Hơn 1.000 nghệ nhân ở Tây Nguyên biểu diễn cồng chiêng ngoài phố
Hơn 1.000 nghệ nhân được chia làm hai đoàn để diễu hành các tuyến phố chính của thành phố Pleiku như Hoàng Văn Thụ, Trần Phú, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Lê Lợi và quay về Quảng trường Đại Đoàn Kết. Tại những nơi đi qua, tiếng cồng chiêng âm vang, trầm bổng lan ra khắp không gian, điệu xoang nhịp nhàng, uyển chuyển nhanh chóng thu hút sự quan tâm của cả ngàn người dân, du khách tình cờ ngang qua. Tạo ấn tượng đẹp đối với du khách và người dân về giá trị nghệ thuật của không gian văn hóa cồng chiêng. Không khí rộn ràng, tiếng cồng chiêng vang vọng khắp các tuyến đường bởi các nghệ nhân hăng say biểu diễn.
Đưa cồng chiêng từ các ngôi làng ra phố, gần hơn với công chúng cũng là cách mà các tỉnh Tây Nguyên hướng đến bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Thông qua lễ hội sẽ góp phần tạo môi trường thuận lợi để giao lưu văn hóa, tăng thêm sự đoàn kết, hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau giữa nhân dân các dân tộc trong tỉnh Gia Lai và cộng đồng các dân tộc đang sinh sống tại các tỉnh Tây Nguyên.
Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai 2023 gồm một chuỗi các hoạt động kéo dài từ ngày 11 đến 19/11, mở rộng không gian từ TP. Pleiku đến các huyện lân cận như: Ia Grai, Chư Păh. Dù đầy ắp các sự kiện hấp dẫn nhưng người dân và du khách vẫn có thể trải nghiệm trọn vẹn từng hoạt động. Song song với Festival Văn hóa cồ/g chiêng là Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya (diễn ra trong 3 ngày trọng điểm từ 10 đến 12/11). Khách có thể hòa vào “miền mơ tưởng” cùng các lễ hội Tây Nguyên trong Festival Văn hóa cồng chiêng, sau đó “lên non tìm động hoa vàng” Chư Đang Ya để đắm chìm trong thiên nhiên hùng vĩ, sống trong một miền mơ tưởng khác của mùa lễ hội Tây Nguyên.
Chuỗi sự kiện trong Tuần Văn hóa-Du lịch cũng là cơ hội để Gia Lai quảng bá, giới thiệu tiềm năng và sản phẩm du lịch gắn với di sản văn hóa, thiên nhiên. Đặc biệt, các lễ hội gắn với với đặc trưng riêng có của vùng đất như: núi lửa Chư Đang Ya, thuyền độc mộc gắn dòng Pô Cô huyền thoại hay giải chạy qua những thắng cảnh nổi bật… được kỳ vọng sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch mới, đầy sức hút của Gia Lai. Nhất là dịp này, ngành du lịch các tỉnh phía Bắc tổ chức hội nghị xúc tiến điểm đến du lịch liên vùng giữa Ninh Bình, Hà Nội và các tỉnh Tây Nguyên tại phố núi Pleiku.
Hàng chục doanh nghiệp lữ hành của Gia Lai và các tỉnh, thành phố sẽ có các chuyến khảo sát, trải nghiệm lễ hội văn hóa đặc trưng trong Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai. Theo ông Nguyễn Đức Hoàng-Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, đây là cơ hội rất lớn để Gia Lai nói riêng, các tỉnh Tây Nguyên nói chung giới thiệu thế mạnh về du lịch văn hóa đến các thị trường lớn khu vực phía Bắc.
Cùng chuyên mục
Tin khác

Năm 2045, Măng Đen trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng tầm cỡ khu vực

Nhiều hoạt động văn hóa - ẩm thực thú vị trong Tuần lễ ẩm thực Hàn Quốc 2023

Sắp diễn ra ngày hội "Đại ngàn Tây Nguyên - Tinh hoa hội tụ"

Nhiều hoạt động diễn ra trong Lễ hội hoa anh đào Điện Biên Phủ 2024

Khách du lịch đến Ninh Thuận đạt 200% so với kế hoạch

LHP Việt Nam lần thứ XXIII: Cuộc tranh tài của những bộ phim hấp dẫn

Đang diễn ra “Ngày hội sản phẩm Quảng Trị tại Hà Nội năm 2023”

Việt Nam trúng cử thành viên của Ủy ban Di sản Thế giới với số phiếu ủng hộ rất cao
Đọc nhiều / Mới nhận

Ban hành quy định số hiệu công chức làm việc tại cơ quan Quản lý thị trường các cấp

11 quy định đối với thí sinh thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức

Chi bộ Thanh tra - Pháp chế, Nghiệp vụ- Tổng hợp cục QLTT Hưng Yên tổ chức sinh hoạt định kỳ tháng 12 năm 2023

Việt Nam thực hiện thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với Myanmar, Philippines theo Hiệp định RCEP
