Nhận diện hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ tại thị trường Việt Nam từ góc nhìn các doanh nghiệp Hàn Quốc

Sáng 10/10/2023 tại Hà Nội, Cơ quan Xúc tiến Thương mại - Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị “thực trạng và giải pháp nhận diện hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ từ góc nhìn các doanh nghiệp Hàn Quốc 2023”. Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh tham dự và phát biểu hội nghị.

Tham dự sự kiện còn có Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT Nguyễn Thanh Bình, Chánh Văn phòng Tổng cục Nguyễn Minh Phương, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp - Kế hoạch - Tài chính Vũ Thị Minh Ngọc, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ QLTT Nguyễn Đức Lê cùng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) và các doanh nghiệp Việt Nam... Về phía đối tác Hàn Quốc có sự hiện diện của ông Kwon Ki Man, Tham tán Thương mại, Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh; Ông Lee Hee Sang, Chủ tịch KOTRA - Khu vực Đông Nam Á và Châu Đại Dương; Ông Jeong Joon Kyu, Tổng Giám đốc KOTRA tại Thành phố Hồ Chí Minh cùng đại diện các doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động tại thị trường Việt Nam.

Chống hàng giả là cuộc chiến bền bỉ, lâu dài

Nhận diện hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ tại thị trường Việt Nam từ góc nhìn các doanh nghiệp Hàn Quốc
Toàn cảnh hội nghị sáng ngày 10/10/2023

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Lee Hee Sang, Chủ tịch KOTRA - Khu vực Đông Nam Á và Châu Đại Dương gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả các đại biểu có mặt, đặc biệt là lãnh đạo Tổng cục QLTT. Ông cho rằng, để thực hiện được các cuộc làm việc, trao đổi, chia sẻ hợp tác này là một nỗ lực rất lớn từ nhiều phía, trong đó vai trò vô cùng quan trọng của Tổng cục QLTT.

Theo ông, Hội nghị được tổ chức hằng năm nhưng mỗi năm lại gắn với một chủ đề, với một ý nghĩa, giá trị riêng nhất là trong bối cảnh sự hiện diện của doanh nghiệp Hàn Quốc ngày càng nhiều ở thị trường Việt Nam.

Thời gian qua, hàng hóa Hàn Quốc đã thâm nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường Việt Nam, với các thương hiệu uy tín, mẫu mã đa dạng và chiếm được cảm tình của đông đảo người tiêu dùng Việt Nam. “Thế nhưng, có một thực tế, các sản phẩm Hàn Quốc càng được người Việt Nam yêu mến tin dùng thì đi kèm với đó cũng là vấn nạn hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng càng trở nên nghiêm trọng và nhức nhối hơn…”, ông Lee Hee Sang một lần nữa nhấn mạnh: Hội nghị lần này vô cùng có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc, khi mà hiện nay hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ ngày càng diễn biến trầm trọng và tinh vi. “Tôi hy vọng hội nghị lần này sẽ hữu ích cho doanh nghiệp, hợp tác tích cực, môi trường thuận lợi và tốt cho người tiêu dùng Việt Nam”, ông Lee Hee Sang bày tỏ.

Nhận diện hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ tại thị trường Việt Nam từ góc nhìn các doanh nghiệp Hàn Quốc

Phát biểu tại Hội nghị, Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh thẳng thắn nhìn nhận thực trạng kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên thị trường hiện nay là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội. Hệ lụy tiêu cực mà nó mang lại ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, của chủ thể quyền đang được bảo hộ tại Việt Nam có sản phẩm bị làm giả, khiến người tiêu dùng hiểu lầm, làm giảm uy tín của các nhà sản xuất, kinh doanh chân chính. Điều nguy hiểm là nó làm xói mòn niềm tin của các nhà đầu tư FDI vào Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư nhiều nhất vào thị trường Việt Nam. Do vậy, đấu tranh phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp, lâu dài, đòi hỏi sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các lực lượng chức năng và sự tham gia tích cực của toàn xã hội”, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh nhấn mạnh.

Nhận diện hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ tại thị trường Việt Nam từ góc nhìn các doanh nghiệp Hàn Quốc
Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh phát biểu hội nghị

Thời gian qua, các lực lượng thực thi pháp luật đã triển khai nhiều biện pháp, xây dựng nhiều kế hoạch kiểm tra, kiểm soát chống các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả và gian lận thương mại, bước đầu thu được các kết quả khả quan và dần trở thành lực lượng quan trọng trong công tác chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên thị trường nội địa.

Theo thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2023, lực lượng QLTT đã kiểm tra xử lý hơn 9.000 vụ việc vi phạm SHTT, xử phạt hành chính và thu về cho nhà nước gần 4 triệu đôla Mỹ. Điều này một lần nữa cho thấy vấn nạn hàng giả, hàng vi phạm SHTT chưa khi nào hết nóng ở Việt Nam, nhất là khi các sản phẩm hàng hoá của Hàn Quốc đang ngày càng được người tiêu dùng khắp các tỉnh thành trong cả nước ưa chộng tin dùng, đặc biệt là các mặt hàng như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, quần áo, giày dép, trái cây, thực phẩm…

Tổng Cục trưởng Trần Hữu Lĩnh dẫn chứng, hai tuần trước, lực lượng QLTT đã tiến hành kiểm tra và thu giữ 03 thùng lê được gắn nhãn mác Hàn Quốc nhưng thực chất là hàng Trung Quốc. Các đối tượng thiết kế tem mác ngày càng tinh vi hơn, giống với nhãn mác lê Hàn để khiến người tiêu dùng bị nhầm lẫn. Không chỉ bày bán tại cửa hàng, lê Hàn Quốc bị giả mạo xuất xứ còn đang được rao bán trên mạng Facebook hay các sàn thương mại điện tử. Đây thực sự là một thách thức trong công tác kiểm soát của cơ quan quản lý thị trường, vì việc giao dịch mua bán đều diễn ra qua mạng.

Theo Tổng Cục trưởng, công tác đấu tranh phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã đạt được một số kết quả nhất định; tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như: phương thức thủ đoạn sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng phức tạp, tinh vi; cơ chế thực thi còn chồng chéo, chưa đồng bộ; nguồn lực còn hạn chế; nhận thức của các tổ chức, cá nhân chưa được nâng cao…, thì còn kể đến nguyên nhân về sự phối hợp chưa đồng bộ, chặt chẽ giữa doanh nghiệp và cơ quan thực thi pháp luật.

Việc kiểm tra, xử lý của các lực lượng thực thi gặp không ít khó khăn trong cách nhận biết hàng thật, hàng giả, các hàng hóa được bảo hộ là những loại nào; các hình thức gian lận mới của các đối tượng sản xuất, kinh doanh; các phương thức kinh doanh mới, sự phối hợp giữa chủ thể quyền và cơ quan kiểm tra… Việc phối hợp cung cấp cấp thông tin của doanh nghiệp chủ thể quyền đóng vai trò rất quan trọng trong công tác chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. “Chúng tôi cam kết trong thời gian tới sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát địa bàn hiệu quả; phối hợp tốt hơn với phía Kotra để phòng chống, đấu tranh, kiểm soát thị trường này”, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh nhấn mạnh.

Nhận diện hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ tại thị trường Việt Nam từ góc nhìn các doanh nghiệp Hàn Quốc
Các đại biểu tham dự hội nghị cùng chụp ảnh lưu niệm

Cần sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp

Hội nghị sáng 10/10/2023 có sự góp mặt của đại diện các nhà nhập khẩu, doanh nghiệp sản xuất, giới luật sư đại diện cho các nhãn hàng. Họ cùng nhau chia sẻ các kết quả nghiên cứu, điều tra, khảo sát thị trường, qua đó đưa ra các giải pháp nhằm nhận diện hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, từ góc nhìn của từng nhãn hàng, doanh nghiệp. Trong đó, Công ty xúc tiến thương mại nông thủy sản Hàn Quốc trình bày các nội dung về sự cần thiết của việc phân biệt nông sản Hàn Quốc và Trung Quốc và cách thức phân biệt hàng thật - giả.

Công ty Luật TNHH THB LAW, đại diện ủy quyền của Hyundai Mosbis tại Việt Nam trình bày các nội dung về thực tiễn thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam cũng như phương thức phân biệt hàng thật, giả mang thương hiệu Hyundai. Đại diện hãng luật KENFOX chia sẻ về “hành trình bảo vệ thương hiệu FOELLIE tại Việt Nam”.

Đại diện cho các nhãn hàng tham gia hội nghị đều có chung đều có chung nỗi trăn trở là: hầu hết các hãng có thương hiệu, có uy tín, được nhiều người tiêu dùng lựa chọn đều có nguy cơ bị làm giả, làm nhái. Hàng giả thường phổ biến ở các kênh bán hàng trực tiếp. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của hoạt động thương mại điện tử, lượng hàng bán ra trên nền tảng hiện đại này ngày càng tăng. “Chúng tôi đã nhiều lần phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường, các sàn thương mại điện tử để đóng cửa, xóa sổ những cơ sở kinh doanh hàng giả nhưng không xuể”, bà Vũ Thị Huyền, Giám đốc Công ty Luật TNHH LAW, đại diện uỷ quyền của HYUNDAI MOTIS tại Việt Nam chia sẻ.

Nhận diện hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ tại thị trường Việt Nam từ góc nhìn các doanh nghiệp Hàn Quốc
So sánh sản phẩm lê Hàn Quốc và lê giả nhãn mác trên thị trường

Bà Huyền cho biết thời gian qua, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an Quận Hai Bà Trưng và Đội QLTT số 5 đã tiến hành kiểm tra và bắt giữ hơn 8.000 sản phẩm liên quan đến nhãn hàng HYUNDAI (gồm 930 bộ lọc không khí, 850 bộ lọc khí, 390 bộ lọc dầu, 200 bộ lọc không khí, 950 bộ lọc khí HYUNDAI; 2580 gói HYUNDAI; 1.280 tem HYUNDAI MOTIS, 708 tem KIA- HYUNDAI … Cơ quan chức năng đã tiến hành khởi tố bị can đối với 2 cá nhân về tội kinh doanh hàng giả và xử phạt hành chính đối với 20 đối tượng khác có liên quan.

Tại Hội nghị, giới luật sư cũng đề xuất giải pháp ngăn chặn hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp Hàn Quốc, bên cạnh biện pháp “phòng”, các doanh nghiệp cần lưu tâm đến các giải pháp “chống”. Cụ thể, để phòng ngừa việc sản xuất hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp cần sớm đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; thường xuyên thực hiện khảo sát trực tuyến và trực tiếp thị trường. Cùng với đó, sử dụng mã QR Code hoặc bộ Tem chống giả do Bộ Công an cung cấp.

Ngoài ra, các doanh nghiệp phải chủ động, mạnh tay, phối hợp gỡ bỏ các bài đăng xâm phạm, chặn các tài khoản bán hàng giả, hàng nhái trên thương mại điện tử, mạng xã hội; chủ động cung cấp thông tin với các cơ quan chức năng liên quan để phát hiện, ngăn chặn những cơ sở sản xuất, phân phối hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ...

Nhận diện hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ tại thị trường Việt Nam từ góc nhìn các doanh nghiệp Hàn Quốc
Phó Tổng Cục trưởng Nguyễn Thanh Bình và Trưởng chi nánh aT Center HCMC(Cơ quan nhà nước trực thuộc bộ nông nghiệp Hàn Quốc) đang trao đổi cách thức nhận diện hàng thật - giả

Phát biểu kết luận hội nghị “Thực trạng và Giải pháp nhận diện hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ từ góc nhìn Hàn Quốc 2023”, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Nguyễn Thanh Bình đánh giá, với tinh thần trách nhiệm cao, các ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp Hàn Quốc tại hội nghị đều có ý nghĩa rất quan trọng, giúp các cơ quan thực thi pháp luật tại Việt Nam, trong đó có lực lượng quản lý thị trường nâng cao kỹ năng nhận diện, phân biệt hàng giả hàng thật, góp phần triển khai hiệu quả công tác quản lý thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng; nhất là trong bối cảnh các sản phẩm thương hiệu Hàn Quốc bị làm giả, làm nhái nhiều trên thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, buổi làm việc cũng đã cung cấp góc nhìn tổng quan cho các thương hiệu, doanh nghiệp Hàn Quốc về quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Theo Phó Tổng Cục trưởng Nguyễn Thanh Bình, công tác đấu tranh phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp, lâu dài, đòi hỏi sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các lực lượng chức năng và sự tham gia tích cực của toàn xã hội; trong đó có vai trò phối hợp hết sức quan trọng của các tổ chức, doanh nghiệp và các chủ thể quyền.

Tổng cục QLTT xin được bày tỏ sự tin tưởng trong thời gian tới, các cơ quan thực thi pháp luật tại Việt Nam sẽ tiếp tục nhận được sự phối hợp chặt chẽ, tích cực từ các tổ chức, doanh nghiệp, chủ thể quyền của sản phẩm, hàng hóa Hàn Quốc. Đồng thời, với vai trò là lực lượng chủ công trong công tác đấu tranh phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; Tổng cục QLTT sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng, đồng hành cùng các doanh nghiệp nhằm góp phần xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, tạo động lực cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng”, Phó Tổng Cục trưởng Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh.

Nhận diện hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ tại thị trường Việt Nam từ góc nhìn các doanh nghiệp Hàn Quốc
Tại hội nghị, các đại biểu được thăm gian trưng bày và được hướng dẫn cách nhận biết sản phẩm Hàn Quốc bị giả mạo
Nhận diện hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ tại thị trường Việt Nam từ góc nhìn các doanh nghiệp Hàn Quốc

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thanh tra ngay thị trường vàng

Thanh tra ngay thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng.
Hà Nội dự kiến mở rộng đường Láng, giảm áp lực giao thông nút Ngã Tư Sở

Hà Nội dự kiến mở rộng đường Láng, giảm áp lực giao thông nút Ngã Tư Sở

Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa báo cáo UBND thành phố Hà Nội về việc triển khai lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi một số dự án giao thông sắp xây dựng. Trong đó, đề xuất mở rộng đường Láng lên 53,5m và xây đường trên cao đoạn Ngã Tư Sở-Cầu Giấy.
Hà Nội sẽ tặng mỗi hộ gia đình 1 lá cờ Tổ quốc

Hà Nội sẽ tặng mỗi hộ gia đình 1 lá cờ Tổ quốc

TP. Hà Nội sẽ tặng mỗi hộ gia đình 1 lá cờ Tổ quốc nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Cảng container quốc tế Cái Mép chính thức được phép đón 'siêu' tàu container

Cảng container quốc tế Cái Mép chính thức được phép đón 'siêu' tàu container

Bộ GTVT chấp thuận cho cảng container quốc tế Cái Mép (CMIT) tiếp nhận tàu container có trọng tải đến 214.121 DWT giảm tải.
Hà Nội bắt ‘tú ông’ quản lý đường dây 300 gái mại dâm qua mạng internet

Hà Nội bắt ‘tú ông’ quản lý đường dây 300 gái mại dâm qua mạng internet

Công an quận Cầu Giấy, TP Hà Nội vừa triệt phá đường dây môi giới mại dâm thông qua hàng loạt web khiêu dâm do đối tượng Hoàng Duy Hưng (SN 1990; HKTT: thị trấn Sơn Dương, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) cầm đầu.
Khởi tố nhóm đối tượng mạo danh phóng viên, cộng tác viên báo chí để cưỡng đoạt tài sản

Khởi tố nhóm đối tượng mạo danh phóng viên, cộng tác viên báo chí để cưỡng đoạt tài sản

Ngày 9/5/2024, Công an tỉnh Thái Nguyên cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh vừa khởi tố đối với 08 đối tượng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”, với thủ đoạn mượn danh, mạo danh cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí để đe dọa người khác chiếm đoạt tài sản.
Khởi tố, bắt tạm giam nhân viên công ty giao hàng nhanh tham ô hơn 600 triệu đồng

Khởi tố, bắt tạm giam nhân viên công ty giao hàng nhanh tham ô hơn 600 triệu đồng

Ngày 7/5/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang (Phòng Cảnh sát kinh tế) phối hợp với Viện kiểm sát tỉnh đã tống đạt Quyết định khởi tố bị can và Lệnh bắt tạm giam đối với Lâm Văn Sel (sinh năm 1998, ngụ xã An Trạch, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) về tội tham ô tài sản quy định tại khoản 3 Điều 353 Bộ luật Hình sự.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu rà soát các Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu rà soát các Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 46/CĐ-TTg ngày 9/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát các Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận