Nguồn cung xăng dầu trong nước được đảm bảo trong suốt Tết Nguyên đán

Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, nguồn cung hàng hóa dồi dào, bình ổn giá. Đặc biệt, nguồn cung xăng dầu được đảm bảo, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong suốt dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Thị trường Tết bình ổn, nguồn cung hàng hóa dồi dào

Vụ Thị trường trong nước đánh giá, thị trường các mặt hàng phục vụ Tết năm nay khá đa dạng, phong phú, tuy nhiên, người dân, người lao động có xu hướng chi tiêu cẩn trọng hơn, tiết giảm những chi phí không cần thiết. Sức mua tăng trong những ngày cận Tết và chủ yếu tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày và trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Trong vài tuần cận Tết, nhiều chương trình khuyến mại giảm giá liên tục được các doanh nghiệp áp dụng để cạnh tranh và thu hút nhu cầu mua sắm cuối năm. Mặt bằng giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thủy hải sản, rau củ quả... trong những ngày cận Tết tăng theo quy luật thị trường, mức tăng không quá cao và giá nhiều mặt hàng vẫn ở mức tương đương so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường cam kết bán giá ổn định trong thời gian trước, trong và sau Tết.

Với sự phát triển của hệ thống phân phối hiện đại, tại các thành phố lớn, xu hướng mua sắm Tết của người dân đến các trung tâm thương mại, siêu thị ngày càng nhiều do mặt hàng đa dạng, chất lượng tốt, giá cả ổn định, nhiều sự lựa chọn. Tại các chợ dân sinh, hoạt động mua bán cũng khá tấp nập, chủ yếu tập trung vào các mặt hàng thực phẩm tươi sống, hoa, trái cây, đồ thờ cúng.

Ngoài ra, trong dịp Tết Nguyên đán, tại hầu hết các địa phương đều tổ chức các chợ hoa Tết, Hội chợ Xuân... cũng là các địa điểm thu hút đông người tiêu dùng đến tham quan và mua sắm. Hàng hóa tại đây cũng rất đa dạng, hình thức đẹp và được tổ chức vào những ngày cận Tết (từ ngày 25 đến sáng ngày 30 Tết) nên cũng giảm tải cho các chợ truyền thống. Bên cạnh đó, xu hướng mua sắm qua các sàn thương mại điện tử vẫn được nhiều người lựa chọn nhờ vào sự tiện lợi của loại hình này cùng với việc nhà cung cấp tung ra nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn.

Nhìn chung, Vụ Thị trường trong nước đánh giá, thị trường Tết năm nay khá bình ổn, nguồn cung hàng hóa dồi dào, công tác phục vụ Tết của nhiều siêu thị, chợ được kéo dài đến chiều ngày 30 Tết và bắt đầu phục vụ trở lại từ ngày 1-2 Tết, một số siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài đã không nghỉ Tết nên đã hạn chế tâm lý mua tích trữ của người dân. Thị trường các mặt thực phẩm những ngày từ 27-30 Tết khá sôi động, sức mua đối với các mặt hàng thực phẩm tươi sống tăng mạnh hơn nhưng do nguồn cung dồi dào, mặt bằng giá các mặt hàng này chỉ tương đương so với Tết năm trước.

Tại các siêu thị, trung tâm thương mại nhất là các đơn vị tham gia chương trình bình ổn, giá hàng hóa tương đối ổn định. Trên thị trường, hàng Việt Nam ngày càng chiếm ưu thế với chất lượng khá tốt và giá cả hợp lý, được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn. Ngày Mùng 1 Tết, hoạt động mua bán diễn ra rất ít, người dân chủ yếu đi chúc Tết, lễ chùa. Từ ngày mùng 2 Tết, sau thời gian nghỉ, một số doanh nghiệp phân phối và các hộ kinh doanh cá thể tại các chợ đã bắt đầu mở cửa khai xuân bán hàng trở lại, nhu cầu trong những ngày này chưa cao và chủ yếu tập trung vào các mặt hàng rau xanh, trái cây, thực phẩm tươi sống và các mặt hàng phục vụ việc thờ cúng.

Giá các mặt hàng thực phẩm ổn định so với những ngày sát Tết và tăng nhẹ so với ngày thường. Thị trường tương đối ổn định, không có hiện tượng mất cân đối cung cầu gây tăng giá bất thường. Từ ngày Mùng 4 Tết, hầu hết các hệ thống phân phối, chợ truyền thống đều hoạt động bình thường; giá hàng hoá tại các siêu thị không đổi so với trước Tết, giá các mặt hàng thực phẩm tại chợ cũng có xu hướng giảm trở lại về mức tương đương như ngày thường. Các loại hoa, quả vẫn giữ giá như trước Tết do nhu cầu đi lễ đầu năm.

Nguồn cung xăng dầu trong nước được đảm bảo trong suốt Tết Nguyên đán
Lực lượng QLTT kiểm tra, giám sát thị trường hàng hoá xuyên Tết

Nguồn cung xăng dầu trong nước được đảm bảo

Theo Vụ Thị trường trong nước, tại kỳ điều hành trước Tết ngày 8/2/2024, biến động giá xăng dầu trong nước cơ bản phù hợp với biến động giá xăng dầu thế giới; tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5RON92 và xăng khoáng RON95 ở mức hợp lý để khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học theo chủ trương của Chính phủ; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu duy trì, cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước trong giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Đồng thời tuân thủ quy định tại Nghị định số 80/2023/NĐ-CP, Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định: Trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với dầu madút 180CST 3.5S ở mức 300 đồng/kg, không trích lập Quỹ BOG đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95-III, dầu điêzen 0.05S và dầu hỏa. Không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95-III, dầu điêzen 0.05S, dầu hỏa, dầu madút 180CST 3.5S.

Sau khi thực hiện việc điều chỉnh mức trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường được như sau: Xăng E5RON92: không cao hơn 22.120 đồng/lít (giảm 793 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.142 đồng/lít; Xăng RON95-III: không cao hơn 23.262 đồng/lít (giảm 898 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành); Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 20.707 đồng/lít (giảm 292 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành); Dầu hỏa: không cao hơn 20.588 đồng/lít (giảm 335 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành); Dầu madút 180CST 3.5S: không cao hơn 15.598 đồng/kg (giảm 489 đồng/kg so với giá cơ sở hiện hành).

Nguồn cung xăng dầu trong nước được đảm bảo trong suốt Tết Nguyên đán

Nhằm đảm bảo cung - cầu xăng dầu trong nước, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Bộ Công Thương đã ban hành các văn bản chỉ đạo, trong đó, Bộ Công Thương đã đề nghị các doanh nghiệp bảo đảm kế hoạch sản xuất cung ứng xăng dầu; thực hiện nghiêm túc, đầy đủ tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2024 đã được phân giao và kế hoạch thực hiện tổng nguồn hàng quý đã đăng ký với Bộ Công Thương, chủ động nguồn cung xăng dầu, thực hiện việc dự trữ xăng dầu theo quy định, bảo đảm cung cấp đầy đủ xăng dầu cho thị trường trong nước trong mọi tình huống...

Nguồn cung xăng dầu trong nước được đảm bảo trong suốt Tết Nguyên đán

Ngoài ra, Bộ Công Thương đề nghị Sở Công Thương các địa phương phối hợp với các đơn vị chức năng giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu tại địa phương, giám sát thời gian bán hàng, giá bán lẻ xăng dầu của các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn; không để xảy ra tình trạng cửa hàng xăng dầu dừng bán hàng không có lý do, gây thiếu hụt, đứt gẫy nguồn cung xăng dầu cục bộ trên địa bàn... Theo đó, nguồn cung xăng dầu trong nước vẫn luôn được đảm bảo trong giai đoạn trước trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Công Thương: Người dân không cần lo lắng, tích trữ quá nhiều hàng hoá

Bộ Công Thương: Người dân không cần lo lắng, tích trữ quá nhiều hàng hoá

Tính đến 19h ngày 7/9/2024, theo báo cáo của Bộ Công Thương, tình hình cung ứng hàng hóa thiết yếu lương thực, thực phẩm, xăng dầu cơ bản đảm bảo. Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, trong đó có lực lượng Quản lý thị trường tiếp tục bám sát, cập nhật tình hình để có chỉ đạo.
Siêu thị tăng dự trữ, cung ứng dồi dào, đáp ứng nhu cầu người dân

Siêu thị tăng dự trữ, cung ứng dồi dào, đáp ứng nhu cầu người dân

Đánh giá nhu cầu mua hàng của người dân tăng cao khi mưa bão lớn, các doanh nghiệp đã chủ động tăng lượng dự trữ hàng hóa gấp 2-3 lần so với trước.
Hà Nội: Bảo đảm đủ nguồn thực phẩm thiết yếu trong mọi tình huống

Hà Nội: Bảo đảm đủ nguồn thực phẩm thiết yếu trong mọi tình huống

Sở Công Thương Hà Nội vừa ban hành văn bản số 4300/SCT-KHTCTH yêu cầu các đơn vị liên quan có phương án bảo đảm an toàn trong cung ứng, sử dụng điện cũng như cung ứng hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu.
Bộ Công Thương triển khai công tác ứng phó bão số 3 với phương châm “04 tại chỗ”

Bộ Công Thương triển khai công tác ứng phó bão số 3 với phương châm “04 tại chỗ”

Thực hiện Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 5/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ, để chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của siêu bão Yagi, sáng ngày 6/9/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp với Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia NSMO cùng các đơn vị về các công tác phòng chống bão.
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa trên địa bàn một số địa phương phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão số 3 năm 2024

Bảo đảm nguồn cung hàng hóa trên địa bàn một số địa phương phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão số 3 năm 2024

Bộ Công Thương yêu cầu các Sở Công Thương: Chỉ đạo các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa trên địa bàn triển khai tốt kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu; rà soát các khu vực có nguy cơ bị chia cắt do mưa, lũ để có phướng án cụ thể đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu nhất là lương thực, thực phẩm, nước uống cho người dân tại khu vực bị ảnh hưởng.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ở 61 địa phương trên cả nước

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ở 61 địa phương trên cả nước

Theo Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê, so với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 8 tháng qua tăng 8,6% và tăng ở 61 địa phương.
Xuất nhập khẩu hàng hoá 8 tháng đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7%

Xuất nhập khẩu hàng hoá 8 tháng đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7%

Số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong tháng 8, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 70,65 tỷ USD, tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước.
Chung tay thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử các tỉnh vùng Tây Nguyên

Chung tay thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử các tỉnh vùng Tây Nguyên

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương vừa phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Gia Lai tổ chức “Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử (TMĐT) các tỉnh vùng Tây Nguyên” tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận