Hội Lim năm 2024, Lễ hội lớn nhất vùng Kinh Bắc

Lễ hội Lim Xuân Giáp Thìn 2024 được tổ chức vào 2 ngày (12 và 13 tháng Giêng) tức ngày 21 - 22/2 tới đây với nhiều hoạt động đặc sắc.

Sáng 20/2, thông tin từ UBND huyện Tiên Du (Bắc Ninh), Lễ hội Lim Xuân Giáp Thìn 2024 được tổ chức vào 2 ngày (12 và 13 tháng Giêng năm Giáp Thìn) tức ngày 21 - 22/2 tới đây đã sẵn sàng.

Địa điểm tổ chức tại 3 xã thuộc tổng Nội Duệ xưa, nay là thị trấn Lim, xã Nội Duệ và xã Liên Bão. Trung tâm lễ hội là núi Hồng Vân (núi Lim) thuộc thị trấn Lim.

Trong đó, ngày 21/2 sẽ diễn ra phần lễ: Tổ chức Lễ dâng hương tại chùa Hồng Ân, lăng Tướng công Nguyễn Đình Diễn trên đồi Lim. Phần hội tại trung tâm đồi Lim sẽ tổ chức hát quan họ tại các lán trại quan họ (12 lán) và các trò chơi dân gian (Tổ tôm điếm, Thư pháp, hội thơ...).

Cũng tại phần hội năm nay sẽ tổ chức chương trình biểu diễn của Nhà hát Quan họ tại sân khấu chính của Lễ hội, bắn pháo hoa vào khoảng 22 giờ tối cùng ngày và nhiều hoạt động văn hóa ẩm thực, vui chơi giải trí...

Ở các khu vực khác cũng diễn ra nhiều hoạt động phong phú như thi cờ người, bóng chuyền hơi tại đình Lũng Giang, thi tổ tôm điếm tại đồi Lim...

Hội Lim năm 2024, Lễ hội lớn nhất vùng Kinh Bắc
Hội Lim có truyền thống từ rất lâu đời (Ảnh: ST)

Ngày 22/2, tổ chức rước sắc từ đình làng Lộ Bao sang Đình Cả và tế lễ dâng hương theo nghi thức truyền thống tại các đình, đền chùa ở các làng thuộc xã Nội Duệ, Liên Bão, thị trấn Lim.

Về phần hội, tại trung tâm quảng trường đồi Lim tổ chức hát giao lưu, hát đối đáp quan họ tại các lán trại quan họ và trên sân khấu chính phục vụ du khách. Bên cạnh đó là thi tổ tôm điếm, thư pháp, hội thơ.

Tối 22/2 sẽ diễn ra nhiều hoạt động như hát giao lưu, hát đối đáp quan họ tại các lán trại quan họ và trên sân khấu chính phục vụ du khách. Ngoài ra, chương trình văn nghệ do Nhà hát quan họ Bắc Ninh và Trung tâm Văn hoá - Thể thao huyện sẽ biểu diễn tại sân khấu chính của lễ hội.

Để đảm bảo an ninh trật tự, Công an huyện Tiên Du chủ trì phối hợp với các phòng nghiệp vụ của Công an tỉnh, Ban chỉ huy quân sự huyện, UBND thị trấn Lim, UBND xã Nội Duệ, Liên Bão xây dựng kế hoạch bảo đảm an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, lập phương án phân luồng giao thông, phòng chống các tệ nạn xã hội phục vụ lễ hội.

Hội Lim năm 2024, Lễ hội lớn nhất vùng Kinh Bắc
Hội Lim được duy trì trong suốt thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ cứu nước, hội Lim không được mở trong nhiều thập kỷ cho đến tận những năm sau đổi mới.

Nguồn gốc của Hội Lim

Lịch sử Hội Lim được truyền miệng lại với rất nhiều phiên bản khác nhau. Có quan niệm cho rằng: Hội Lim có nguồn gốc từ hội chùa, hội hát, liên quan đến tiếng hát của chàng Trương Chi mà dấu xưa để lại là hình vết dòng sông Tiêu Tương khá rõ ở các làng quê vùng Lim. Giả thuyết này căn cứ vào truyền thuyết Trương Chi – Mỵ Nương.

Hội Lim vốn có lịch sử rất lâu đời, và phát triển tới quy mô hội hàng tổng (tổng Nội Duệ). Trên cơ sở lễ hội truyền thống của các làng trong tổng Nội Duệ (bao gồm 6 xã phường: Nội Duệ (Đình Cả và Lộ Bao), Nội Duệ Khánh, Nội Duệ Nam, Lũng Giang, Xuân Ổ và phường hát cửa đình Tiên Du (sau là Duệ Đông) với nhiều nghi lễ rước, tế lễ và các hoạt động nghệ thuật dân gian hết sức phong phú. Như: hát trống quân, hát chèo, ca trù, hát tuồng và hát quan họ…, viên quận công Đỗ Nguyên Thụy – người thôn Đình Cả, Nội Duệ, xứ Kinh Bắc đã tự hiến nhiều ruộng vườn và tiền của cho tổng Nội Duệ trùng tu đình chùa, mở mang hội hè, gìn giữ thuần phong mỹ tục. Ông đã quy định lễ nhập tịch cầu phúc vào dịp tháng Giêng hàng năm, theo truyền thống “xuân thu nhị kỳ”. Như vậy, quận công Đỗ Nguyên Thụy là người có công phát triển từ lễ hội đình tế thần cầu phúc của các làng xã vùng Lim lên lễ hội hàng tổng Nội Duệ vào dịp mùa thu, tháng Tám, với những quy định chung, đồng thời ông cũng chính là người xây dựng bước đầu những lệ tục của lễ hội vào mùa xuân, tháng Giêng.

40 năm sau, vào nửa sau thế kỷ XVIII, cũng chính người làng Đình Cả, tướng công Nguyễn Đình Diễn lại tiếp tục phát triển và đổi mới hội Lim. Ông đã cấp ruộng và tiền cho hàng tổng để chuyển hội hàng tổng từ mùa thu tháng Tám sang hẳn mùa xuân tháng Giêng. Ông cũng bỏ tiền mua nửa quả núi Hồng Vân (tức núi Lim) để xây lăng mộ của mình trên đỉnh núi.

Hội Lim được duy trì trong suốt thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ cứu nước, hội Lim không được mở trong nhiều thập kỷ cho đến tận những năm sau đổi mới. Ngày nay, hội được mở vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Do được mở rộng cả về diện tích lẫn quy mô nên phải nói rằng hội Lim là một lễ hội lớn và được tổ chức công phu, hoành tráng.

Hội Lim Bắc Ninh thờ ai?

Không gian lễ hội lấy đồi Lim làm trung tâm, có chùa Lim – nơi thờ ông Hiếu Trung Hầu – người sáng lập tục hát Quan họ và diễn ra tại 3 địa phương bao quanh là: xã Nội Duệ, xã Liên Bão và thị trấn Lim. Hội Lim thường được kéo dài trong khoảng 3 ngày (từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng âm lịch hàng năm), trong đó ngày 13 là chính hội với nhiều hoạt động tập trung. Bởi vậy mà du khách cũng tập trung du lịch Bắc Ninh vào ngày 13 để có mặt tại hội Lim trong chính hội.

Hội Lim bắt đầu bằng một lễ rước. Thành phần đoàn rước là những người dân được mặc bộ lễ phục thời xưa với màu sắc sặc sỡ. Trong ngày lễ chính (ngày 13 tháng Giêng) với các nghi thức rước, tế lễ các thành hoàng các làng, các danh thần liệt nữ của quê hương tại đền Cổ Lũng, lăng Hồng Vân, lăng quận công Đỗ Nguyên Thụy, dâng hương cúng Phật, cúng bà mụ Ả ở chùa Hồng Ân. Ngoài phần lễ, hội còn có nhiều trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm… và đặc sắc hơn cả là phần hát hội.

Truyền thống xa xưa để lại một phong tục cuốn hút và say mê đặc biệt mà chỉ Bắc Ninh mới có, đó là các sinh hoạt văn hóa hát dân ca Quan họ – loại hình dân ca đã trở thành tài sản văn hóa chung của dân tộc. Hát dân ca Quan họ diễn ra từ ngày 12 tháng Giêng tại Lim (sân chùa Hồng Ân và các trại Quan họ) và khắp tại các chùa, đình. Hội hát Quan họ Bắc Ninh diễn ra ở bất cứ nơi đâu: trong nhà, trên sân đình, trước cửa chùa hay bồng bềnh trên những thuyền thúng giữa ao, hồ – dấu tích xưa của dòng Tiêu Tương đã một thời vang vọng tiếng hát Trương Chi làm say đắm nàng Mỵ Nương xinh đẹp. Chỉ cần nơi đó có các liền anh, liền chị.

Liền anh khăn xếp áo the, liền chị áo mớ ba mớ bẩy, nón thúng quai thao đến hẹn lại lên, gặp gỡ, đón tiếp nhau thân tình, nồng hậu, tinh tế và lịch lãm theo lề lối của người hát Quan họ, bằng làn điệu dân ca đạt tới trình độ nghệ thuật cao, là sự kết hợp nhuần nhuyễn, mê đắm của thơ cà và nhạc điệu nhằm bảy tỏ tình yêu trong sáng, hết lòng vì người kia, chung thủy một lòng ngóng chông của tình yêu đôi lứa. Nếu bạn có dịp được thưởng thức những khúc quan họ do chính những nghệ nhân mảnh đất Kinh Bắc hát, chắc hẳn sẽ là một trải nghiệm khiến bạn “nhớ mãi không quên”.

Lấy than, quạt nước, tiễn trà người xơi.

Trà này ngon lắm người ơi,

Người xơi một chén cho tôi bằng lòng.

Và đến lúc phải về, cuộc chia tay thật khó dứt, vì lời ca bao giờ cũng như níu chân khách lại:

Người ơi, người ở đừng về…

Hội Lim là một lễ hội truyền thống chắc chắn những người yêu thích du lịch hay cả những người yêu nét đẹp văn hóa dân tộc cũng nên trải nghiệm. Những áo mớ bảy mớ ba, nón ba tầm, quai thao, dải yếm lụa sồi, những ô lục soạn, khăn đóng, áo cặp the hoa gấm… như ẩn chứa cả sức sống mùa xuân của con người và tạo vật. Cách các ông, các bà tổ chức hội Lim cũng thật đặc biêt, mỗi biểu tượng, cử chỉ như mang trong mình thứ gì đó tinh tế lạ thường của ngừoi kinh Bắc. Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên mà Quan họ trở thành văn hóa phi vật thể, nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Công điện khẩn của Bộ Công Thương về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 để sớm cung cấp điện trở lại

Công điện khẩn của Bộ Công Thương về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 để sớm cung cấp điện trở lại

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có Công điện hỏa tốc số 6814/CĐ-BCT ngày 7 tháng 9 năm 2024, gửi các đơn vị về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 để sớm cung cấp điện trở lại.
Bộ Công Thương: Người dân không cần lo lắng, tích trữ quá nhiều hàng hoá

Bộ Công Thương: Người dân không cần lo lắng, tích trữ quá nhiều hàng hoá

Tính đến 19h ngày 7/9/2024, theo báo cáo của Bộ Công Thương, tình hình cung ứng hàng hóa thiết yếu lương thực, thực phẩm, xăng dầu cơ bản đảm bảo. Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, trong đó có lực lượng Quản lý thị trường tiếp tục bám sát, cập nhật tình hình để có chỉ đạo.
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thủ tướng nêu rõ tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đã đạt kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; yêu cầu phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của cả năm 2024, trong đó tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn để bù lại cho 3 năm trước của nhiệm kỳ.
Siêu thị tăng dự trữ, cung ứng dồi dào, đáp ứng nhu cầu người dân

Siêu thị tăng dự trữ, cung ứng dồi dào, đáp ứng nhu cầu người dân

Đánh giá nhu cầu mua hàng của người dân tăng cao khi mưa bão lớn, các doanh nghiệp đã chủ động tăng lượng dự trữ hàng hóa gấp 2-3 lần so với trước.
Hà Nội: Bảo đảm đủ nguồn thực phẩm thiết yếu trong mọi tình huống

Hà Nội: Bảo đảm đủ nguồn thực phẩm thiết yếu trong mọi tình huống

Sở Công Thương Hà Nội vừa ban hành văn bản số 4300/SCT-KHTCTH yêu cầu các đơn vị liên quan có phương án bảo đảm an toàn trong cung ứng, sử dụng điện cũng như cung ứng hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu.
Sơ tán trên 48 nghìn người dân khỏi khu vực lồng, bè trên biển

Sơ tán trên 48 nghìn người dân khỏi khu vực lồng, bè trên biển

Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNT vừa có cập nhật về tình hình diễn biến và công tác phòng chống bão số 3 tại các địa phương trên cả nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 8/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 8/2024

Sáng 7/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2024 với nhiều nội dung quan trọng.
Cảnh báo lũ quét, sạt lở và sụt lún đất do mưa lũ

Cảnh báo lũ quét, sạt lở và sụt lún đất do mưa lũ

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa đưa ra cảnh báo lũ quét, sạt lở và sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy tại các tỉnh Phú Thọ, Nghệ An, Kon Tum và Lâm Đồng.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận