Lực lượng Quản lý thị trường sau 05 năm tổ chức hoạt động theo hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến địa phương

Ngày 12/10/2018, Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục QLTT chính thức có hiệu lực. Đây là dấu mốc quan trọng, mở ra trang mới: Lực lượng QLTT được tổ chức theo hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành theo nguyên tắc tập trung thống nhất.

Từ đây, lực lượng QLTT đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh cả về quy mô cũng như chất lượng hoạt động, thể hiện được vai trò nòng cốt, chủ công của một lực lượng chính quy chuyên nghiệp và hiện đại trong công tác phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại… nhiều vụ việc vi phạm phức tạp, quy mô lớn có tính chất liên tỉnh đã được phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời; đã xử lý được nhiều điểm nóng, đường dây, ổ nhóm về hàng giả, hàng lậu lớn mà trước đây chưa làm được.

Lực lượng Quản lý thị trường sau 05 năm tổ chức hoạt động theo hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến địa phương

5 năm chuyển mình…

Ngay khi được thành lập (ngày 12/10/2018), Tổng cục QLTT đã bắt tay vào khắc phục một số bất cập của mô hình tổ chức cũ bị phân tán, cắt khúc theo vùng, lãnh thổ. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng QLTT theo đó đã được triển khai đồng bộ, kịp thời, thống nhất từ Trung ương đến các địa phương.

Tổng cục QLTT đã tham mưu cho Bộ Công Thương ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về công tác kiểm tra, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ - thương mại trên thị trường, đặc biệt vào các năm 2019, 2020, 2021 khi mà đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hay vào năm 2022 khi mặt hàng xăng dầu có nhiều diễn biến bất thường. Bình quân mỗi năm Tổng cục đã ban hành gần 200 văn bản chỉ đạo, điều hành lực lượng xây dựng và triển khai các phương án, kế hoạch kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm, làm tốt công tác quản lý địa bàn, chú trọng kiểm tra, xử lý các vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận xã hội; đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ đối với hàng nhập lậu, hàng giả, hàng gian lận thương mại, kém chất lượng, công tác niêm yết giá bán và bán đúng giá niêm yết, các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để đầu cơ, găm hàng hoặc lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa bất hợp lý, đặc biệt là đối với mặt hàng xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, thực phẩm, trang thiết bị y tế.

Qua 05 năm hoạt động theo mô hình ngành dọc, công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng QLTT đã được phát huy hiệu quả vượt bậc, với nhiều chuyển biến tích cực, lan tỏa đến đời sống kinh tế xã hội nói chung và công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nói riêng, thể hiện trên một số khía cạnh:

Về hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm được chỉ đạo, tổ chức thực hiện tập trung, xuyên suốt, thống nhất trên cả nước; tình trạng manh mún, cắt khúc, thiếu đồng bộ trong công tác đấu tranh phòng, chống và xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại giữa các địa phương đã được khắc phục. Kết quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên phạm vi toàn quốc được đẩy mạnh theo hướng toàn diện, hiệu quả; những diễn biến đột xuất, phức tạp của thị trường phát sinh trong các thời điểm, tại các địa bàn khác nhau trên cả nước đã được chỉ đạo giải quyết nhanh chóng, kịp thời.

Về hoạt động thu thập thông tin, giám sát, thẩm tra, xác minh, phối hợp, huy động lực lượng tập trung triệt phá các đường dây, ổ nhóm vi phạm pháp luật có tổ chức với phương thức hoạt động tinh vi diễn ra trên nhiều địa bàn trên toàn quốc có những chuyển biến rõ nét. Công tác phối hợp giữa các cơ quan, lực lượng có chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường tại Việt Nam và với các nước, đặc biệt là các nước có chung biên giới, trong việc chia sẻ thông tin, hỗ trợ xác minh đối tượng, xác định phương thức, thủ đoạn hoạt động... được tăng cường. Chất lượng, hiệu quả công tác dự báo tình hình, xây dựng kế hoạch, tổ chức lực lượng triển khai kiểm tra, ngăn chặn, xử lý vi phạm được nâng cao gắn với việc ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ.

Lực lượng Quản lý thị trường sau 05 năm tổ chức hoạt động theo hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến địa phương

Những chuyển biến tích cực theo hướng chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại và minh bạch trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, đặc biệt là trong giai đoạn 2018-2023 đã nâng cao vị thế, vai trò, hình ảnh của lực lượng QLTT trong con mắt người dân, cộng đồng doanh nghiệp và xã hội; niềm tin và sự kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp và Chính phủ vào lực lượng QLTT với tư cách là một trong những lực lượng chủ công trong công tác đấu tranh phòng, chống và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước đã cơ bản được đáp ứng.

Và những kết quả nổi bật...

Có thể thấy, với sức mạnh của mô hình mới, Tổng cục QLTT đã tập trung xử lý những điểm nóng, đường dây, ổ nhóm sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng lậu lớn mà trước đây chưa làm được. Nhiều vụ việc điển hình về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại các địa phương được triệt phá như: 02 Trung tâm thương mại bán hàng giả tại Móng Cái, Quảng Ninh; kiểm tra, xử lý các điểm nóng về sản xuất và kinh doanh hàng giả tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất, các kho, cửa hàng bán hàng giả, hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng thế giới, gian lận xuất xứ hàng hóa "made in Việt Nam"; vụ việc kiểm tra, xử lý 3.108 chai rượu nhập lậu tại tỉnh Quảng Bình; vụ việc 02 xe container chứa hàng tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ tại Hà Nội ngày 30/12/2019; chuyển Cơ quan điều tra xem xét xử lý 03 vụ việc liên quan đến vi phạm về C/O tại các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương và Vĩnh Phúc....

Ngoài ra, lực lượng QLTT đã phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức kiểm tra, xử lý nhiều vụ việc lớn, nổi cộm, tấn công, triệt phá các đường dây ổ nhóm như: xử lý tổng kho buôn lậu hơn 10.000m2 tại 145 Hoàng Diệu, thành phố Lào Cai; kiểm tra tạm giữ hàng chục nghìn xuất bản phẩm và sách giáo khoa không rõ nguồn gốc tại Hà Nội; thu giữ 36.000 viên hồng phiến và 04 kg ma tuý tổng hợp tại Hà Tĩnh; phát hiện gần 1 triệu khẩu trang y tế do Việt Nam sản xuất không hóa đơn, chứng từ tại Quảng Bình; kiểm tra xưởng sản xuất 2.000m2 sản xuất khẩu trang và gia công găng tay cao su có dấu hiệu đã qua sử dụng với số lượng lớn tại Hòa Bình; tổ chức kiểm tra, xử lý các điểm nóng và kinh doanh hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Trung tâm thương mại Sài Gòn Square, chợ Bến Thành (TP. Hồ Chí Minh), chợ Ninh Hiệp - huyện Gia Lâm, quận Hoàn Kiếm (thành phố Hà Nội), phát hiện 24 tấn nội tạng lợn bị nhiễm vi khuẩn dịch tả lợn Châu Phi tại Hải Phòng; phát hiện tụ điểm phân loại, sơ chế găng tay y tế tại tỉnh Bình Dương...

Nhiều vụ việc điển hình vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại tại các địa phương như TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Lạng Sơn, Quảng Ninh, An Giang, Bình Dương, Hà Tĩnh, Thanh Hóa... đã được lực lượng QLTT phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật như: tấn công, triệt phá kho hàng 13.726 cái túi xách, ví các loại có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu của Hermes, Gucci, LV, Yves Saint Laurent, Dior tại Nam Định; kiểm tra, xử lý 08 kho hàng, cơ sở kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ tại TP. Hà Nội...

Lực lượng Quản lý thị trường sau 05 năm tổ chức hoạt động theo hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến địa phương

Bên cạnh đó, một số vụ việc đã chuyển cơ quan công an, như: tạm giữ trên 4 triệu sản phẩm hàng hóa có dấu hiệu giả mạo, trị giá trên 17 tỷ đồng tại Bắc Ninh; vụ việc 21 bãi than có dấu hiệu vi phạm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ; kiểm tra, phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm đối với lô hàng tấm tế bào quang điện có số lượng và giá trị ước tính tổng trị giá hàng hóa khoảng 96 tỷ đồng tại Bắc Giang; kiểm tra, phát hiện vụ việc vận chuyển 4.500 kg sản phẩm động vật (nầm lợn) không rõ nguồn gốc, xuất xứ có giá trị 810 triệu đồng tại Hà Tĩnh…

Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, bên cạnh những thuận lợi, lực lượng QLTT cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhiệm vụ đặt ra cho lực lượng QLTT thời gia tới cũng hết sức nặng nề. Do vậy, lực lượng QLTT cần tiếp tục bám sát sự chỉ đạo, lãnh đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ trưởng Bộ Công Thương, cấp ủy, chính quyền địa phương; chủ động phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường; kịp thời phát hiện, xử lý những vấn đề phát sinh nổi cộm trên thị trường. Cùng với đó, lực lượng QLLT cần chú trọng xây dựng đội ngũ công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức để hướng tới xây dựng đội ngũ công chức QLTT ngày càng chuyên nghiệp và hiện đại.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tìm giải pháp siết chặt quản lý thị trường vàng

Tìm giải pháp siết chặt quản lý thị trường vàng

Ngày 12/5, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà có buổi làm việc với Phó Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Dũng cùng các đơn vị Cục Quản lý thị trường, Công an thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác phối hợp quản lý thị trường vàng.
Mua bán vàng phải có hoá đơn điện tử

Mua bán vàng phải có hoá đơn điện tử

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với thị trường vàng theo đúng quy định pháp luật.
Đã rà soát các trường hợp phản ánh về giá vé máy bay

Đã rà soát các trường hợp phản ánh về giá vé máy bay

Cục Hàng không đã nhận được 11 thông tin phản ánh của hành khách (gửi thư điện tử) về việc mua vé giá cao. Ngay khi tiếp nhận thông tin, Cục đã chỉ đạo các phòng chức năng rà soát, kiểm tra giá vé theo thông tin hành khách cung cấp.
Thanh tra ngay thị trường vàng

Thanh tra ngay thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng.
Hà Nội dự kiến mở rộng đường Láng, giảm áp lực giao thông nút Ngã Tư Sở

Hà Nội dự kiến mở rộng đường Láng, giảm áp lực giao thông nút Ngã Tư Sở

Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa báo cáo UBND thành phố Hà Nội về việc triển khai lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi một số dự án giao thông sắp xây dựng. Trong đó, đề xuất mở rộng đường Láng lên 53,5m và xây đường trên cao đoạn Ngã Tư Sở-Cầu Giấy.
Hà Nội sẽ tặng mỗi hộ gia đình 1 lá cờ Tổ quốc

Hà Nội sẽ tặng mỗi hộ gia đình 1 lá cờ Tổ quốc

TP. Hà Nội sẽ tặng mỗi hộ gia đình 1 lá cờ Tổ quốc nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Cảng container quốc tế Cái Mép chính thức được phép đón 'siêu' tàu container

Cảng container quốc tế Cái Mép chính thức được phép đón 'siêu' tàu container

Bộ GTVT chấp thuận cho cảng container quốc tế Cái Mép (CMIT) tiếp nhận tàu container có trọng tải đến 214.121 DWT giảm tải.
Hà Nội bắt ‘tú ông’ quản lý đường dây 300 gái mại dâm qua mạng internet

Hà Nội bắt ‘tú ông’ quản lý đường dây 300 gái mại dâm qua mạng internet

Công an quận Cầu Giấy, TP Hà Nội vừa triệt phá đường dây môi giới mại dâm thông qua hàng loạt web khiêu dâm do đối tượng Hoàng Duy Hưng (SN 1990; HKTT: thị trấn Sơn Dương, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) cầm đầu.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận