Gian lận trên môi trường thương mại điện tử “Muôn hình vạn trạng”

Bên cạnh sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử thì tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ được rao bán tràn lan trên mạng internet, trên các nền tảng giao dịch trực tuyến đang là vấn đề nhức nhối của xã hội.

Livestream bán hàng bị lợi dụng triệt để

Với sự phát triển của công nghệ, mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ xuất hiện đã kết nối những người tham gia giao dịch trên các nền tảng thương mại điện tử. Mô hình này thậm chí đã trở thành một “ngành kinh tế” mới, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Nhất là trong giai đoạn chúng ta thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19, Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường thương mại điện tử tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Bên cạnh sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử ở Việt Nam thì tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ được rao bán tràn lan trên mạng internet, trên các nền tảng giao dịch trực tuyến đang là vấn đề nhức nhối của xã hội, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, môi trường đầu tư kinh doanh, gây thất thu ngân sách...Các đối tượng lợi dụng thương mại điện tử, hoạt động bưu chính để vận chuyển, buôn bán hàng lậu, hàng giả. Một số sử dụng kho hàng của doanh nghiệp bưu chính để tập kết hàng lậu, hàng giả; giả mạo phương tiện vận chuyển của doanh nghiệp bưu chính để vận chuyển hàng lậu, hàng giả. Một số khác tiêu thụ hàng lậu, hàng cấm thông qua hình thức bán hàng trực tuyến online sau đó vận chuyển qua bưu chính.

Gian lận trên môi trường thương mại điện tử “Muôn hình vạn trạng”

Livestream bán hàng trên các ứng dụng OTT, mạng xã hội, website, sàn thương mại điện tử bị lợi dụng triệt để để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Cục A05 đã từng phối hợp với các lực lượng phát hiện nhiều kho hàng với diện tích rất lớn đặt tại Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Giang, Lào Cai… chứa hàng trăm nghìn mặt hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu của nhiều thương hiệu lớn như: Nike, Adidas, Gucci, Nano J.Plus… Các đối tượng đã trực tiếp tiến hành sản xuất và đăng bán thông qua mạng xã hội.

Cần có sự phối hợp chặt chẽ

Việc đấu tranh với các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên không gian mạng gặp rất nhiều khó khăn, nguyên nhân chính là do loại tội phạm này có tính ẩn danh cao, dễ giả mạo, thay đổi che giấu nhân thân lý lịch người thực hiện hành vi vi phạm; có thể tẩy xóa, sửa chữa, thay đổi dấu vết, chứng cứ nhằm đối phó cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, hành vi vi phạm được thực hiện không phân biệt ranh giới, vị trí địa lý, không gian. Đối tượng có thể ở vị trí này để thực hiện hành vi buôn lậu, buôn bán hàng giả, gian lận thương mại ở vị trí khác.

Điều này đặt ra yêu cầu cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan, như: lực lượng an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, cảnh sát kinh tế, lực lượng quản lý thị trường, hải quan, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), cơ quan thuế… trong quá trình tác thu thập thông tin, tài liệu về hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên không gian mạng, để đảm bảo hiệu quả trong công tác. Quá trình phối hợp phải có kế hoạch cụ thể chi tiết về thời gian, địa điểm, phân công lực lượng tham gia, phụ trách…

Cùng với đó là sự phối hợp của lực lượng công an địa phương để phòng ngừa việc đối tượng chống đối, tẩu tán hàng hóa, tang vật khi bị phát hiện; khống chế, thu giữ các phương tiện điện tử, các hệ thống kỹ thuật liên quan đến hoạt động vi phạm pháp luật trong quá trình tiến hành kiểm tra, khám xét; khai thác đối tượng liên quan như: bảo vệ, nhân viên bán hàng, giao hàng… để thu thập thông tin, tài liệu về các đối tượng có liên quan, các lực lượng cần làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền vận động các cơ sở kinh doanh ký cam kết không kinh doanh hàng giả; không kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, không kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ không kinh doanh, bày bán hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; niêm yết và thông báo số điện thoại đường dây nóng của các ngành, lực lượng để người dân biết, chủ động kiến nghị, phản ánh. Các bộ, ngành và địa phương, lực lượng chức năng tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tổng hợp các biện pháp nghiệp vụ trong kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử; phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Và đặc biệt là hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật nhà nước để nâng cao hiệu quả đấu tranh với loại hình vi phạm này.

Hoàng Văn Giang, phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên

Tin khác

Thái Nguyên: Giao ban đánh giá công tác quản lý thị trường tháng 10 và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2024

Thái Nguyên: Giao ban đánh giá công tác quản lý thị trường tháng 10 và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2024

Ngày 21/10/2024, Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị giao ban đánh giá công tác quản lý thị trường tháng 10 và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2024. Đồng chí Tạ Đình Dũng - Cục trưởng chủ trì Hội nghị, cùng tham dự có các đồng chí Lãnh đạo Cục, lãnh đạo các Phòng chuyên môn và lãnh đạo các Đội QLTT trực thuộc.
Công chức QLTT tham gia Hội nghị tập huấn chuyên sâu công tác truyền thông năm 2024

Công chức QLTT tham gia Hội nghị tập huấn chuyên sâu công tác truyền thông năm 2024

Trong 2 ngày 17-18/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu công tác truyền thông, công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí tại Bộ Công Thương năm 2024 nhằm nâng cao Kỹ năng trong công tác truyền thông và xử lý khủng hoảng truyền thông và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền, nhất là truyền thông chính sách.
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế hoàn thành sớm chỉ tiêu kế hoạch năm 2024

Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế hoàn thành sớm chỉ tiêu kế hoạch năm 2024

Theo số liệu, tính đến ngày 30/9/2024, Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện 574 vụ kiểm tra, phát hiện, xử lý 461 vụ vi phạm hành chính, thu nộp ngân sách 3,1 tỷ đồng (đạt 103%), tổng trị giá tang vật vi phạm gần 3,8 tỷ đồng; đã tổ chức tuyên truyền 752 cơ sở, cam kết 707 cơ sở.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trong trường học

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trong trường học

Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai tiếp tục thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức về tác hại của việc sử dụng và ngăn ngừa sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Độc đạo: Quản lý thị trường chúng ta hôm nay

Độc đạo: Quản lý thị trường chúng ta hôm nay

Việc của chúng ta là tập trung vào con đường của chính mình. Đường của mình, mình cứ bước. Chuyện của mình, mình cứ làm. Đá nặng trong túi", mình tự mang. Thành tựu cuối cùng, mình xứng đáng được nhận!
Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh chúc mừng toàn lực lượng nhân kỷ niệm 06 năm thành lập Tổng cục Quản lý thị trường

Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh chúc mừng toàn lực lượng nhân kỷ niệm 06 năm thành lập Tổng cục Quản lý thị trường

Nhân dịp kỷ niệm 06 năm ngày thành lập Tổng cục Quản lý thị trường, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh gửi đến cán bộ, công chức, người lao động trong toàn lực lượng lời chúc mừng nồng nhiệt và những tình cảm tốt đẹp nhất. Tạp chí QLTT xin giới thiệu toàn văn thư chúc mừng của Tổng Cục trưởng:
Lực lượng Quản lý thị trường hỗ trợ Pác Nặm xây dựng xã nông thôn mới

Lực lượng Quản lý thị trường hỗ trợ Pác Nặm xây dựng xã nông thôn mới

Sáng ngày 8/10/2024, Đoàn công tác của Đảng ủy Cơ quan Tổng cục QLTT do Bí thư Trần Hữu Linh làm Trưởng đoàn đã có mặt tại xã An Thắng, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn để trao hỗ trợ trang thiết bị, thiết chế cho nhà văn hóa xã An Thắng; kinh phí làm đường giao thông tại thôn Tân Hợi và tặng 50 suất quà cho các hộ nghèo trên địa bàn xã.
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 trên địa bàn tỉnh

Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 trên địa bàn tỉnh

Trong 9 tháng năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường địa phương.
Bình Thuận: Hoàn thành số thu nộp ngân sách nhà nước trong 9 tháng đầu năm 2024

Bình Thuận: Hoàn thành số thu nộp ngân sách nhà nước trong 9 tháng đầu năm 2024

Trong 09 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận đã thanh tra, kiểm tra 433 vụ, phát hiện và xử lý 194 vụ vi phạm, tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước là 4,59 tỷ đồng.
TP.HCM: Đẩy mạnh kiểm tra, xử lý VPHC về kinh doanh hàng giả, hàng buôn lậu hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

TP.HCM: Đẩy mạnh kiểm tra, xử lý VPHC về kinh doanh hàng giả, hàng buôn lậu hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm về kinh doanh buôn bán hàng nhập lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, Đội QLTT số 4 tiến hành kiểm tra một số điểm kinh doanh trên địa bàn và tạm giữ hàng trăm sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận