Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng

Lâu nay, mọi người luôn quan niệm "Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng". Vậy, Rằm tháng Giêng có ý nghĩa thế nào đối với người Việt?

Nguồn gốc ngày Tết Nguyên Tiêu

Rằm tháng Giêng, Tết Nguyên tiêu hay Tết Thượng nguyên là một trong 4 ngày rằm lớn trong năm của nước ta. Vào ngày này người dân thường cúng bái tổ tiên, trời đất và lên chùa, đi lễ để cầu bình an trong cuộc sống.

Cội nguồn của Tết Nguyên Tiêu được lưu truyền trong dân gian với nhiều giai thoại khác nhau. Theo chuyên gia phong thủy, Tết Nguyên Tiêu, Tết Nguyên Đán cũng như nhiều ngày Tết khác của người Việt, đều có sự ảnh hưởng từ các tích truyện của Trung Quốc. Khi về đến Việt Nam, qua sự tiếp biến văn hóa, các phong tục, ngày lễ này đều có sự thay đổi ít nhiều. Tuy nhiên, cũng trong quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa, nước ta đồng thời có sự du nhập của Phật giáo, ảnh hưởng đến nhiều phương diện truyền thống, trong đó có ngày Tết Nguyên Tiêu. Nhờ sự hỗn dung văn hóa này, Tết Nguyên Tiêu cũng có ít nhiều sự biến đổi.

Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng
Mâm cơm cúng lòng thành của người Việt vào ngày Rằm tháng Giêng

Theo website Thư viện gia đình phật tử có nói kỹ hơn như sau: Ngày rằm tháng Giêng ở Việt Nam ngày càng xa dần điển tích nguyên thủy và sinh hoạt của Trung Hoa mà hòa nhập vào sinh hoạt Phật Giáo. Dù kinh điển Phật không nói đến ngày rằm tháng Giêng nhưng trong đại đa số dân chúng (truyền thống Tam Giáo: Phật – Khổng – Lão) thì đây là dịp lên chùa lạy Phật, cúng sao giải hạn, ước nguyện điềm lành. Còn với Phật Tử thuần thành thì ngày rằm đầu năm mới để lễ bái chư Phật, Bồ-tát, cúng dường Tăng Ni, phóng sanh, làm những việc phước thiện nhằm cầu nguyện cho gia đình, cho cộng đồng tha nhân, cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, chúng sanh an lạc.

Với những người theo đạo Phật, thật ra rằm tháng Giêng tuy không phải là lễ quan trọng của Phật Giáo so với rằm tháng tư (lễ Phật Đản) và rằm tháng bảy (lễ Vu Lan), nhưng trùng hợp với lễ Thượng Nguyên và tết Nguyên Tiêu trong dân gian, lại thêm cái không khí vui xuân còn đậm đà của ngày rằm đầu tiên cho năm mới, thời điểm thích hợp nhất để cầu nguyện an lành cho cả năm, cho nên giới Phật Tử cũng như dân chúng đi chùa lễ Phật rất đông đảo. Do tính chất hòa nhập lan tỏa như vậy nên đã từ rất lâu trong dân gian hình thành câu thành ngữ quen thuộc: Cúng cả năm không bằng rằm tháng giêng.

Như vậy, có thể nói rằng quan niệm “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng” là hệ quả xuất phát từ quan niệm coi trọng những cái đầu tiên của người Việt. Sau đó, qua quá trình tiếp thu và dung hòa các nền văn hóa, tôn giáo, ngày rằm tháng Giêng lại được gắn thêm các ý nghĩa mới nên càng quan trọng. Mặt khác đặt trong hoàn cảnh tháng Giêng là tháng ăn chơi, với dư âm của dịp tết cho nên ý nghĩa của nó lại càng được người dân chú trọng đề cao.

Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng trong tâm thức người Việt

Theo truyền thống Phật giáo, ngày Rằm tháng Giêng là ngày trọng đại và vô cùng đặc sắc, mang ý nghĩa rất lớn. Vào ngày này, dân chúng lên chùa cúng dâng sao giải hạn với mong muốn giải trừ tai ách, cầu nguyện an lành. Chính vì vậy mà vào Rằm tháng Giêng, nhiều chùa lập đàn, tụng niệm và hồi hướng công đức đầu năm, mong cầu phát sinh an lành, hạnh phúc.

Từ nghi thức Phật giáo này kết hợp thêm với tục thờ cúng tổ tiên của người Việt, từ đó, không gian thờ cúng của ngày Rằm tháng Giêng càng mang nhiều ý nghĩa hơn.

Bên cạnh đó, Rằm tháng Giêng đánh dấu sự kết thúc tháng "ăn chơi" của người nông dân để bắt tay chuẩn bị một vụ mùa mới. Trước khi xuống đồng, người dân làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Bởi vậy, từ lâu nay, mọi người luôn quan niệm "Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng".

Cũng theo quan niệm xưa, cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính Rằm, giờ Ngọ (từ 11h trưa đến 1h chiều) là thời điểm tốt nhất. Mọi người tin rằng, đây là khung giờ thần Phật giáng thế, sẽ chứng nghiệm cho lòng thành của gia chủ.

Tuy nhiên, nếu không sắp xếp được thời gian trên, gia chủ có thể làm lễ cúng trong khoảng thời gian từ sáng ngày 14 tháng Giêng đến trước 19h ngày 15 tháng Giêng.

Lưu ý khi cúng Rằm tháng Giêng

Dọn dẹp ban thờ: Trước khi tiến hành cúng, gia chủ cần phải dọn dẹp ban thờ tỉ mỉ, cẩn thận. Khi làm việc này gia chủ chú ý không nên xê dịch bát hương. Trước khi lau dọn cần thắp một nén nhang xin tổ tiên về việc sẽ lau dọn bàn thờ để cúng Rằm.

Nên thắp hương theo số lẻ: Khi thắp hương, người dân thường thắp theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Chỉ nên thắp từ 1 đến 3 nén hương trên mỗi bát hương.

Không dùng hoa quả giả: Nên mua hoa tươi để dâng trên ban thờ. Hoa để dâng ban thờ thường là hoa cúc vàng, cúc vạn thọ, huệ trắng.

Gia chủ khi tiến hành cúng cần phải ăn mặc trang phục chỉnh tề, khi khấn cần thành tâm, không cười nói.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ngăn chặn buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật qua biên giới

Ngăn chặn buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật qua biên giới

Lợi dụng tuyến biên giới, các đối tượng buôn lậu, vận chuyển trâu bò qua biên giới Campuchia vào Đồng Tháp. Để ngăn chặn tình trạng này, thời gian qua các phòng nghiệp vụ và Công an huyện, thành phố biên giới, tỉnh Đồng Tháp tăng cường công tác đấu tranh, ngăn chặn.
Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, lực lượng QLTT "lên dây cót"

Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, lực lượng QLTT "lên dây cót"

Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh vừa ký ban hành Kế hoạch số 13/KH-TCQLTT ngày 22 tháng 10 năm 2024 về việc triển khai thực hiện cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng cấm qua đường hàng không

Tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng cấm qua đường hàng không

Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) vừa có văn bản gửi các đơn vị có liên quan liên quan trong ngành hàng không về tăng cường công tác về phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng cấm qua đường hàng không liên quan đến nhân viên hàng không.
Xử lý, ngăn chặn tên miền quốc tế vi phạm, lừa đảo trên Internet Việt Nam

Xử lý, ngăn chặn tên miền quốc tế vi phạm, lừa đảo trên Internet Việt Nam

Nhằm tăng cường triển khai các giải pháp xử lý kịp thời các lừa đảo, vi phạm sử dụng tên miền, tên miền quốc tế, ngày 21/10/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phê duyệt "Kế hoạch tăng cường công tác quản lý, giảm thiểu lạm dụng tên miền để vi phạm pháp luật", ban hành kèm Quyết định số 1811/QĐ-BTTTT.
Triệt phá đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy, giấu trong thức ăn cho chó, mèo

Triệt phá đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy, giấu trong thức ăn cho chó, mèo

Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Hà Nội đã hoàn tất quá trình điều tra và kết luận điều tra vụ án vận chuyển trái phép chất ma túy từ Cộng hòa Séc về Việt Nam.
Lực lượng QLTT tham gia tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá cho học sinh

Lực lượng QLTT tham gia tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá cho học sinh

Các buổi tuyên truyền này đã góp phần đáng kể nhằm nâng cao nhận thức cho các em học sinh về thuốc lá điện tử, thuốc lá thế hệ mới và tác hại của nó đối với sức khỏe con người.
Thu giữ gần 9.500kg xyanua sau hơn một tháng truy quét

Thu giữ gần 9.500kg xyanua sau hơn một tháng truy quét

Ngày 22/10, Công an TP Hồ Minh thông tin về kết quả đạt được sau hơn 1 tháng triển khai Kế hoạch “Tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn”.
Lực lượng QLTT chuyển hồ sơ nhiều vụ việc có dấu hiệu tội phạm đến cơ quan cảnh sát điều tra

Lực lượng QLTT chuyển hồ sơ nhiều vụ việc có dấu hiệu tội phạm đến cơ quan cảnh sát điều tra

Thời gian qua, lực lượng chức năng liên tiếp phát hiện, thu giữ nhiều vụ việc hàng hoá có dấu hiệu là hàng giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng. Trong đó, nhiều vụ việc có dấu hiệu tội phạm đã được lực lượng QLTT chuyển đến cơ quan cảnh sát điều tra.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận