Độc đáo Lễ cầu phúc của đồng bào dân tộc Khơ Mú

Lễ cầu phúc (Mạ Grợ) của đồng bào dân tộc Khơ Mú mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, là lễ tiễn năm cũ, đón năm mới với những điều tốt lành, cũng là lễ mời tổ tiên về ăn Tết với con cháu.

Theo Cổng Thông tin Điện tử Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, hàng năm, sau khi gặt hái mùa màng xong, khoảng tháng 11-12 âm lịch, các gia đình lại chuẩn bị các điều kiện, chọn ngày đẹp để tổ chức Lễ cầu phúc (Mạ Grợ) cầu may, cầu phúc.

Độc đáo Lễ cầu phúc của đồng bào dân tộc Khơ Mú - Ảnh 1.

Mâm cỗ cúng lễ cầu phúc của người Khơ Mú

Nghi lễ cầu may, cầu phúc thực chất là Tết lớn nhất trong năm của người Khơ Mú, mang ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng sâu sắc, là dịp để con cháu dâng lễ lên tổ tiên, mời tổ tiên về ăn Tết với con cháu; làm lễ cầu mong cho các thành viên trong gia đình đều khỏe mạnh; tiễn năm cũ đi cùng tất cả nhưng xui xẻo, ốm đau, bệnh tật, mong được đón một năm mới với nhiều điều may mắn, sức khỏe dồi dào, làm ăn phát đạt, gia đình hòa thuận, ấm no, hạnh phúc. Nghi lễ được diễn ra trong quy mô từng gia đình, có sự tham gia của họ hàng, bà con dân bản.

Phần lễ: Cầu mong gia đình khỏe mạnh, hòa thuận, làm ăn phát đạt

Sính lễ gồm 1 con lợn, 2 con gà, gạo nếp, rượu cần, rượu trắng, các sản vật, củ quả, rau, các loại hoa rừng...

Đầu tiên, con cháu trong gia đình mổ lợn, gà để cúng, con gà trước khi mổ. Mọi người trong gia đình đều tập trung tại gian thờ tổ tiên, gần chum rượu cần. Người con trai cả bắt vào 1 con gà trống, lấy 1 con dao nhọn đưa vào cho ông chủ nhà. Ông chủ nhà rửa con dao, rồi dùng dao cứa cổ gà lấy tiết. Ông chủ nhà một tay cầm 2 cánh gà, một tay cầm đầu gà vừa khấn, vừa bôi tiết gà lên đầu gối những người trong gia đình lần lượt từ người nhỏ tuổi nhất đến người lớn tuổi nhất, cuối cùng bà chủ nhà sẽ bôi cho ông chủ. Sau khi bôi xong tiết con gà trống, người con trai cả đem con gà trống ra ngoài, bắt tiếp con gà mái và cũng thực hiện các nghi lễ như vậy. Trong lúc bôi tiết gà, ông chủ khấn cho mọi người trong gia đình khỏe mạnh, may mắn, mong cho tổ tiên phù hộ... những người tham dự lễ cũng đồng thanh khấn theo ông chủ, chúc phúc, cầu may, cầu sức khỏe cho mọi người trong nhà. Sau đó 2 con gà được mang đi mổ để làm lễ.

Độc đáo Lễ cầu phúc của đồng bào dân tộc Khơ Mú - Ảnh 2.

Sau khi lợn, gà chín, ông chủ nhà sắp xếp mâm cúng mang lên trên bàn thờ tổ tiên các sính lễ, củ quả được làm chín, rượu, chum và khấn (thời gian khoảng 20 phút) lễ cúng xong.

Tiếp theo ở giữa nhà gia chủ thực hiện nghi thức uống rượu cần: ông, bà chủ nhà ngồi cạnh chum rượu cần, bà chủ nhà cầm sừng trâu để tiếp nước vào rượu, ông chủ lấy ra một đôi đũa tre (giống đôi đũa cả, dài khoảng 20 cm), một tai ông vít 2 cần rượu, 1 tay ông dùng đũa cả gắp bã rượu từ trong chum ra, bón qua một cái lỗ sàn nhà (đã được đục sẵn từ trước), ngụ ý mời bố mẹ về ăn tết, uống rượu cần, vừa bón ông vừa khấn, mời bố mẹ uống rượu cần, ăn tết với con cháu, cầu mong bố mẹ phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, gia đình hòa thuận, làm ăn phát đạt. Khi ông chủ cất lời cúng thì những người già, người lớn cũng cúng khấn theo để cầu mong cho tổ tiên phù hộ cho gia chủ, các con các cháu.

Độc đáo Lễ cầu phúc của đồng bào dân tộc Khơ Mú - Ảnh 3.

Nghi lễ xong mọi người cùng nhau uống rượu cần

Thực hiện nghi lễ xong, mọi người cùng nhau uống rượu cần và thụ lộc lễ đồ cúng. Đầu tiên ông chủ mời những người lớn tuổi, có chức sắc trong bản, sau đó đến những người khác. Những người được mời uống rượu đều vừa vít cần rượu, nói lời cảm ơn gia chủ và cầu mong cho các con cháu trong gia đình khỏe mạnh, năm mới nhiều may mắn, khi đó mọi người ngồi xung quanh cũng khấn theo, ông chủ nhà cũng đáp lời cảm ơn, rồi cùng uống rượu cần mỗi tốp khoảng 4-6 người.

Lễ cầu hồn, vía cho mọi người trong nhà

Nghi lễ được thực hiện tại gian thờ nơi mời tổ tiên ăn Tết. Mâm lễ gồm các đồ lễ đã được bà chủ nhà chuẩn bị. Mâm lễ là 1 chiếc mâm gỗ vuông (kích thước khoảng 60cm x 60cm) được treo ở mâm thờ, chỉ khi làm lễ cúng mới bỏ xuống hoặc 1 phên tre, đặt một bát các loại củ, quả đồ chín. 2 con gà được luộc chín, chặt ra để lên mâm, một bát canh rau (hoặc bát nước luộc gà), một bát muối ớt, đặt 4 thìa, 4 đôi đũa ở 4 góc mâm, 1 ép xôi to. Mâm lễ được đặt cạnh mâm rượu cần.

Độc đáo Lễ cầu phúc của đồng bào dân tộc Khơ Mú - Ảnh 4.

Chủ và khách chúc nhau năm mới mạnh khỏe, sung túc

Ông bà chủ nhà tập trung tất cả con, cháu lại, từ đứa còn ẵm ngửa đến người trưởng thành, ngồi xung quanh mâm lễ. Ông chủ nhà bắt đầu làm lễ, ông mặc trang phục bình thường nhưng phải vắt lên vai một chiếc khăn mặt để tỏ lòng kính trọng đối với tổ tiên. Ông mở ép xôi cốm, vê xôi thành từng miếng nhỏ bằng đầu ngón tay, chấm chấm vào các đồ lễ, rồi dính lên tóc của các con cháu, theo thứ tự từ người bé nhất đến người lớn nhất mỗi người đều được dính miếng xôi (người nào đội khăn thì sẽ dính lên trán), người nào có gia đình rồi mà con cái đi vắng không về dự được thì dính thêm một miếng xôi lên tóc của bố, mẹ vừa dính xôi, ông chủ vừa cúng khấn cầu mong cho con cháu khỏe mạnh, không ốm đau bệnh tật, không rủi ro, tai nạn, tiễn năm cũ, đón năm mới. Cuối cùng bà chủ nhà sẽ vê xôi dính lên tóc ông chủ nhà và cầu khấn cho anh khỏe mạnh, may mắn, nhiều phúc, nhiều lộc. Trong khi ông bà chủ nhà cúng khấn thì mọi người tham gia cũng đồng thanh cúng khấn theo xin thần linh, tổ tiên phù hộ cho gia chủ khỏe mạnh, may mắn.

Cúng xong cho mọi người trong gia đình, ông chủ thực hiện mời tổ tiên về ăn tết. Ông cũng vê từng miếng xôi nhỏ chấm vào từng bát thức ăn rồi dính vào mặt mâm, vừa dính xôi, ông vừa khấn mời tổ tiên về ăn tết, cầu khấn tổ tiên phù hợp cho mọi người trong gia đình khỏe mạnh, mùa màng tươi tốt, gia xúc, gia cầm sinh sôi.

Độc đáo Lễ cầu phúc của đồng bào dân tộc Khơ Mú - Ảnh 5.

Sau lễ cúng là phần hội với những chương trình văn nghệ, múa sạp

Phần hội: Càng khuya cuộc vui càng rộn ràng

Trong khi chủ nhà thực hiện các nghi lễ, người nhà chuẩn bị thức ăn, xôi, củ quả để tổ chức ăn Tết. Tùy thuộc vào số lượng người trong gia đình, người nhiều hay ít để dọn mâm, thường mỗi gia đình dọn từ 5-7 mâm cỗ.

Thực hiện nghi lễ xong, mọi người ăn cơm, vừa ăn cơm, vừa uống rượu cần và múa xòe. Trong lúc múa xòe thì có người dùng củ, quả đã đồ sẵn để bôi lên những người tham gia, ai cũng phải bôi lên một ít để lấy lộc, lấy phúc của chủ nhà. Cuộc vui này có thể đến khuya, càng về khuya, cuộc vui càng rộn ràng, mọi người càng bôi quả, củ vào nhau nhiều hơn. Đây cũng là một nét văn hóa truyền thống độc đáo của người Khơ Mú.

Nghi lễ cầu may, cầu phúc của người Khơ Mú được tổ chức để tiễn năm cũ, tiễn những rủi ro, ốm đau của năm cũ, đón năm mới với mong muốn con người khỏe mạnh, không ốm đau, bệnh tật, làm ăn phát đạt. Là dịp mọi người trong gia đình đoàn tụ, nhớ về tổ tiên. Là nghi lễ truyền thống mang yếu tố tín ngưỡng tâm linh sâu sắc của người Khơ Mú, thể hiện tính cộng đồng, đoàn kết của những người trong gia đình, dòng họ, làng bản ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Dân tộc Khơ Mú còn có tên gọi khác: Xá Cẩu, Khạ Klẩu, Mãng Cẩu, Tày Hạy, Mứn Xen, Pu Thềnh, Tềnh. Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á). Nhiều người biết đọc, viết chữ Thái.

Đây là một trong những nhóm sắc tộc lớn sinh sống tại khu vực miền Bắc nước Lào. Theo các nhà nghiên cứu, cách đây hơn 100 năm, người Khơ Mú di cư đến một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam như: Sơn La, Lai Châu rồi dần lan tỏa tới các địa phương khác. Hiện nay người Khơ Mú có khoảng 73 ngàn người sống ở 44 tỉnh và thành phố. Theo tập quán, người Khơ Mú thường dựng làng ở lưng chừng núi, mỗi bản chỉ vài chục nóc nhà gồm mấy dòng họ cùng chung sống đoàn kết. Theo phong tục cổ truyền, mỗi dòng họ của dân tộc này đều mang tên một loài vật hoặc cỏ cây. Có dòng họ coi thú, chim hoặc lấy một loại cây là tổ tiên ban đầu của mình, nên họ kiêng giết thịt và ăn thịt các loại động, thực vật này.

Dân tộc Khơ Mú có vốn truyền thống văn hóa tinh thần phong phú với nhiều nghi lễ cúng và lễ hội quan trọng như: lễ tết, lễ mừng nhà mới, lễ vía...

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ngăn chặn buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật qua biên giới

Ngăn chặn buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật qua biên giới

Lợi dụng tuyến biên giới, các đối tượng buôn lậu, vận chuyển trâu bò qua biên giới Campuchia vào Đồng Tháp. Để ngăn chặn tình trạng này, thời gian qua các phòng nghiệp vụ và Công an huyện, thành phố biên giới, tỉnh Đồng Tháp tăng cường công tác đấu tranh, ngăn chặn.
Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, lực lượng QLTT "lên dây cót"

Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, lực lượng QLTT "lên dây cót"

Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh vừa ký ban hành Kế hoạch số 13/KH-TCQLTT ngày 22 tháng 10 năm 2024 về việc triển khai thực hiện cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng cấm qua đường hàng không

Tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng cấm qua đường hàng không

Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) vừa có văn bản gửi các đơn vị có liên quan liên quan trong ngành hàng không về tăng cường công tác về phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng cấm qua đường hàng không liên quan đến nhân viên hàng không.
Xử lý, ngăn chặn tên miền quốc tế vi phạm, lừa đảo trên Internet Việt Nam

Xử lý, ngăn chặn tên miền quốc tế vi phạm, lừa đảo trên Internet Việt Nam

Nhằm tăng cường triển khai các giải pháp xử lý kịp thời các lừa đảo, vi phạm sử dụng tên miền, tên miền quốc tế, ngày 21/10/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phê duyệt "Kế hoạch tăng cường công tác quản lý, giảm thiểu lạm dụng tên miền để vi phạm pháp luật", ban hành kèm Quyết định số 1811/QĐ-BTTTT.
Triệt phá đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy, giấu trong thức ăn cho chó, mèo

Triệt phá đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy, giấu trong thức ăn cho chó, mèo

Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Hà Nội đã hoàn tất quá trình điều tra và kết luận điều tra vụ án vận chuyển trái phép chất ma túy từ Cộng hòa Séc về Việt Nam.
Lực lượng QLTT tham gia tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá cho học sinh

Lực lượng QLTT tham gia tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá cho học sinh

Các buổi tuyên truyền này đã góp phần đáng kể nhằm nâng cao nhận thức cho các em học sinh về thuốc lá điện tử, thuốc lá thế hệ mới và tác hại của nó đối với sức khỏe con người.
Thu giữ gần 9.500kg xyanua sau hơn một tháng truy quét

Thu giữ gần 9.500kg xyanua sau hơn một tháng truy quét

Ngày 22/10, Công an TP Hồ Minh thông tin về kết quả đạt được sau hơn 1 tháng triển khai Kế hoạch “Tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn”.
Lực lượng QLTT chuyển hồ sơ nhiều vụ việc có dấu hiệu tội phạm đến cơ quan cảnh sát điều tra

Lực lượng QLTT chuyển hồ sơ nhiều vụ việc có dấu hiệu tội phạm đến cơ quan cảnh sát điều tra

Thời gian qua, lực lượng chức năng liên tiếp phát hiện, thu giữ nhiều vụ việc hàng hoá có dấu hiệu là hàng giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng. Trong đó, nhiều vụ việc có dấu hiệu tội phạm đã được lực lượng QLTT chuyển đến cơ quan cảnh sát điều tra.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận