Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Singapore tăng trưởng vượt bậc

Thương vụ Việt Nam tại Singapore dẫn số liệu thống kê của Cơ quan quản lý doanh nghiệp Singapore cho biết, trong tháng 8 năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore với thế giới đạt hơn 106 tỷ SGD, tăng 3,12% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó xuất khẩu đạt hơn 55,9 tỷ SGD, tăng 4,38% và nhập khẩu hơn 50,12 tỷ SGD, tăng 1,76%.

Trong kim ngạch hàng xuất khẩu, hàng hoá có xuất xứ từ Singapore đạt hơn 24 tỷ SGD (tăng 3,91%) và hàng hoá có xuất xứ từ nước thứ 3 đạt hơn 31,86 tỷ SGD (tăng 4,73%), chiếm lần lượt 43% và 57% tổng kim ngạch xuất khẩu của Singapore.

Tính chung cả 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore với thế giới đạt hơn 849,6 tỷ SGD, tăng 7,59% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó xuất khẩu hơn 445,8 tỷ SGD (tăng 6,69%) và nhập khẩu hơn 403,78 tỷ SGD (tăng 8,6%).

Trong 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Singapore với phần lớn các đối tác lớn nhất (12/15 đối tác) tăng trưởng Dương so với cùng kỳ 2023, một số đối tác có kim ngạch tăng mạnh như Đài Loan (tăng 24,93%); Hong Kong (tăng 15,36%), Thái Lan (tăng 12,64%)… Trung Quốc, Malaysia, Mỹ và Đài Loan là 4 đối tác thương mại lớn nhất của Singapore với tổng kim ngạch thương mại lần lượt là: 111,62 tỷ SGD; 92,3 tỷ SGD; 87 tỷ SGD và 74,2 tỷ SGD.

Sau 8 tháng đầu năm 2024, Việt Nam giữ vị trí là đối tác thương mại lớn thứ 12 của Singapore, với kim ngạch thương mại hai chiều hơn 21 tỷ SGD, tăng 8,47%.

Tổ chức cắt băng khai trương Gian hàng Việt Nam tại Hội chợ triển lãm Seafood Expo Asia 2024 ngày 4/9/2024 tại MBS Singapore

Về nhập khẩu: Trong 8 tháng đầu năm 2024, các thị trường nhập khẩu chính của Singapore là Đài Loan, Trung Quốc, Mỹ, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản... Việt Nam hiện đứng thứ 18 trong số các đối tác nhập khẩu lớn nhất của Singapore (vươn lên 1 bậc so với tháng trước). 12/20 đối tác nhập khẩu của Singapore có kim ngạch NK tăng trưởng dương, một số đối tác có mức tăng cao như Đài Loan (tăng 31,14%); Australia (35,85%); Ấn Độ (25,87%).... Đài Loan tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch hơn 53,9 tỷ SGD, tăng 31,14%. Tiếp theo sau là Trung Quốc (thứ 2) và Mỹ (thứ 3) với kim ngạch lần lượt là 49,97 tỷ SGD (giảm 1,02%) và 49,42 tỷ SGD (tăng 9,36%). Việt Nam là thị trường nhập khẩu lớn thứ 18 của Singapore với kim ngạch hơn 5,58 tỷ SGD (tăng 31,1%).

Kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam và Singapore tại Singapore, ngày 5/9/2024

Về xuất khẩu: Trong 8 tháng đầu năm 2024, các thị trường xuất khẩu chính của Singapore là Trung Quốc, Hong Kong, Malaysia với kim ngạch lần lượt đạt kim ngạch 61,6 tỷ SGD (tăng 10.62%), 47,87 tỷ SGD (tăng 14,78%) và 46,95 tỷ SGD (tăng 17,67%)…Việt Nam là thị trường xuất khẩu thứ 9 của Singapore với kim ngạch hơn 15,48 tỷ SGD (tăng 2,11%).

Trong tháng 8/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Singapore đạt gần 2,74 tỷ SGD, tăng 4,89% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore đạt mức tăng trưởng 58,4%, cao nhất kể từ giữa năm 2022 tới nay, với giá trị 876,3 triệu SGD; kim ngạch nhập khẩu giảm 9,49%, đạt hơn 1,86 tỷ SGD.

Thương vụ Việt Nam tại Singapore tổ chức hội nghị kết nối giao thương ngành hàng rau trái cây giữa các doanh nghiệp Singapore và Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8/2024

Trong cơ cấu hàng hoá từ Singapore xuất sang Việt Nam, hàng hoá có xuất xứ Singapore tăng 19,53%, đạt hơn 600,6 triệu SGD; trong khi hàng hoá từ nước thứ 3 thông qua Singapore xuất sang Việt Nam (chiếm 68% kim ngạch xuất khẩu) giảm 18,87% đạt hơn 1,26 tỷ SGD. Mặc dù mức thâm hụt giữa NK và XK hơn 986 triệu SGD, song nếu chỉ tính riêng cán cân thương mại giữa hàng hóa Việt Nam và hàng hóa có xuất xứ Singapore thì Việt Nam xuất siêu gần 275,7 triệu SGD.

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Singapore đạt hơn 21 tỷ SGD, tăng 8,47 % so với cùng kỳ năm 2023, trong đó xuất khẩu tăng mạnh ở mức 31,1%, đạt hơn 5,58 tỷ SGD và nhập khẩu hơn 15,47 tỷ SGD, tăng 2,11%.

Xét về xuất xứ hàng hóa, thì hàng tạm nhập tái xuất qua Singapore vào Việt Nam chiếm gần 70,03% tổng kim ngạch hàng xuất khẩu từ Singapore vào Việt Nam, tương đương 10,84 tỷ SGD. Trong khi đó, nếu tính riêng hàng hóa có xuất xứ từ Singapore, thì Việt Nam xuất siêu khoảng 944,78 triệu SGD.

Về nhóm ngành hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore

Trong tháng 8/2024, cả 3 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Singapore tăng rất mạnh, thậm chí đột biến, cụ thể: nhóm Máy móc, thiết bị, điện thoại di động, linh kiện và phụ tùng các loại (tăng 21,39%); Lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng của các loại máy trên (tăng 150%); Xăng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ (tăng 870%). Một số nhóm ngành xuất khẩu khác cũng có mức tăng trưởng rất mạnh như: Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh (tăng hơn 177%); Bưu phẩm (tăng gần 26 lần)... Ở chiều ngược lại, một số nhóm có mức sụt giảm khá mạnh là Gạo và ngũ cốc (giảm 46,12%); Da, các sản phẩm từ da và túi du lịch các loại (giảm 34,6%)…

Về nhóm ngành hàng nhập khẩu từ Singapore vào Việt Nam:

Mặc dù chứng kiến sự tăng mạnh của một số nhóm như Chì và các sản phẩm làm bằng chì (tăng 75 lần), dược phẩm (tăng 2,45 lần); tuy nhiên sự sụt giảm mạnh của 2 nhóm nhập khẩu chủ lực là Máy móc, thiết bị, điện thoại di động, linh kiện và phụ tùng các loại (giảm 20,35%) và nhóm Lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng của các loại máy trên (giảm 29,72%) là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm tổng kim ngạch nhập khẩu từ Singapore vào Việt Nam trong tháng 8.

Theo ông Cao Xuân Thắng, Tham tán thương mại, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Singapore, tình hình thương mại trong tháng 8/2024 của Singapore với thế giới vẫn duy trì sự hồi phục tích cực khi cả 3 chỉ tiêu tổng kim ngạch 2 chiều và kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đều tăng trưởng dương (lần lượt là 3,12%, 4,38% và 1,76%).

Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Singapore trong tháng 8/2024 tiếp tục mạch tăng trưởng tích cực, đặc biệt là chiều xuất khẩu sang Singapore đạt mức tăng trưởng cao nhất từ cuối năm 2022 tới nay (58,4%) với động lực từ các ngành sản xuất điện tử và máy móc, thiết bị. Mức tăng trưởng này đã đưa Việt Nam lên trên một bậc, trở thành đối tác xuất khẩu lớn thứ 18 vào Singapore; góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Singapore 8 tháng đầu năm 2024 đạt tăng trưởng vượt bậc với mức tăng 31.10% so với cùng kỳ năm 2023.

Tuy nhiên, trong tháng 8, cũng chứng kiến sự sụt giảm nhập khẩu từ Singapore vào Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu giảm 9,49%, trong khi hàng hoá từ nước thứ 3 thông qua Singapore xuất sang Việt Nam (chiếm 68% kim ngạch xuất khẩu) giảm tới 18,87%. Đặc biệt ở ba nhóm ngành hàng quan trọng: Máy móc, thiết bị, điện thoại di dộng, linh kiện và phụ tùng các loại (HS 85) giảm 20.35%; Lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng của các loại máy trên (HS 84) giảm 29.72%; Nhựa và các sản phẩm từ nhựa (HS 39) giảm 18.90% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là các nhóm ngành hàng phục vụ sản xuất công nghiệp, từ dấu hiệu này dự đoán tình hình có thể khó khăn trong thời gian tới, nhất là khối doanh nghiệp FDI.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tốt hơn, Thương vụ sẽ tiếp tục cập nhật thôn tin địa bàn, tình hình, cơ chế, chính sách của sở tại; hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam kết nối giao thương, trưng bày hàng hóa, quảng bá thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm, tăng sự hiện diện của hàng hóa Việt Nam tại địa bàn; hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Singapore; hỗ trợ các đoàn công tác từ Singapore vào Việt Nam tìm kiếm nguồn hàng, xúc tiến đầu tư công nghiệp, thương mại và dịch vụ vào Việt Nam.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ có xuất xứ từ Thái Lan, Trung Quốc

Điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ có xuất xứ từ Thái Lan, Trung Quốc

Ngày 25 tháng 9 năm 2024, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2549/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) đối với một số sản phẩm ván sợi gỗ có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được phân loại theo các mã HS 4411.12.00, 4411.13.00, 4411.14.00, 4411.92.00, 4411.93.00 và 4411.94.00 (mã vụ việc: AD21).
Trung Quốc tung gói kích thích kinh tế: Giá kim loại đồng loạt tăng mạnh

Trung Quốc tung gói kích thích kinh tế: Giá kim loại đồng loạt tăng mạnh

Kết thúc ngày giao dịch 24/9, tất cả các mặt hàng kim loại đồng loạt tăng giá nhờ sự hỗ trợ của yếu tố vĩ mô, đặc biệt là động thái kích thích kinh tế của Trung Quốc.
Cuộc họp cấp Bộ trưởng Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF)

Cuộc họp cấp Bộ trưởng Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF)

Ngày 24 tháng 9 năm 2024, tại Trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã tham dự cuộc họp cấp Bộ trưởng các nước tham gia Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF) theo hình thức trực tuyến.
Phát động các Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp

Phát động các Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp

Ngày 25/9, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức Lễ phát động “Giải thưởng Hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng năm 2024; Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”.
Algeria ấn định giá trần cà phê và biên độ lợi nhuận đối với nhà nhập khẩu

Algeria ấn định giá trần cà phê và biên độ lợi nhuận đối với nhà nhập khẩu

Trước tình hình giá cà phê tăng cao, Chính phủ Algeria đã ban hành nghị định số 24-279 ngày 20/8/2024 quy định giá trần đối với cà phê tiêu thụ và biên độ lợi nhuận trần khi nhập khẩu cũng như phân phối, bán buôn và bán lẻ mặt hàng này trên thị trường sở tại.
Hội nghị Tham vấn cấp Bộ trưởng kinh tế giữa ASEAN và các đối tác

Hội nghị Tham vấn cấp Bộ trưởng kinh tế giữa ASEAN và các đối tác

Trong vai trò nước điều phối quan hệ kinh tế ASEAN – EU, tại Hội nghị tham vấn Bộ trưởng Kinh tế ASEAN – EU, Việt Nam đã trình bày báo cáo của Nhóm công tác về Thương mại và Đầu tư ASEAN-EU trong đó đáng chú ý là việc khởi động nghiên cứu chung về chính sách thương mại số, thương mại điện tử ASEAN-EU. Các Bộ trưởng đã thông qua các kiến nghị này.
Phát triển điện hạt nhân: Kinh nghiệm từ Canada

Phát triển điện hạt nhân: Kinh nghiệm từ Canada

Năng lượng hạt nhân được Chính phủ Canada coi là một cấu phần quan trọng trong chiến lược đa dạng hoá năng lượng; là nguồn năng lượng sạch và bền vững và có khả năng đảm bảo cho nhu cầu năng lượng hiện nay và tương lai của Canada.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận