Các hành vi bị cấm trong kinh doanh dược

Trong ngành dược, việc tuân thủ các quy định pháp luật không chỉ là yêu cầu bắt buộc mà còn là yếu tố quyết định đến sự phát triển bền vững và uy tín của doanh nghiệp. Các hành vi bị cấm trong kinh doanh dược là những hành vi có thể gây hại đến sức khỏe cộng đồng, làm ảnh hưởng xấu đến sự an toàn của người bệnh và vi phạm các nguyên tắc đạo đức trong ngành.

Những hành vi này bao gồm việc sản xuất, phân phối, bán hàng giả, hàng kém chất lượng, quảng cáo sai sự thật, hoặc tiếp tay cho các hoạt động buôn bán thuốc không rõ nguồn gốc. Chỉ khi các hành vi này bị ngăn chặn và xử lý nghiêm minh, ngành dược mới có thể phát triển đúng đắn, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nâng cao niềm tin của xã hội.

Ngày 21 tháng 11 năm 2024, Quốc hội thông qua Luật số: 44/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dược, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.

Theo đó, quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong kinh doanh dược, bao gồm:

1. Kinh doanh dược mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc trong thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc trong thời gian bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.

2. Kinh doanh dược tại nơi không phải là địa điểm kinh doanh ghi trên Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, trừ hoạt động mua, bán theo phương thức thương mại điện tử.

3. Kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc quy định tại khoản 26 Điều 2 của Luật này và thuốc, nguyên liệu làm thuốc khác không đúng mục đích hoặc cung cấp không đúng đối tượng mà cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.

4. Kinh doanh dược không thuộc phạm vi chuyên môn được ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.

5. Kinh doanh dược thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Thuốc giả, nguyên liệu làm thuốc giả;

b) Thuốc, nguyên liệu làm thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng; thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã có thông báo thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thuốc, nguyên liệu làm thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ; thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã hết hạn dùng;

c) Thuốc, nguyên liệu làm thuốc thuộc danh mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc cấm nhập khẩu, cấm sản xuất;

d) Thuốc thử lâm sàng;

đ) Thuốc, nguyên liệu làm thuốc làm mẫu để đăng ký, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, tham gia trưng bày tại triển lãm, hội chợ;

e) Thuốc, nguyên liệu làm thuốc chưa được phép lưu hành;

g) Thuốc thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, thuốc viện trợ và thuốc khác có quy định không được bán;

h) Bán lẻ thuốc kê đơn mà không có đơn thuốc; bán lẻ vắc xin;

i) Bán buôn thuốc kê đơn cao hơn giá bán buôn thuốc dự kiến đã công bố, công bố lại; bán buôn, bán lẻ thuốc cao hơn giá niêm yết.

6. Làm giả, sửa chữa hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và tổ chức, cá nhân trong các hoạt động về dược.

7. Thay đổi, sửa chữa hạn dùng của thuốc, trừ trường hợp thay đổi hạn dùng của thuốc.

8. Hành nghề theo vị trí công việc (Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dược; người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc; người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) mà không có Chứng chỉ hành nghề dược hoặc không đúng phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong Chứng chỉ hành nghề dược hoặc hành nghề trong thời gian bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề dược.

9. Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn hoặc cho người khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề dược, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược để hành nghề hoặc kinh doanh dược.

10. Quảng cáo trong trường hợp sau đây:

a) Quảng cáo thuốc khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung hoặc không đúng với nội dung đã được xác nhận;

b) Sử dụng chứng nhận chưa được Bộ Y tế công nhận, sử dụng lợi ích vật chất, lợi dụng danh nghĩa của tổ chức, cá nhân, các loại biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín, thư cảm ơn để quảng cáo thuốc;

c) Sử dụng kết quả nghiên cứu lâm sàng, kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng, kết quả kiểm nghiệm, kết quả thử tương đương sinh học chưa được Bộ Y tế công nhận để quảng cáo thuốc.

11. Khuyến mại thuốc trái quy định của pháp luật.

12. Lợi dụng việc kê đơn thuốc để trục lợi.

13. Sản xuất, pha chế, bán thuốc cổ truyền có kết hợp với dược chất khi chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

14. Cấp phát, bán thuốc đã hết hạn dùng, thuốc bảo quản không đúng quy định ghi trên nhãn thuốc, thuốc đã có thông báo thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ cho người sử dụng.

15. Thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế.

16. Xuất khẩu dược liệu thuộc danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu phải kiểm soát khi chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

17. Bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử đối với thuốc sau đây:

a) Thuốc kê đơn, trừ trường hợp cách ly y tế khi có bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đã được công bố dịch theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm;

b) Thuốc phải kiểm soát đặc biệt;

c) Thuốc thuộc Danh mục thuốc hạn chế bán lẻ.

18. Bán buôn theo phương thức thương mại điện tử đối với thuốc phải kiểm soát đặc biệt.

19. Kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo phương thức thương mại điện tử thông qua các phương tiện không phải là sàn giao dịch thương mại điện tử, ứng dụng thương mại điện tử bán hàng, trang thông tin điện tử (còn gọi là website thương mại điện tử) bán hàng có chức năng đặt hàng trực tuyến.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ.
Đề xuất sửa đổi quy định về chi tổ chức và hoạt động của BHXH, BHYT

Đề xuất sửa đổi quy định về chi tổ chức và hoạt động của BHXH, BHYT

Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung về chi phát triển, quản lý người tham gia, người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; chi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ…
Cơ chế mua bán điện dư từ hệ thống điện mặt trời mái nhà: Hướng đi mới cho năng lượng bền vững

Cơ chế mua bán điện dư từ hệ thống điện mặt trời mái nhà: Hướng đi mới cho năng lượng bền vững

Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới, Bộ Công Thương đề xuất cơ chế mua bán sản lượng điện dư từ nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Nguyên tắc xét tặng Kỷ niệm chương về ngành, lĩnh vực thuộc quản lý của Bộ Nội vụ

Nguyên tắc xét tặng Kỷ niệm chương về ngành, lĩnh vực thuộc quản lý của Bộ Nội vụ

Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 14/2024/TT-BNV quy định tặng Kỷ niệm chương về ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ.
Nhà ở thương mại thí điểm cơ chế mới: Áp dụng từ 1/4/2025

Nhà ở thương mại thí điểm cơ chế mới: Áp dụng từ 1/4/2025

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Bổ sung 4 dự án luật, 1 dự thảo Nghị quyết vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025

Bổ sung 4 dự án luật, 1 dự thảo Nghị quyết vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025

Tại Phiên họp thứ 40 diễn ra vào sáng nay (11/12), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định việc bổ sung một số dự án luật, nghị quyết vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.
Quy định về trường hợp đấu giá tài sản không thành từ ngày 01/01/2025

Quy định về trường hợp đấu giá tài sản không thành từ ngày 01/01/2025

Ngày 27 tháng 6 năm 2024, Quốc hội ban hành Luật số 37/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản số 01/2016/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 16/2023/QH15.
Đề xuất cá nhân nợ thuế từ 10 triệu đồng trở lên bị tạm hoãn xuất cảnh

Đề xuất cá nhân nợ thuế từ 10 triệu đồng trở lên bị tạm hoãn xuất cảnh

Bộ Tài chính đề xuất tạm hoãn xuất cảnh đối với cá nhân kinh doanh, chủ hộ kinh doanh có số tiền thuế nợ quá hạn trên 120 ngày từ 10 triệu đồng trở lên.
Quy định mới về xem xét, xử lý, từ chối, dừng xử lý đơn yêu cầu xử lý xâm phạm trong xử phạt VPHC

Quy định mới về xem xét, xử lý, từ chối, dừng xử lý đơn yêu cầu xử lý xâm phạm trong xử phạt VPHC

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư số 06/2024/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN ngày 26 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận