Không để thiếu hàng hoá thiết yếu sau bão số 3, kể cả những nơi bị cô lập

Đến 9h sáng 9/9, hệ thống phân phối bán lẻ nhiều địa phương bị ảnh hưởng, nhiều nơi bị cô lập. Mục tiêu lớn nhất là không để thiếu hàng hoá thiết yếu sau bão.

Sáng ngày 9 tháng 9 năm 2024, Vụ Thị trường trong nước đã tổ chức họp nắm bắt tình hình cung ứng, giá cả hàng hàng hóa và công tác điều phối thị trường hàng hóa tại các tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng sau Bão số 3 năm 2024. Qua thị sát tại 3 tỉnh/thành phố trên và báo cáo nhanh của đại diện Sở Công Thương các địa phương chịu ảnh hưởng bởi Bão số 3, Tình hình thị trường hàng hóa tại một số tỉnh/thành phố như sau:

Tình hình thị trường hàng hóa tại một số tỉnh/thành phố

Hà Nội: Hoạt động thương mại tại thành phố Hà Nội sáng ngày 9/9/2024 diễn ra bình thường, hàng hóa đảm bảo cung cấp đầy đủ cho người dân. Mặt hàng rau xanh ăn lá ngoài chợ truyền thống có tăng so với thời điểm trước bão.

Quảng Ninh: Do mưa trên địa bàn tỉnh đã ngớt, chỉ mưa nhỏ một vài khu vực, hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh đã diễn ra bình thường, giá cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm cơ bản ổn định, không có sự thay đổi nhiều về giá; các cửa hàng xăng dầu vẫn cung cấp hàng đảm bảo, đáp ứng nhu cầu người dân. Một số siêu thị, chợ bị tốc mái đang trong thời gian vừa mở cửa bán hàng và khắc phục sau bão.

Hải phòng: Qua nắm bắt thông tin và báo cáo từ các hệ thống phân phối bán lẻ, cửa hàng xăng dầu trên địa bàn thành phố, sáng ngày 8/9/2024, cơ bản các điểm bán đã mở cửa hoạt động bình thường phục vụ nhân dân, cụ thể:

Hệ thống chợ: Do hệ thống các chợ trên địa bàn xây dựng từ lâu, nhiều chợ xuống cấp, qua báo cáo nhanh của các đơn vị, trên 90% các chợ (trên tổng số 156 chợ) bị ảnh hưởng, các chợ bị ảnh hưởng nặng chủ yếu là các công trình chợ bị xuống cấp như chợ Con, chợ Đôn, chợ An Dương hoặc các chợ xây dựng tạm, bán kiên cố, có cốt nền thấp tại các khu vực huyện ngoại thành. Một số chợ bị bung, lật một số mái tôn gây dột cục bộ, vỡ kính thủy lực, cây đổ cản trở lối vào các chợ, tại một số chợ bà con tiểu thương dọn hàng ra bán như chợ Con, chợ Cột Đèn, tuy nhiên sức mua kém, giá cả hàng hóa như mỳ tôm, bánh mỳ, các loại rau tại chợ tăng 15-20% so với ngày thường… Hầu hết tại các chợ, Ban Quản lý chợ cùng bà con tiểu thương đang tích cực khắc phục ảnh hưởng do bão và thực hiện vệ sinh môi trường xung quanh chợ.

Không để thiếu hàng hoá thiết yếu sau bão số 3, kể cả những nơi bị cô lập

Đối với chợ đầu mối rau quả của Công ty TNHH Phương Nghĩa, chủ yếu hoạt động vào đêm và sáng sớm, ngày 8/9/2024 -9/9/2024, nhiều hộ tiểu thương kinh doanh các mặt hàng rau củ quả đã nghỉ kinh doanh để đảm bảo an toàn.

Hệ thống siêu thị: Theo báo cáo của hệ thống các siêu thị, điểm bán lẻ: bước đầu có ảnh hưởng thiệt hại của cơn bão số 3 như: bay mái tôn, bật vách, rơi biển hiệu, vỡ cửa kính, hỏng cửa cuốn, cây xanh đổ gần khu vực cửa hàng và hiện các đơn vị đang tích cực dọn dẹp, khắc phục. Việc vận chuyển hàng hóa đến các điểm bán bị chậm do cây đổ, tình hình giao thông gặp khó khăn, một số tuyến đường bị ngập. Sáng ngày 9/9/2024, cơ bản các điểm bán đã mở cửa bán hàng bình thường, đảm bảo hàng hóa phục vụ người dân; còn một số các điểm bán hàng bị mất điện (không có máy phát), vẫn mở cửa bán hàng đồng thời tiếp tục khắc phục sự cố do mưa bão gây ra (Siêu thị MM Mega Market ước tính thiệt hại 268 triệu đồng gồm: Cửa kho tạm nhà xe hư hỏng, Cột cờ hư hỏng, Mái nhà chòi bảo vệ cổng hư hỏng, Cổng lối vào bị hư hỏng nặng, khu vực camera, tấm che quảng cáo, biển quảng cáo…; Trung tâm bách hóa và siêu thị Aeon Lê Chân bị sập toàn bộ cửa vào khu giao nhận của siêu thị). Tuy nhiên, lượng khách hàng vào mua sắm các hàng hóa thiết yếu tại siêu thị không tăng so với ngày thường, khách hàng chủ yếu vào mua bánh mỳ, sữa và các đồ ăn sẵn, đồng thời tranh thủ sạc các thiết bị điện cho gia đình vì toàn bộ khu vực thành phố đều mất điện từ ngày 7/9/2024.

Nguồn hàng tại các siêu thị khá dồi dào, phong phú và giá cả sau bão không thay đổi so với ngày thường.

Trên địa bàn thành phố bị mất điện và mất nước từ ngày 7/9/2024, lên nhiều mặt hàng sạc dự phòng, quạt tích điện, nước đóng chai, các loại mỳ, bánh mỳ, bim bim, sữa tại các cửa hàng và các siêu thị, sức mua tăng đột biến (tăng trên 250% so với ngày thường).

Tối ngày 8/9/2024, nhiều hàng ăn uống tại khu vực nội thành đã mở cửa phục vụ nhu cầu khách hàng, theo ghi nhận tại nhiều cửa hàng bán đồ ăn, lượng khách đến mua hàng tăng trên 200% so với ngày thường.

Không để thiếu hàng hoá thiết yếu sau bão số 3, kể cả những nơi bị cô lập

Đến sáng ngày 9/9/2024, nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố đã có điện, nước và mạng di động, hoạt động kinh doanh buôn bán của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và cửa hàng đã bắt đầu trở lại.

Hệ thống cửa hàng xăng dầu: Theo báo cáo của các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối có hệ thống nhiều cửa hàng trên địa bàn thành phố, nhiều cửa hàng trên địa bàn thành phố có thiệt hại về tài sản, cụ thể như: đa số các cửa hàng đều bị tốc một phần mái che cột bơm, rơi biển thương hiệu, biển giá, vỡ cửa kính, bay cửa cuốn. Có cửa hàng bị đổ nghiêng cột bơm, đổ tường rào, tường nhà..hoặc những mái tôn nhà dân xung quanh rơi vào làm hỏng mái cửa hàng xăng dầu… Sáng sớm ngày 8/9, các Công ty đã thực hiện dọn dẹp, khắc phục hậu quả sau bão. Hiện nay, một số các cửa hàng bán lẻ xăng dầu đảm bảo an toàn vẫn hoạt động, một số cửa hàng đang tạm dừng bán hàng do: mất điện lưới, đang chờ cơ quan điện lực xử lý, đang liên hệ cơ quan chức năng để xử lý sự cố đứt đường dây điện, dọn dẹp cây đổ, khắc phục hư hại tốc mái cột bơm, gãy mái hiên tại cửa hàng. Một số cửa hàng chỉ thanh toán được bằng tiền mặt do mất tín hiệu viễn thông. Các cửa hàng đã chuẩn bị đầy đủ hàng hoá, sẵn sàng để phục vụ nhân dân sau bão. Hệ thống các kho xăng dầu tại Hải Phòng (gồm 9 tổng kho với sức chứa 450.000 m3) cam kết cung ứng đủ hàng phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn thành phố.

Một số cửa hàng xăng dầu mặt nước cũng đã bị hư hỏng trang thiết bị trên tàu do sóng to, gió lớn, nhiều bảng biển hiệu trên tàu cũng bị cuốn bay.

Theo số liệu cập nhật, có trên 85% số lượng cửa hàng xăng dầu mặt đất và mặt nước (trên tổng số 250 cửa hàng) bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, 60-65% các cửa hàng đã khắc phục được sự cố và tiếp tục hoạt động kinh doanh từ ngày 7/9/2024, đối với các cửa hàng còn lại dự kiến thời gian khắc phục từ 2-3 ngày để tiếp tục kinh doanh.

Bắc Giang: Do ảnh hưởng của bão số 3, đến 13 giờ ngày 8/9/2024, nhiều xã, thị trấn trên địa bàn huyện Sơn Động bị chia cắt do nước lũ dâng cao, Lãnh đạo tỉnh và đại diện các sở, ngành đã đi kiểm tra thực tế và có các chỉ đạo cụ thể; vướng mắc hiện nay chủ yếu là ngập một số tuyến đường giao thông, mất điện. Do là huyện miền núi, làm nông lâm nghiệp nên lương thực, thực phẩm người dẫn cũng có sự chủ động dự trữ; trong một vài ngày. Hoạt động cung ứng hàng hóa được đảm bảo, diễn ra bình thường, giá cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm cơ bản ổn định, không có sự thay đổi nhiều về giá; các cửa hàng xăng dầu vẫn cung cấp hàng đảm bảo, đáp ứng nhu cầu người dân, doanh nghiệp và công tác khắc phục sau bão số 3. Chính quyền cấp xã thường xuyên nắm bắt tình hình, sẽ có sự hỗ trợ lương thực thực phẩm của người dân trong bản, làng và chính quyền cơ sở (nếu cần); người dân trong khu vực bị cô lập sẽ không xảy ra thiếu hàng hóa, lương thực, thực phẩm.

Sơn La: Theo báo cáo nhanh của các địa phương, ngày 8/9/2024, do ảnh hưởng của cơn Bão số 3 một số huyện tại tỉnh Sơn La như: Mộc Châu, Vân Hồ, Mường La, Phù Yên, Bắc Yên, Sốp Cộp… có mưa vừa, mưa to đến rất to và dông. Mưa lớn khiến mực nước ở các sông, suối dâng cao, gây ra ngập úng, sạt lở tại nhiều nơi, làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, hư hỏng các công trình, tài sản của người dân.

Hiện tại lực lượng chức năng cùng nhân dân địa phương đang cùng thu dọn và khắc phục hậu quả của cơn bão.

Hoạt động thương mại vẫn diễn ra bình thường, giá cả các mặt hàng thiết yếu cơ bản ổn định, không có sự thay đổi nhiều về giá (Thực phẩm tươi sống giá tăng nhẹ); các cửa hàng xăng dầu vẫn cung cấp hàng đảm bảo.

Bắc Kạn: Tỉnh Bắc Kan hiện nay đang mưa, có nơi mưa rất to, lũ Sông Cầu đang lên, một số tuyến đường giao thông đi các huyện bị sạt lở, phương tiện giao thông không lưu thông được. Đến thời điểm hiện tại các chợ, siêu thị, nhà phân phối; các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh vẫn đảm bảo an toàn, chưa có thiệt hại do ảnh hưởng của báo số 3. Giá cả hàng hóa thiết yếu ổn định, không có hiện tượng đầu cơ, tăng giá bất hợp lý.

Hà Giang: Trên địa bàn tỉnh Hà Giang vẫn cơ bản đảm bảo lưu thông hàng hoá, giá cả các mặt hàng cơ bản ổn định, các cửa hàng kinh doanh xăng dầu vẫn đảm bảo cung ứng nhu cầu người dân. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, trên địa bàn tỉnh Hà Giang có mưa vừa và to trên diện rộng, nếu tiếp tục kéo dài có nguy cơ gây sạt lở tại một số tuyến đường đến các các huyện như: Hoàng Su Phì, Xín Mần.

Tuyên Quang: Hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh diễn ra bình thường, giá cả hàng hóa ổn định, đảm bảo đầy đủ cung cấp cho người dân. Tuy nhiên mặt hàng rau xanh và thực phẩm tươi sống có tăng nhẹ do mưa dài ngày.

Nam Định: Nam Định mọi hoạt động đã trở lại bình thường, giá cả hàng hoá ổn định , riêng mặt hàng rau xanh tăng nhẹ.

Hải Dương : Thị trường ổn định, không bị chia cắt, hàng hoá cung ứng đầy đủ, giá cơ bản ổn định. Tuy nhiên, do một số địa phương vẫn bị mất điện nên các của hàng xăng phải chạy máy phát và ko xuất hoá đơn điện tử đc.

Cao Bằng: Hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh đã diễn ra bình thường, giá cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm cơ bản ổn định, không có sự thay đổi nhiều về giá; các cửa hàng xăng dầu vẫn cung cấp hàng đảm bảo, đáp ứng nhu cầu người dân, doanh nghiệp.

Điện Biên: Điện Biên đang có mưa trên diện rộng. Theo thông tin từ các địa phương đến thời điểm này 01 điểm bị sạt lở nhẹ trên tuyến Quốc lộ 12 Chính quyền địa phương đang chỉ đạo xử lý, khắc phục. Hoạt động thương mại vẫn diễn ra bình thường.

Yên Bái: Hiện tại trung tâm tỉnh đã tạnh mưa, nhưng do nước sông Hồng dâng nên 3 điểm kinh doanh xăng dầu bị ngập. Tình hình hoạt động thương mại vẫn bình thường.

Hòa Bình: Tỉnh Hòa Bình không bị ảnh hưởng nhiều, chỉ có mưa to, hoạt động thương mại, cửa hàng xăng dầu và lưu thông hàng hóa bình thường; giá cả ổn định.

Lai Châu: Hoạt động thương mại diễn ra bình thường.

Một số nhiệm vụ triển khai tiếp theo

Triển khai Báo cáo nhanh và xin ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng:

Phân công Tổ công tác của Vụ trong ngày 9/9/2024 thường trực tại tỉnh Quảng Ninh và Hải phòng nắm bắt tình hình thị trường và phối hợp với địa phương triển khai kịp thời các biện pháp khắc phục thiệt hại sau Bão.

Công văn hỏa tốc gửi các địa phương chịu ảnh hưởng bởi Bão số 3 năm 2024 đề nghị báo cáo thường xuyên, liên tục công tác phối hợp cung ứng hàng hóa thiết yếu, xăng dầu và đề xuất kiến nghị gửi Bộ Công Thương kịp thời phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để điều phối, chỉ đạo khắc phục thiệt hại sau Bão đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm cho các tỉnh/thành phố chịu ảnh hưởng bởi Bão số 3 năm 2024, đặc biệt là khu vực miền núi phía Bắc bị sạt lở, chia cắt.

Tiếp tục theo dõi, bám sát, cập nhật tình hình thị trường hàng hóa tại các tỉnh/thành phố chịu ảnh hưởng bởi Bão số 3 năm 2024 để có chỉ đạo kịp thời.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng Chính phủ tham dự Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Lào

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng Chính phủ tham dự Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Lào

Sáng ngày 9/1/2025, tại thủ đô Viêng Chăn, Lào, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào.
Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1/2025

Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1/2025

Theo đó, xăng E5RON92 có giá niêm yết mới không cao hơn 20.431 đồng/lít (tăng 374 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 588 đồng/lít; xăng RON95-III có giá không cao hơn 21.019 đồng/lít (tăng 273 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành.
Bộ Công Thương đứng đầu các Bộ về Chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp năm 2024

Bộ Công Thương đứng đầu các Bộ về Chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp năm 2024

Với 83,15 điểm, tăng 6,6% so với năm 2023, Bộ Công Thương đứng đầu các Bộ về chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp năm 2024.
Thương mại điện tử tiếp tục duy trì tăng trưởng 18-25%/năm

Thương mại điện tử tiếp tục duy trì tăng trưởng 18-25%/năm

Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng, đạt mức 18 - 25% mỗi năm. Năm 2024, quy mô thị trường TMĐT sớm vượt mốc 25 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2023, chiếm tỷ trọng khoảng 9% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo loạt giải pháp phát triển nhân lực điện hạt nhân

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo loạt giải pháp phát triển nhân lực điện hạt nhân

Sáng 2/1 tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì hội nghị phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân.
Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành đầu tiên của năm 2025

Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành đầu tiên của năm 2025

Liên Bộ Công thương - Tài chính vừa công bố giá bán lẻ xăng dầu từ 15 giờ ngày 2/1. Tại kỳ điều hành giá xăng dầu đầu tiên của năm 2025, giá các mặt hàng nhiên liệu đồng loạt tăng nhẹ.
Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Chiều 28/12, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp triển khai văn bản chỉ đạo số 9600/VPCP-CN ngày 26 tháng 12 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc trình điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
Chỉ thị của Bộ Công Thương về đẩy mạnh tiêu thụ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam

Chỉ thị của Bộ Công Thương về đẩy mạnh tiêu thụ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam

Ngày 26/12/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ký ban hành Chỉ thị số 16/CT-BCT về việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận