Phát động các Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp

Ngày 25/9, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức Lễ phát động “Giải thưởng Hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng năm 2024; Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”.

Tham dự lễ phát động đại diện Bộ Công Thương, đại diện Hội VECEA; một số hội, hiệp hội, chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng; các doanh nghiệp công nghiệp, tòa nhà, đơn vị cùng đông đảo các cơ quan báo chí, truyền hình.

Ngành công nghiệp chiếm hơn 50% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc. Các khảo sát thực tế cho thấy, tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp tai Việt Nam được đánh giá vào khoảng từ 20 - 30%.

Thống kê của Bộ Công Thương, thực hiện Chương trình dán nhãn năng lượng bắt buộc từ ngày 1/7/2013, đã có trên 90% thiết bị gia dụng có dán nhãn năng lượng. Chương trình đã loại bỏ tiêu thụ bóng đèn sợi đốt, nâng hiệu suất năng lượng đối với 06 loại sản phẩm sử dụng nhiều năng lượng (Máy biến áp, điều hoà không khí, nồi cơm điện, quạt điện, đèn huỳnh quang ống, CFL).

Còn đối với các công trình xây dựng tại Việt Nam, với tỷ lệ gia tăng diện tích sàn đưa vào sử dụng hàng năm là trên 40% thì tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong các công trình xây dựng tại Việt Nam ước tính từ 30 - 35%.

Những con số trên cho thấy dư địa tiết kiệm năng lượng trong các lĩnh vực vẫn còn rất tiềm năng. Theo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, cả nước có 3.068 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm có mức tiêu thụ năng lượng từ 1.000 TOE (tấn dầu quy đổi) tương đương 6 triệu kWh điện/năm trở lên. Các doanh nghiệp này có mức tiêu thụ điện bình quân là 80 tỷ kWh/năm. Nếu các cơ sở này chỉ cần tiết kiệm tối thiểu 2% điện năng tiêu thụ/năm (theo Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 – 2025, hàng năm cả nước sẽ tiết kiệm được khoảng 1,6 tỷ kWh điện (tương đương tiết kiệm chi phí tiền điện được hơn 3.200 tỷ đồng).

Phát biểu tại lễ phát động, bà Nguyễn Thị Lâm Giang, Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) cho biết, đến nay, giải thưởng đã thu hút sự tham gia của gần 200 doanh nghiệp, 93 cá nhân với 1.080 giải pháp tiết kiệm năng lượng.

Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất đã được thực hiện 4 năm liên tiếp. Trong khuôn khổ giải thưởng, đã có trên 400 sản phẩm được công nhận và dán nhãn hiệu suất năng lượng cao nhất, 15 thương hiệu đã được Bộ Công Thương tôn vinh và ghi nhận là những thương hiệu dẫn đầuvà thực sự là những thương hiệu có sản phẩm chất lượng, tiết kiệm điện vượt trội so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Giải thưởng Hiệu quả năng lượng trong công trình xây dựng cũng đã qua 3 năm triển khai, với 103 đơn vị và 800 giải pháp tiết kiết kiệm năng lượng tham gia. Kết quả, 54 công trình thuộc hạng mục công trình xây dựng mới và công trình cải tạo đáp ứng các tiêu chí của giải thưởng đã được tôn vinh và trao giải.

Các giải thưởng Hiệu quả năng lượng được tổ chức thường niên nhằm ghi nhận, tôn vinh những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, những công trình xây dựng tiêu biểu trong việc thực hiện các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đồng thời, thúc đẩy, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện giải pháp quản lý và công nghệ tiên tiến nhằm đưa ra thị trường các sản phẩm có tính năng kỹ thuật vượt trội, hiệu suất năng lượng cao, tiết kiệm năng lượng. Các giải thưởng kỳ vọng đóng góp cho mục tiêu đạt mức tiết kiệm năng lượng từ 8 - 10% trong giai đoạn từ 2019 đến năm 2030 của Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 – 2030.

Lãnh đạo Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững cũng bày tỏ kỳ vọng , các giải thưởng năm 2024 sẽ tiếp tục thu hút nhiều doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia với nhiều công trình, sản phẩm, giải pháp được chứng nhận, góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng trong vấn đề sử dụng hiệu quả quả năng lượng. Bộ Công Thương sẽhợp tác, phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam là tổ chức chủ trì cùng các thành viên Ban giám khảo sẽ làm việc hiệu quả, công tâm, minh bạch để kết quả của giải thưởng được chuẩn xác và tin cậy nhất.

Hội đồng giám khảo các giải thưởng là các chuyên gia đại diện các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, hiệp hội ngành nghề liên quan có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực năng lượng. Hội đồng sẽ làm việc với tinh thần khách quan, công tâm, minh bạch, dựa trên các thông số kỹ thuật để thực hiện đánh giá các giải pháp, công nghệ sử dụng, thiết bị, sản phẩm đăng ký giải thưởng.

Thời gian nhận hồ sơ tham gia các giải thưởng bắt đầu từ ngày 25/9/2024 đến hết ngày 15/11/2024. Sau khi thời gian nhận hồ sơ kết thúc, Hội đồng kỹ thuật giải thưởng sẽ tiến hành đánh giá và lựa chọn các công trình, sản phẩm, doanh nghiệp đạt tiêu chí xét tặng giải thưởng. Ban tổ chức sẽ nhận hồ sơ theo cả 2 hình thức là bản giấy và bản điện tử; và tạo điều kiện hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp trong quá trình gửi hồ sơ tham dự giải thưởng. Dự kiến công bố và trao giảivào tháng 12 năm 2024.

Cũng nhân sự kiện này, Bộ Công Thương tổ chức toạ đàm “Giải pháp hiệu quả năng lượng trong công nghiệp”. Toạ đàm là dịp để các chuyên gia và doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả năng lượng trong công nghiêp. Tại toạ đàm, Bộ Công Thương chia sẻ các giải pháp kỹ thuật và tài chính cho doanh nghiệp công nghiệp triển khai các giải pháp hiệu quả năng lượng thông qua các dự án hợp tác quốc tế. Bên cạnh đó, toạ đàm cũng chia sẻ các giải pháp công nghệ nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hệ thống lạnh, động cơ và hệ thống quản lý đến từ các thương hiệu như Daikin, Toshiba, Schneineider.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ có xuất xứ từ Thái Lan, Trung Quốc

Điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ có xuất xứ từ Thái Lan, Trung Quốc

Ngày 25 tháng 9 năm 2024, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2549/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) đối với một số sản phẩm ván sợi gỗ có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được phân loại theo các mã HS 4411.12.00, 4411.13.00, 4411.14.00, 4411.92.00, 4411.93.00 và 4411.94.00 (mã vụ việc: AD21).
Trung Quốc tung gói kích thích kinh tế: Giá kim loại đồng loạt tăng mạnh

Trung Quốc tung gói kích thích kinh tế: Giá kim loại đồng loạt tăng mạnh

Kết thúc ngày giao dịch 24/9, tất cả các mặt hàng kim loại đồng loạt tăng giá nhờ sự hỗ trợ của yếu tố vĩ mô, đặc biệt là động thái kích thích kinh tế của Trung Quốc.
Cuộc họp cấp Bộ trưởng Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF)

Cuộc họp cấp Bộ trưởng Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF)

Ngày 24 tháng 9 năm 2024, tại Trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã tham dự cuộc họp cấp Bộ trưởng các nước tham gia Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF) theo hình thức trực tuyến.
Algeria ấn định giá trần cà phê và biên độ lợi nhuận đối với nhà nhập khẩu

Algeria ấn định giá trần cà phê và biên độ lợi nhuận đối với nhà nhập khẩu

Trước tình hình giá cà phê tăng cao, Chính phủ Algeria đã ban hành nghị định số 24-279 ngày 20/8/2024 quy định giá trần đối với cà phê tiêu thụ và biên độ lợi nhuận trần khi nhập khẩu cũng như phân phối, bán buôn và bán lẻ mặt hàng này trên thị trường sở tại.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Singapore tăng trưởng vượt bậc

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Singapore tăng trưởng vượt bậc

Thương vụ Việt Nam tại Singapore dẫn số liệu thống kê của Cơ quan quản lý doanh nghiệp Singapore cho biết, trong tháng 8 năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore với thế giới đạt hơn 106 tỷ SGD, tăng 3,12% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó xuất khẩu đạt hơn 55,9 tỷ SGD, tăng 4,38% và nhập khẩu hơn 50,12 tỷ SGD, tăng 1,76%.
Hội nghị Tham vấn cấp Bộ trưởng kinh tế giữa ASEAN và các đối tác

Hội nghị Tham vấn cấp Bộ trưởng kinh tế giữa ASEAN và các đối tác

Trong vai trò nước điều phối quan hệ kinh tế ASEAN – EU, tại Hội nghị tham vấn Bộ trưởng Kinh tế ASEAN – EU, Việt Nam đã trình bày báo cáo của Nhóm công tác về Thương mại và Đầu tư ASEAN-EU trong đó đáng chú ý là việc khởi động nghiên cứu chung về chính sách thương mại số, thương mại điện tử ASEAN-EU. Các Bộ trưởng đã thông qua các kiến nghị này.
Phát triển điện hạt nhân: Kinh nghiệm từ Canada

Phát triển điện hạt nhân: Kinh nghiệm từ Canada

Năng lượng hạt nhân được Chính phủ Canada coi là một cấu phần quan trọng trong chiến lược đa dạng hoá năng lượng; là nguồn năng lượng sạch và bền vững và có khả năng đảm bảo cho nhu cầu năng lượng hiện nay và tương lai của Canada.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận