Đề xuất sửa đổi quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm

Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 09/2016/NĐ-CP ngày 28/01/2016 quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.

* Sản phẩm từ bột mì Việt Nam đã vượt qua kỳ sát hạch xuất khẩu vào Đài Loan

Cụ thể, Nghị định số 09/2016/NĐ-CP áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân (cơ sở) sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu vi chất dinh dưỡng; thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng dùng trong nước và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đề xuất sửa đổi quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm
Ảnh minh họa

Nghị định này không áp dụng đối với cơ sở xuất khẩu thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng và cá nhân làm nghề sản xuất muối thủ công. Tại dự thảo, Bộ Y tế đề xuất sửa đổi quy định này thành: "Nghị định này không áp dụng đối với thực phẩm xuất khẩu và cá nhân làm nghề sản xuất muối thủ công".

Trách nhiệm của các Bộ liên quan

Theo Nghị định số 09/2016/NĐ-CP, một trong những trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm là: Xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi chất dinh dưỡng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; tổ chức việc cấp giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với vi chất dinh dưỡng sản xuất trong nước và nhập khẩu, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng nhập khẩu; xác nhận nội dung quảng cáo đối với vi chất dinh dưỡng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng nhập khẩu; cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh vi chất dinh dưỡng.

Tại dự thảo, Bộ Y tế đề xuất sửa đổi quy định trên thành: "Xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi chất dinh dưỡng; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định về mức giới hạn an toàn đối với thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng theo đề nghị của các bộ quản lý chuyên ngành".

Tương tự, Bộ Y tế đề xuất sửa đổi quy định trách nhiệm của Bộ Y tế từ "Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật đối với sản xuất, kinh doanh vi chất dinh dưỡng; thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với quá trình sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng thuộc phạm vi quản lý của các bộ khác trong các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 26 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm" thành quy định: "Tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với quá trình sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng thuộc phạm vi quản lý của các bộ khác trong các trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 41 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm".

Đối với Bộ Công Thương, theo Nghị định số 09/2016/NĐ-CP, một trong những trách nhiệm của Bộ Công Thương trong việc bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm là: Tổ chức xác nhận nội dung quảng cáo đối với bột mỳ, dầu thực vật tăng cường vi chất dinh dưỡng thuộc phạm vi quản lý; cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh bột mỳ, dầu thực vật tăng cường vi chất dinh dưỡng.

Tại dự thảo, Bộ Y tế đề xuất sửa đổi quy định trên thành: Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất bột mỳ, dầu thực vật tăng cường vi chất dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, theo Nghị định số 09/2016/NĐ-CP, một trong những trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là tổ chức xác nhận nội dung quảng cáo đối với muối tăng cường vi chất dinh dưỡng thuộc phạm vi quản lý; cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh muối tăng cường vi chất dinh dưỡng.

Tại dự thảo, Bộ Y tế đề xuất sửa đổi quy định trên thành: Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất muối tăng cường vi chất dinh dưỡng.

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm, tại dự thảo, Bộ Y tế cũng đề xuất sửa đổi từ quy định "Sở Y tế chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc tổ chức tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng được sản xuất trên địa bàn" thành quy định Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm "tổ chức tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm đối với các vi chất bổ sung vào thực phẩm, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; tiếp nhận và quản lý hồ sơ, cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất các vi chất bổ sung vào thực phẩm, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng theo phân công, phân cấp".

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giảm thuế giá trị gia tăng đến 30/6/2025

Giảm thuế giá trị gia tăng đến 30/6/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày hôm nay (1/1/2025) đến hết ngày 30/6/2025.
Quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan nhà nước

Quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan nhà nước

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
Nhiều luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2025

Nhiều luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2025

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024; Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024; Luật Đường bộ 2024; Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024; Luật Thủ đô 2024... là những Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Buôn bán pháo nổ có thể bị xử phạt đến 15 năm tù

Buôn bán pháo nổ có thể bị xử phạt đến 15 năm tù

Buôn bán pháo nổ không chỉ gây nguy hiểm cho cộng đồng mà còn là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, với mức án phạt lên đến 15 năm tù giam. Đừng vì lợi ích trước mắt mà đánh đổi tương lai, hãy cùng chung tay xây dựng một xã hội an toàn, văn minh, không tiếng pháo nổ trái phép
Hướng dẫn tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

Hướng dẫn tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 88/2024/TT-BTC quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
Hành vi quảng cáo trá hình sẽ bị xử lý như thế nào?

Hành vi quảng cáo trá hình sẽ bị xử lý như thế nào?

Quảng cáo là một công cụ quan trọng trong việc giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến với người tiêu dùng, nhưng khi các hoạt động quảng cáo bị lợi dụng để lừa dối hoặc tạo ra hình ảnh sai lệch về sản phẩm, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.
Các hành vi bị cấm trong kinh doanh dược

Các hành vi bị cấm trong kinh doanh dược

Trong ngành dược, việc tuân thủ các quy định pháp luật không chỉ là yêu cầu bắt buộc mà còn là yếu tố quyết định đến sự phát triển bền vững và uy tín của doanh nghiệp. Các hành vi bị cấm trong kinh doanh dược là những hành vi có thể gây hại đến sức khỏe cộng đồng, làm ảnh hưởng xấu đến sự an toàn của người bệnh và vi phạm các nguyên tắc đạo đức trong ngành.
Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận