,57 tỷ USD; tăng 14,3%; Thép các loại đạt 11,5 tỷ USD, tăng 20,3%; Điện thoại các loại và linh kiện đạt 9,4 tỷ USD, tăng 17,6% (cùng kỳ năm trước giảm 11%); Tương tự, kim ngạch nhập khẩu hầu hết các mặt hàng khác cũng ghi nhận mức tăng khá cao như: cao su tăng 31%; nguyên phụ liệu dệt may, da giầy tăng 18,8%; chất dẻo nguyên liệu tăng 18,4%.

Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu trong 11 tháng sơ bộ đạt gần 19 tỷ USD, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ giảm 18%). Trong đó, tăng cao nhất là kim ngạch nhập khẩu hàng điện gia dụng và linh kiện, tăng 19,7%, sơ bộ đạt 2 tỷ USD; Linh kiện phụ tùng ô tô dưới 9 chỗ tăng 17,2%; Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh tăng 16,5% và rau quả tăng 16,8%.

Về thị trường nhập khẩu hàng hóa: Trung Quốc là thị trường mà nước ta nhập khẩu lượng hàng hóa lớn nhất với kim ngạch nhập khẩu 11 tháng sơ bộ đạt 130 tỷ USD, chiếm gần 37,7% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước và tăng tới gần 30% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 9%); tiếp theo là thị trường Hàn Quốc với kim ngạch nhập khẩu sơ bộ đạt 51,1 tỷ USD, tăng 6,8% (cùng kỳ giảm 17,1%); khu vực thị trường ASEAN đạt 42,2 tỷ USD, tăng 13,4% (cùng kỳ giảm 13,1%); thị trường Nhật Bản đạt 19,7 tỷ USD, giảm 0,3% (cùng kỳ giảm 8,3%); EU đạt 15,3 tỷ USD, tăng 12,4% (cùng kỳ giảm 1,9%); Hoa Kỳ đạt 13,5 tỷ USD, tăng 7,3% (cùng kỳ giảm 6,4%).

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo xử lý dứt điểm vướng mắc điện tái tạo, kiên quyết ngăn chặn tiêu cực và tham nhũng

Thủ tướng chỉ đạo xử lý dứt điểm vướng mắc điện tái tạo, kiên quyết ngăn chặn tiêu cực và tham nhũng

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu xử lý dứt điểm vướng mắc các dự án điện tái tạo, nghiêm cấm tiêu cực, tham nhũng, hoàn thành trước 31/1/2025, đảm bảo triển khai nhanh, phát huy hiệu quả, thúc đẩy kinh tế-xã hội.
Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW: Đánh giá toàn diện và định hướng phát triển

Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW: Đánh giá toàn diện và định hướng phát triển

Sáng 12/12, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Hội nghị do Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì.
Từ chiều nay, giá xăng dầu đồng loạt giảm, riêng giá xăng RON95 tăng

Từ chiều nay, giá xăng dầu đồng loạt giảm, riêng giá xăng RON95 tăng

Theo điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15 giờ chiều nay (12-12), giá xăng dầu được điều chỉnh giảm, trừ giá xăng RON95 bật tăng 33 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành. Kỳ điều hành này, liên Bộ không trích lập, không chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut.
Công điện của Bộ Công Thương về việc ứng phó với mưa lớn khu vực Trung Bộ

Công điện của Bộ Công Thương về việc ứng phó với mưa lớn khu vực Trung Bộ

Bộ Công Thương ban hành công điện số 10075/CĐ-BCT ngày 10 tháng 12 năm 2024 gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Sở Công Thương các tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Khánh Hòa; các chủ đập thủy điện trên địa bàn các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ về việc ứng phó với mưa lớn khu vực Trung Bộ.
Hội nghị tổng kết công tác đầu tư xây dựng các Dự án đường dây 500 kV mạch 3

Hội nghị tổng kết công tác đầu tư xây dựng các Dự án đường dây 500 kV mạch 3

Sáng 8/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị tổng kết công tác đầu tư xây dựng các Dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) đến Phố Nối (tỉnh Hưng Yên).
Bộ trưởng Bộ Công Thương làm việc với chuyên gia kinh tế Hoa Kỳ về 'quốc gia thương mại tự do'

Bộ trưởng Bộ Công Thương làm việc với chuyên gia kinh tế Hoa Kỳ về 'quốc gia thương mại tự do'

Chiều 4/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với GS. John Kent - Trường Đại học Arkansas (Hoa Kỳ).
Tập trung nguồn lực trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào tháng 6/2025

Tập trung nguồn lực trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào tháng 6/2025

Sáng ngày 4/12/2024, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 12/2024. Tại phiên họp, các thành viên Chính phủ đã thảo luận và cho ý kiến đối với Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả do Bộ Công Thương trình.
Giá xăng RON 95 giảm về hơn 20.500 đồng/lít, xăng E5 tăng 20 đồng/lít

Giá xăng RON 95 giảm về hơn 20.500 đồng/lít, xăng E5 tăng 20 đồng/lít

Giá xăng dầu tại kỳ điều hành hôm nay (5/12) được điều chỉnh giảm sau khi tăng vào tuần trước. Trong đó, giá xăng RON 95 về mức 20.560 đồng/lít. Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm nay.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận