‘Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2023’ có gì hấp dẫn

Đến với lễ hội, cùng với trang phục áo dài, nhân dân Thủ đô và khách tham quan sẽ được dịp "xuyên không" về với những dấu son huy hoàng của lịch sử Thăng Long nghìn năm văn hiến và cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp lịch sử của tà áo dài.

Sự kiện “Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2023” diễn ra từ ngày 27-29/10, tại Phố đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận do Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ TP. Hà Nội tổ chức.

hướng tới mục tiêu phát triển và quảng bá du lịch Thủ đô gắn liền với quảng bá du lịch Việt Nam; bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; khai thác, tôn vinh tà áo dài truyền thống của dân tộc Việt Nam làm nguồn sáng tạo, là sản phẩm của các loại hình du lịch đặc sắc, hấp dẫn và hiệu quả. Sự kiện còn tạo cơ hội quảng bá, giới thiệu, giao lưu, hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch của Hà Nội với các nghệ nhân, nhà thiết kế thời trang áo dài.

Lễ khai mạc với chủ đề "Khám phá nét son Hà Nội", truyền tải tinh thần thời đại và tình yêu với tà áo dài trong cộng đồng. Không gian sân khấu khai mạc được thiết kế như một chuyến tàu lịch sử, nối dài từ quá khứ - hiện tại – tương lai.

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại ‘Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2023’ - Ảnh 2.

Phần trình diễn các bộ sưu tập áo dài của các nhà thiết kế nổi tham gia Lễ hội. Ảnh: VGP/TL

Tại lễ khai mạc, khán giả sẽ được chiêm ngưỡng các bộ sưu tập áo dài của các nhà thiết kế đến từ khắp mọi miền Tổ quốc như: Viết Bảo, Quang Hòa, Cao Minh Tiến, Ngọc Hân, Thanh Hải, Ỷ Vân Hiên, Dũng Nguyễn, Hoàng Ly, Vũ Thảo Giang và nhiều thương hiệu áo dài như OZ Design House, áo dài La Sen Vũ, Thời trang Tí Hon…

Trong khuôn khổ lễ hội còn có nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc như: Đêm nhạc "Sắc màu Hà Nội" diễn ra vào tối 28/10 tại khu vực Vườn hoa đền Bà Kiệu; Không gian triển lãm, gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm diễn ra từ ngày 27-29/10; Không gian triển lãm tư liệu ảnh gồm các biển hộp đèn tái hiện bằng hình ảnh áo dài trong đồi sống gắn với di sản Hà Nội, được sắp đặt trên trục vỉa hè đường Đinh Tiên Hoàng, có chú giải tiếng Việt, tiếng Anh; Không gian gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm-nơi đọng lại ký ức trăm năm với hơn 60 gian hàng được thiết kế gắn với những thân thuộc của phố phường Hà Nội, được sắp đặt trên trục đường Đinh Tiên Hoàng, sân trước tượng đài Lý Thái Tổ, phố Lê Thạch, nhằm quảng bá và giới thiệu sản phẩm của các nhà thiết kế, các thương hiệu áo dài 3 miền Bắc- Trung-Nam.

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại ‘Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2023’ - Ảnh 3.

Phần trình diễn các bộ sưu tập áo dài của các nhà thiết kế nổi tham gia Lễ hội. Ảnh: VGP/TL

Ngoài ra, còn có Không gian triển lãm và trưng bày áo dài được bố trí tại khu vực sân tam cấp tượng đài vua Lý Thái Tổ với không gian đặt để của các khối bố cục, là sự kết hợp của hoa, khung dệt và bộ sưu tập của các nhà thiết kế, các thương hiệu áo dài. Không gian triển lãm sẽ là điểm đến check in tuyệt vời và không gian thưởng lãm những bộ trình diễn áo dài cho người dân và du khách đến tham quan Lễ hội.

Không gian thông tin, quảng bá, giới thiệu các tour, tuyến, sản phẩm, dịch vụ du lịch. Đây là khu các gian hàng thông tin, quảng bá của các doanh nghiệp hàng không, lữ hành, khách sạn, điểm đến...Tại đây, các doanh nghiệp giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ du lịch, tour, tuyến và các chính sách ưu đãi, khuyến mại nhằm chuyển tới du khách những sản phẩm hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu thị hiếu và giá cả hợp lý nhất.

Đặc biệt, hoạt động Con đường áo dài cộng đồng "Dạo bước hồ Gươm"-nơi nét duyên áo dài hội ngộ lịch sử nghìn năm văn hiến Hà Thành. Đây là một điểm khác biệt và độc đáo nhất của Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm nay. Trên con đường Đinh Tiên Hoàng in dấu thời gian, bên cạnh hồ Gươm thơ mộng, con đường áo dài cộng đồng tái hiện một phần không gian văn hóa-lịch sử của những biểu tượng ngàn năm của Thủ đô như: những mô hình làng nghề, sen hồ Tây, chùa Một Cột, Hoàng thành Thăng Long, Ô Quan Chưởng...

Đến với lễ hội, cùng với trang phục áo dài, nhân dân Thủ đô và khách tham quan sẽ được dịp "xuyên không" về với những dấu son huy hoàng của lịch sử Thăng Long nghìn năm văn hiến và cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp lịch sử của tà áo dài. Có thể nói, Con đường áo dài cộng đồng "Dạo bước hồ Gươm" là món quà đặc biệt của mùa thu mà chương trình dành riêng tặng những người yêu áo dài, nhân dân thủ đô và du khách…

Một trong những điểm nhấn là chương trình biểu diễn nghệ thuật, đồng diễn và diễu hành áo dài của Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội. Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương cho biết, lễ diễu hành và đồng diễn áo dài sẽ có sự tham gia của 1.000 người đến từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân, trong đó sẽ có đại diện của khoảng 50 gia đình tiêu biểu của Hà Nội.

Trong khuôn khổ lễ hội còn có tọa đàm "Định hướng và phát triển áo dài trong cộng đồng và kết nối du lịch" diễn ra vào ngày 29/10/2023; chương trình nghệ thuật âm nhạc "Nhịp phố" cùng các hoạt động bên lề khác.

"Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2023 là hoạt động tiếp tục quảng bá hình ảnh du lịch Thủ đô "Điểm đến an toàn-thân thiện-chất lượng-hấp dẫn", hứa hẹn là hoạt động động hấp dẫn, đặc sắc, thu hút đông đảo người dân, du khách trong nước và bạn bè quốc tế, dần định vị là hoạt động thường niên của du lịch Thủ đô", Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Nguyễn Hồng Minh nhấn mạnh.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xuất cấp lương thực, vật tư, hóa chất khử khuẩn cho địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

Xuất cấp lương thực, vật tư, hóa chất khử khuẩn cho địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 15/9/2024, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký các quyết định xuất cấp lương thực, vật tư, trang thiết bị, hóa chất khử khuẩn từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Tập trung cao độ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Tập trung cao độ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Tại Nghị quyết 128/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ yêu cầu tiếp tục ưu tiên tối đa cho thúc đẩy tăng trưởng, tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3; điều tiết sản xuất, ổn định cung cầu các mặt hàng, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng...
Bộ Tài chính đề nghị đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi

Bộ Tài chính đề nghị đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi

Ngày 13/9, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc ký công điện số 03/CĐ-BTC gửi các cơ quan ban ngành, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị, tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính đề nghị đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi.
21 tỉnh, thành phố cần tổ chức ứng trực đê suốt ngày đêm

21 tỉnh, thành phố cần tổ chức ứng trực đê suốt ngày đêm

Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNT vừa có văn bản gửi 21 tỉnh thành phố về việc đảm bảo an toàn chống lũ của đê trong quá trình vận hành các trạm bơm tiêu.
Thủ tướng: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Thủ tướng: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Đã khôi phục vận hành được 1.499 đường dây trung áp bị sự cố do ảnh hưởng bão

Đã khôi phục vận hành được 1.499 đường dây trung áp bị sự cố do ảnh hưởng bão

Tính đến sáng ngày 13/9 đã khôi phục vận hành được 1.499/1.678 đường dây trung áp bị sự cố do ảnh hưởng bão. Tính đến sáng 12/9 đã khôi phục cung cấp điện được cho gần 5,63 triệu khách hàng trên tổng số khoảng 6,1 triệu khách hàng bị ảnh hưởng do bão và lũ lụt (tương ứng với tỷ lệ hơn 92%).
Rút báo động 2 trên sông Hồng và sông Đuống

Rút báo động 2 trên sông Hồng và sông Đuống

Ban Chỉ huy Phòng chống thương tích và Tìm kiếm cứu nạn TP. Hà Nội lệnh rút báo động 2 trên sông Hồng tại 7 quận và 3 huyện; rút báo động 2 trên sông Đuống tại địa phận quận Long Biên và hai huyện Đông Anh, Gia Lâm.
Thủ tướng thị sát hiện trường, thăm hỏi người dân nơi lũ quét

Thủ tướng thị sát hiện trường, thăm hỏi người dân nơi lũ quét

Ngày 12/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát tình hình, thăm hỏi đời sống người dân, kiểm tra, động viên các lực lượng đang làm nhiệm vụ ứng phó mưa lũ, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, tiếp tế nhu yếu phẩm cho người dân tại Yên Bái và Lào Cai.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận