Hàng vạn du khách thập phương tham dự Lễ hội Gióng đền Sóc năm 2024

Sáng 15/2 (tức mùng 6 tháng Giêng), Lễ hội Gióng đền Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đã chính thức khai hội, với sự tham gia của hàng vạn khách thập phương.

Lễ hội Gióng lưu giữ các nghi lễ độc đáo được lưu truyền từ nhiều đời nay và được UNESCO ghi danh Di sản Phi Vật thể đại diện của nhân loại.

Lễ hội Gióng đền Sóc Sơn năm nay vẫn duy trì hai phần chính: phần lễ và phần hội.

Đặc biệt, phần lễ là lễ rước 8 lễ phẩm và lễ tế của các thôn làng, là những nghi lễ tạo nên “hồn cốt” của lễ hội.

Tám lễ phẩm theo truyền thống được các thôn làng cung tiến dâng Đức Thánh gồm: giò hoa tre, ngựa chiến, voi chiến, trầu cau, ngà voi, cỏ voi, cô tướng và cầu húc.

Đặc biệt, nghi lễ rước và cung tiến lễ phẩm giò hoa tre và trầu cau được quan tâm nhất và những năm trước thường xảy ra tình trạng tranh cướp lộc sau nghi thức tán lộc.

Hàng vạn du khách thập phương tham dự Lễ hội Gióng đền Sóc năm 2024

Tuy nhiên, từ năm 2018, việc tán lộc giò hoa tre đã được Ban tổ chức thay đổi, vừa đảm bảo các nghi lễ truyền thống, vừa đảm bảo an toàn, văn minh trong lễ hội.

Tại Lễ hội năm nay, sau lễ cung tiến, giò hoa tre và trầu cau tiếp tục được di chuyển vào hậu cung đền Thượng, sắp ra những mâm nhỏ, chuyển xuống đền Hạ (đối với giò hoa tre) và đền Mẫu (đối với trầu cau) để làm lễ. Sau đó, lộc sẽ được phát cho người dân; sẽ không có cảnh cướp giò hoa tre và trầu cau.

Việc thay đổi này được đông đảo người dân và du khách thập phương đồng tình, ủng hộ nhằm bảo đảm trật tự và văn minh cho Lễ hội Gióng.

Phần hội năm nay ngoài hoạt động thi đấu thể dục, thể thao như (vật, bóng chuyền hơi), còn có các trò chơi dân gian truyền thống như: đi cà kheo, đập niêu, kéo co, đi cầu thăng bằng và đặc biệt là hội thi nấu cơm.

Cũng tại Lễ hội Gióng đền Sóc Sơn năm nay, nghi lễ và trò chơi Kéo mỏ xã Xuân Thu, cũng là Di sản Văn hóa Phi Vật thể đại diện của nhân loại, tiếp tục được tổ chức. Cùng với đó là cuộc thi Cầu húc và các chương trình nghệ thuật do các tổ chức hội, đoàn thể của huyện thực hiện.

Tại Lễ hội Gióng đền Sóc Sơn năm 2024, các hoạt động dịch vụ như trông giữ xe và kinh doanh buôn bán tại lễ hội sẽ được siết chặt hơn; nghiêm cấm việc nâng giá bán sản phẩm, buôn bán hàng giả, hàng nhái, ấn phẩm mê tín dị đoan tại lễ hội. Tình trạng bán hàng rong sẽ được kiểm soát. Các trò chơi mang tính bạo lực, cờ bạc trá hình, ăn tiền cũng bị nghiêm cấm tại lễ hội Gióng đền Sóc Sơn năm 2024.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Sóc Sơn Hồ Việt Hùng, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội Gióng đền Sóc Sơn năm 2024, cho biết thông qua các hoạt động của lễ hội sẽ góp phần tuyên truyền, quảng bá “Điểm du lịch đền Sóc” của thành phố Hà Nội, cũng như hình ảnh và tiềm năng, thế mạnh của huyện để thúc đẩy phát triển du lịch địa phương.

Lễ hội Gióng đền Sóc năm 2024 diễn ra đến ngày 17/2 (tức ngày 8 tháng Giêng năm Giáp Thìn).

Ngày 15/2 cũng là ngày khai hội lễ hội đền Cổ Loa, huyện Đông Anh tưởng nhớ công ơn của Vua An Dương Vương, người có công dựng lên Nhà nước Âu Lạc, di chuyển kinh đô từ Phong Châu về Cổ Loa để xây thành.

Lễ hội được tổ chức với nhiều nghi lễ trang nghiêm thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của người Việt.

Đền Gióng Sóc Sơn là một trong những địa điểm du lịch gần Hà Nội được nhiều du khách yêu thích. Địa danh này tọa lạc trên núi Vệ Linh (núi Sóc), thôn Phù Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, gần hồ Đồng Đò Sóc Sơn, cách trung tâm thành phố khoảng 30km. Vậy đền Gióng Sóc Sơn thờ ai?

Khu di tích đền Gióng Sóc Sơn được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng, bao gồm chùa Non Nước và một miếu nhỏ thờ Phù Đổng Thiên Vương. Đến thời vua Lê Đại Hành, khi đang trên đường đi chiến đấu chống quân Tống, nhà vua đã ghé vào miếu thờ và làm lễ cầu Thánh Gióng với mong muốn cuộc chiến thắng lợi để đem lại sự bình yên cho nhân dân.

Trong cuộc chiến đấu ấy, quân ta đã giành thắng lợi, quân Tống buộc phải rút về nước. Để bày tỏ lòng biết ơn, vua Lê Đại Hành đã cho tôn tạo lại miếu thờ Phù Đổng Thiên Vương tráng lệ, uy nghi hơn. Đến nay, đền Gióng ở Sóc Sơn bao gồm nhiều đền, chùa khác nhau như chùa Đại Bi, chùa Non Nước, đền Mẫu, đền Trình, đền Thượng, tượng đài Thánh Gióng, hòn đá Trồng và một số bia đá khác.

Khu di tích lịch sử Đền Gióng Sóc Sơn

Ngay từ cổng đi vào là đền Trình (hay còn gọi là đền Hạ) là nơi đặt tượng thờ sơn thần. Bức tượng này được đúc hoàn toàn từ đồng, nặng 7 tấn với phong thái vô cùng uy nghi. Bên ngoài đền còn có gốc đa cổ thụ cùng hồ nước vô cùng xanh trong.

Đền Trình trong quần thể di tích đền Gióng Sóc Sơn

Đền Trình có không gian đậm chất cổ xưa (Ảnh sưu tầm)

Đi qua đền Trình là đến chùa Đại Bi, ngôi chùa cổ với những bức hoành phi, câu đối xưa được sơn son thếp vàng cùng lối kiến trúc cổ kính nhuốm màu rêu phong.

Chùa Đại Bi - Đền Gióng Sóc Sơn

Chùa Đại Bi nằm khuất bóng giữa những hàng cây (Ảnh sưu tầm)

Đối diện chùa Đại Bi là đền Mẫu, nơi đặt tượng thờ mẹ Thánh Gióng. Giếng nước bên ngoài đền cũng được gọi là giếng Mẫu.

Đền Mẫu trong quần thể di tích đền Gióng Sóc Sơn

Đền Mẫu – nơi thờ mẹ Thánh Gióng (Ảnh sưu tầm)

Từ đền Mẫu đi lên trên thêm một chút là đến đền Thượng, là ngôi đền cuối cùng trong quần thể 4 ngôi đền, chùa dưới chân núi Vệ Linh, là nơi thờ Đức Thánh Gióng. Trong đền có nhà Đại bái và Hậu cung. Nhà Đại Bái được trang trí bằng những câu đối, lọng, đôi hạc…đều là những nét đặc trưng của lối kiến trúc chùa cổ Việt Nam, còn Hậu cung thì đặt một bức tượng thờ Thánh Gióng được làm từ gỗ trầm hương.

Đền Thượng là ngôi đền chính, cũng là nơi đặt tượng thờ Thánh Gióng

Đền Thượng là ngôi đền chính, cũng là nơi đặt tượng thờ Thánh Gióng (Ảnh sưu tầm)

Từ cổng khu di tích đi lên, các bạn sẽ bắt gặp nhà bia được xây dựng hoàn toàn bằng đá phiến, là nơi đặt các bia đá đã tồn tại được hàng trăm năm.

Nhà bia trong quần thể di tích đền Gióng

Nhà bia tồn tại đã hàng trăm năm (Ảnh sưu tầm)

Điểm nổi bật nhất ở khu di tích này là bức tượng Thánh Gióng trên đỉnh núi Đá Chồng, được làm hoàn toàn từ đồng nguyên chất, cao 11,07m, nặng 85 tấn. Bức tượng này được khánh thành vào năm 2010, là một trong các công trình xây dựng nhằm kỉ niệm 1000 năm Thăng Long. Bạn có thể chọn cách leo bộ theo các bậc thang từ chân núi lên, hoặc thuê xe đi thẳng lên đỉnh núi theo lối đi được xây dựng bên sườn núi.

Tượng Thánh Gióng trên đỉnh núi Đá Chồng

Tượng Thánh Gióng cao hơn 11m trên đỉnh núi Đá Chồng (Ảnh sưu tầm)

Từ tượng đài Thánh Gióng đi xuống, bạn có thể rẽ vào thăm ngôi chùa Non Nước ở độ cao 110m, là nơi đặt bức tượng Phật Tổ Như Lai bằng đồng cao hơn 8m, nặng 30 tấn.

Chùa Non Nước - Đền Gióng Sóc Sơn

Chùa Non Nước (Ảnh sưu tầm)

Lối đi lên chùa Non Nước

Lối đi lên chùa (Ảnh: @xoaii.xoai)

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng Chính phủ: Khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới

Thủ tướng Chính phủ: Khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 96/CĐ-TTg ngày 16/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C nối huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Cảnh báo nguy cơ lũ quét tại nhiều huyện ở 13 địa phương

Cảnh báo nguy cơ lũ quét tại nhiều huyện ở 13 địa phương

Trung tâm cho biết, trong 24 giờ qua (từ 15h ngày 15/9 đến 15h ngày 16/9), khu vực các tỉnh Bắc Bộ, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum và Gia Lai đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như: Chiềng Ơn 124,6 mm (Sơn La); Mậu Đông100,6 mm (Yên Bái); Thanh Thủy 135 mm (Phú Thọ); Khâm Đức 103,6 mm (Quảng Nam); Trà Phú 132,4 mm (Quảng Ngãi); Đắk Tờ Kan 112,4 mm (KonTum); Ia Piơr 110,2 mm (Gia Lai);...
Đã khôi phục cung cấp điện được cho hơn 5,98 triệu khách hàng

Đã khôi phục cung cấp điện được cho hơn 5,98 triệu khách hàng

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc cho hay tính đến sáng 16/9 đã khôi phục cung cấp điện được cho hơn 5,98 triệu khách hàng trên tổng số khoảng 6,1 triệu khách hàng bị ảnh hưởng do bão và lũ lụt (tương ứng với tỷ lệ 98%).
Xuất cấp lương thực, vật tư, hóa chất khử khuẩn cho địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

Xuất cấp lương thực, vật tư, hóa chất khử khuẩn cho địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 15/9/2024, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký các quyết định xuất cấp lương thực, vật tư, trang thiết bị, hóa chất khử khuẩn từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Tập trung cao độ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Tập trung cao độ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Tại Nghị quyết 128/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ yêu cầu tiếp tục ưu tiên tối đa cho thúc đẩy tăng trưởng, tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3; điều tiết sản xuất, ổn định cung cầu các mặt hàng, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng...
Bộ Tài chính đề nghị đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi

Bộ Tài chính đề nghị đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi

Ngày 13/9, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc ký công điện số 03/CĐ-BTC gửi các cơ quan ban ngành, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị, tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính đề nghị đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi.
21 tỉnh, thành phố cần tổ chức ứng trực đê suốt ngày đêm

21 tỉnh, thành phố cần tổ chức ứng trực đê suốt ngày đêm

Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNT vừa có văn bản gửi 21 tỉnh thành phố về việc đảm bảo an toàn chống lũ của đê trong quá trình vận hành các trạm bơm tiêu.
Thủ tướng: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Thủ tướng: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận