Đưa kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Indonesia lên 18 tỷ USD trước năm 2028

Chiều 12/01/2024, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng thống Indonesia Joko Widodo đang thăm cấp Nhà nước Việt Nam.

Đưa kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Indonesia lên 18 tỷ USD trước năm 2028- Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đón Tổng thống Indonesia Joko Widodo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng gặp lại Tổng thống Indonesia; khẳng định chuyến thăm lần này Tổng thống có ý nghĩa đặc biệt, giúp tạo động lực mới cho quan hệ hai nước sau hơn 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược và hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1955-2025). Thủ tướng Chính phủ chúc mừng Indonesia đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống Joko Widodo; chúc Indonesia tổ chức thành công cuộc Tổng tuyển cử sắp tới, tiếp tục phát triển thịnh vượng, đạt mục tiêu trở thành quốc gia phát triển vào dịp kỷ niệm 100 năm lập quốc (1945-2045), có vị thế ngày càng cao ở khu vực và trên thế giới.

Đưa kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Indonesia lên 18 tỷ USD trước năm 2028- Ảnh 2.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Indonesia Joko Widodo tại buổi tiếp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tổng thống Indonesia bày tỏ vui mừng được thăm lại Việt Nam và gặp lại Thủ tướng Phạm Minh Chính; đánh giá cao sự phát triển vượt bậc của Việt Nam những năm qua, trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao; khẳng định Việt Nam là đối tác có tầm quan trọng chiến lược của Indonesia ở khu vực. Tổng thống Indonesia cũng đánh giá cao những kết quả quan trọng, thực chất của các cuộc trao đổi, tiếp xúc với các Lãnh đạo Cấp cao Việt Nam và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Đưa kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Indonesia lên 18 tỷ USD trước năm 2028- Ảnh 3.

Thủ tướng Chính phủ chúc mừng Indonesia đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống Joko Widodo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao sự phát triển mạnh mẽ, năng động của quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Indonesia trên các lĩnh vực. Tin cậy chiến lược ngày càng gia tăng thông qua trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao thường xuyên. Hợp tác trong các lĩnh vực an ninh-quốc phòng, biển, nông nghiệp, thủy sản, giáo dục-đào tạo, du lịch, giao lưu nhân dân... đạt nhiều kết quả tích cực.

Đưa kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Indonesia lên 18 tỷ USD trước năm 2028- Ảnh 4.

Tổng thống Indonesia khẳng định Việt Nam là đối tác có tầm quan trọng chiến lược của Indonesia ở khu vực - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hợp tác kinh tế thương mại là điểm sáng: 11 tháng đầu năm 2023, vốn đầu tư nước ngoài từ Indonesia vào Việt Nam đã tăng 37%, với tổng vốn đăng ký mới hơn 1 tỷ USD. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu khó khăn, Indonesia vẫn duy trì vị trí là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Indonesia trong ASEAN với tổng kim ngạch thương mại 11 tháng đầu năm 2023 đạt gần 13 tỷ USD.

Trên cơ sở thành tựu đã đạt được và để tạo động lực mới cho cho quan hệ song phương, hai bên nhất trí xem xét sớm đưa quan hệ Đối tác Chiến lược lên tầm cao mới. Hai bên cũng nhất trí tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao, các cấp; triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương, các thỏa thuận cấp cao, các văn kiện đã ký kết; sớm xây dựng Chương trình Hành động giai đoạn 2024-2028 phù hợp với tình hình mới.

Đưa kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Indonesia lên 18 tỷ USD trước năm 2028- Ảnh 5.

Hai bên nhất trí phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt 15 tỷ USD và cao hơn ở mức 18 tỷ USD trước năm 2028 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai bên nhất trí phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt 15 tỷ USD và cao hơn ở mức 18 tỷ USD trước năm 2028; tạo thuận lợi, khuyến khích doanh nghiệp hai nước đầu tư vào thị trường của nhau; mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực mới và quan trọng như trí tuệ nhân tạo, kinh tế số, kinh tế xanh, năng lượng tái tạo, đầu tư phát triển hệ sinh thái xe điện và pin xe điện; mở rộng các chương trình hợp tác trong khuôn khổ Quan hệ Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JTEP); tăng cường hợp tác trong lĩnh vực Halal; tăng cường hợp tác an ninh lương thực, nghiên cứu thúc đẩy ký kết Hiệp định thương mại gạo.

Hai bên cũng khẳng định tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực quan trọng khác như quốc phòng, an ninh, hợp tác biển; phối hợp giải quyết các thách thức an ninh chung trên biển; hợp tác thủy sản và nghề cá; phối hợp hạn chế hoạt động khai thác trái phép, không khai báo và không theo quy định (IUU); thúc đẩy hợp tác giáo dục-đào tạo, du lịch, tăng cường kết nối, nâng tần suất các tuyến bay thương mại trực tiếp, đẩy mạnh giao lưu nhân dân và hợp tác giữa các địa phương hai nước.

Hai nhà lãnh đạo cũng đã trao đổi về tình hình khu vực và quan tâm; nhất trí tiếp tục phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các tổ chức đa phương; tăng cường hợp tác, củng cố đoàn kết, vai trò trung tâm và quan điểm chung của ASEAN trong các vấn đề an ninh khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông; ủng hộ Lào hoàn thành tốt trọng trách Chủ tịch ASEAN 2024.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị Indonesia cử đại diện cấp cao và ủng hộ Việt Nam tổ chức thành công trong năm 2024 Diễn đàn Tương lai ASEAN về phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm nhằm góp phần xây dựng Cộng đồng ASEAN tự cường và bền vững.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Công Thương: Người dân không cần lo lắng, tích trữ quá nhiều hàng hoá

Bộ Công Thương: Người dân không cần lo lắng, tích trữ quá nhiều hàng hoá

Tính đến 19h ngày 7/9/2024, theo báo cáo của Bộ Công Thương, tình hình cung ứng hàng hóa thiết yếu lương thực, thực phẩm, xăng dầu cơ bản đảm bảo. Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, trong đó có lực lượng Quản lý thị trường tiếp tục bám sát, cập nhật tình hình để có chỉ đạo.
Siêu thị tăng dự trữ, cung ứng dồi dào, đáp ứng nhu cầu người dân

Siêu thị tăng dự trữ, cung ứng dồi dào, đáp ứng nhu cầu người dân

Đánh giá nhu cầu mua hàng của người dân tăng cao khi mưa bão lớn, các doanh nghiệp đã chủ động tăng lượng dự trữ hàng hóa gấp 2-3 lần so với trước.
Hà Nội: Bảo đảm đủ nguồn thực phẩm thiết yếu trong mọi tình huống

Hà Nội: Bảo đảm đủ nguồn thực phẩm thiết yếu trong mọi tình huống

Sở Công Thương Hà Nội vừa ban hành văn bản số 4300/SCT-KHTCTH yêu cầu các đơn vị liên quan có phương án bảo đảm an toàn trong cung ứng, sử dụng điện cũng như cung ứng hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu.
Bộ Công Thương triển khai công tác ứng phó bão số 3 với phương châm “04 tại chỗ”

Bộ Công Thương triển khai công tác ứng phó bão số 3 với phương châm “04 tại chỗ”

Thực hiện Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 5/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ, để chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của siêu bão Yagi, sáng ngày 6/9/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp với Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia NSMO cùng các đơn vị về các công tác phòng chống bão.
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa trên địa bàn một số địa phương phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão số 3 năm 2024

Bảo đảm nguồn cung hàng hóa trên địa bàn một số địa phương phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão số 3 năm 2024

Bộ Công Thương yêu cầu các Sở Công Thương: Chỉ đạo các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa trên địa bàn triển khai tốt kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu; rà soát các khu vực có nguy cơ bị chia cắt do mưa, lũ để có phướng án cụ thể đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu nhất là lương thực, thực phẩm, nước uống cho người dân tại khu vực bị ảnh hưởng.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ở 61 địa phương trên cả nước

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ở 61 địa phương trên cả nước

Theo Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê, so với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 8 tháng qua tăng 8,6% và tăng ở 61 địa phương.
Xuất nhập khẩu hàng hoá 8 tháng đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7%

Xuất nhập khẩu hàng hoá 8 tháng đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7%

Số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong tháng 8, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 70,65 tỷ USD, tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước.
Chung tay thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử các tỉnh vùng Tây Nguyên

Chung tay thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử các tỉnh vùng Tây Nguyên

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương vừa phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Gia Lai tổ chức “Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử (TMĐT) các tỉnh vùng Tây Nguyên” tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận